Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao
Trong 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh họa.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2020, Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 9/2020 cả nước có 10,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 203,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 83 nghìn lao động, giảm 23,1% về số doanh nghiệp, giảm 29,6% về vốn đăng ký và giảm 13,8% về số lao động so với tháng trước.
Theo cơ quan này, sự sụt giảm cả về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký và số lao động là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cộng thêm tháng 9 dương trùng vào tháng 7 âm lịch.
Tính chung 9 tháng, cả nước có gần 99 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.428,5 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 777,9 nghìn lao động, giảm 3,2% về số doanh nghiệp, tăng 10,7% về vốn đăng ký và giảm 16,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 14,4 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Nếu tính cả 2.173,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 29,5 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 3.601,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 34,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,5% so với 9 tháng năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng lên 133,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm trước; 27,6 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; gần 12,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%; 36,5 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 39,6%.
Theo Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2020 cho thấy: Có 32,2% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2020 tốt hơn quý II/2020; 31,9% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 35,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.
Dự kiến quý IV/2020 so với quý III/2020, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 19% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 35,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Gần nghìn doanh nghiệp bất động sản dừng kinh doanh, thị trường sẽ ra sao?
Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất. Theo dự báo, doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp còn khó trong thời gian tới
Gần nghìn doanh nghiệp bất động sản dừng kinh doanh, thị trường sẽ ra sao?
Số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong tháng 7/2020 là 3.372 doanh nghiệp, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 4,8% so với tháng 6/2020.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm đã có gần 63.500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Tức bình quân mỗi tháng khoảng 9.060 doanh nghiệp đóng cửa, tập trung nhiều ở nhóm quy mô vốn nhỏ và mới thành lập.
Gần 33.000 doanh nghiệp trong số này đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng trên 40% so với cùng kỳ. Trong đó, một số lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 đó là kinh doanh bất động sản, với 927 doanh nghiệp, tăng 98,5%.
Trước đó, tại báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý 1/2020, ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng đã cho biết, do ảnh hưởng dịch bệnh, đến tháng 4/2020, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động, làm việc trực tiếp, còn lại làm việc trực tuyến tại nhà, một phần phải cho nghỉ.
Bên cạnh đó, có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch, nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.
Tính đến thời điểm hết quý 1/2020, cả nước ước tính còn khoảng 200 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động cầm chừng. Hầu hết các sàn chỉ duy trì bộ phận gián tiếp điều hành làm việc luân phiên trong thời gian phòng tránh dịch. Các nhân viên môi giới đều tạm ngừng làm việc, chuyển sang công việc khác theo thời vụ.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, khó khăn của thị trường không chỉ do đại dịch Covid-19 mà thật ra đã có một số trục trặc của thị trường từ năm 2019. Sau đợt giãn cách xã hội, thị trường vẫn đang tốt cho đến khi dịch bệnh tái bùng phát khiến nhiều dự án bất động sản lại phải tạm ngưng để nghe ngóng và xem xét.
Thị trường bất động sản làm sao để "thoát" khó?
Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp bất động sản sẽ đối mặt nhiều khó khăn hơn. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến vẫn phức tạp, giao dịch sẽ càng trầm lắng. Đặc biệt, khi tháng 7 âm lịch sắp đến sẽ tiếp tục tác động đến tâm lý khách hàng cũng như thị trường bất động sản.
Theo TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, thông thường trong các dự án nhà ở thương mại, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10-20%, còn lại chủ đầu tư sẽ vay ngân hàng và thu trước từ người mua. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng hiện nay ở các dự án cực kỳ khó, trong khi đó, việc huy động vốn từ khách hàng giữa bối cảnh thất nghiệp, tiền lương và thu nhập giảm cũng là bài toán nan giải.
Trong khi đó, phân khúc bất động sản thương mại với vòng quay vốn mất từ 10-15 năm, các doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn sẽ gặp phải những tác động gần như ngay lập tức, buộc họ phải tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển nhượng hoặc bán bớt tài sản trong dự án để có thể duy trì được hoạt động kinh doanh của mình.
Để doanh nghiệp và thị trường thoát khó, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa - Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đề xuất, thị trường cần phải tập trung vào một số vấn đề như giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng bất động sản; nới lỏng các biện pháp hạn chế cho vay bất động sản và cho vay mua nhà; tạm thời duy trì tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm một số năm; thiết lập quan hệ tín dụng hiệu quả giữa ngân hàng, nhà đầu tư, nhà thầu và khách hàng để thúc đẩy cả cung và cầu phục hồi hợp lý, có kiểm soát tốt.
Song song đó, giảm lãi suất cho vay trung dài hạn trên cơ sở sử dụng đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng phục hồi tăng trưởng tín dụng hợp lý. Đồng thời, cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu huy động vốn đảm bảo tính minh bạch, công khai và hiệu quả trên cơ sở đánh giá xếp hạng của các ngân hàng bảo lãnh hoặc tổ chức xếp hạng tín dụng.
SCIC muốn thoái 51% vốn tại Khoáng sản Tuyên Quang với giá 33.000 đồng/cổ phần Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa ra thông báo bán đấu giá cổ phần tại CTCP Khoáng sản Tuyên Quang. Cụ thể, SCIC sẽ đem ra đấu giá gần 1,3 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ của Khoáng sản Tuyên Quang với mức giá khởi điểm là 33.000 đồng/cổ phần. Gần đây nhất...