Sổ đỏ ghi tên cả gia đình có thể sẽ gây ra nhiều bất cập, hệ lụy trong giao dịch mua bán nhà đất
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành về quy định mới này, vừa được quy định tại Thông tư 33 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ 5/12 tới. Thay vì chỉ ghi tên chủ hộ như thường thấy, theo quy định mới từ ngày 5/12/2017 cả gia đình sẽ cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là Sổ đỏ).
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 33/2017 quy định chi tiết một số điều Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/12/2017.
Theo đó, Thông tư số 33/2017 đã sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình…
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Như vậy, Thông tư 33/2017 đã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vào trong sổ đỏ.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng quy định này cũng sẽ gây ra nhiều bất cập, rắc rối. Chẳng hạn, với những gia đình có nhiều thành viên, nhiều thế hệ cùng sống thì sổ đỏ phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên trong hộ gia đình sẽ gây khó khăn phức tạp đối với cán bộ thụ lý hồ sơ. Ví dụ như dễ gây nhầm lẫn thông tin; thông tin nhân thân từng thành viên có thể thay đổi…
Video đang HOT
“Trước mắt sẽ gây khó khăn, áp lực hơn cho cơ quan cấp sổ đỏ việc xác định các thành viên sẽ ghi trong giấy chứng nhận, nhất là sổ đỏ được cấp lần đầu. Bởi trong thực tiễn, việc xác định các thành viên đối với nhiều trường hợp không phải dễ dàng chứng minh (nhiều trường hợp phải có phán quyết của tòa án), nhất là đối với các hộ gia đình quá đông người và có sự biến động về các thành viên trong từng thời kỳ”, một luật sự nhận định.
Còn theo LS Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, quy định này sẽ gây nhiều phiền toái cho người dân trong việc xác định các thành viên. Rất nhiều gia đình không còn giấy tờ, hay con cái ở xa hoặc đi nước ngoài không thể xác minh được.
Khi đó, họ có thể buộc phải kê khai theo hướng giảm bớt thành viên hoặc giảm bớt những người thừa kế để làm được giấy tờ. Rồi việc thay đổi các thành viên trong gia đình trên sổ đỏ cũng làm tăng các thủ tục liên quan đến cập nhật thông tin, chia thừa kế trong người dân ở các vùng nông thôn, miền núi chưa quen với những quy định pháp luật này.
Cũng về vấn đề này, TS. LS Bùi Quang Tín khẳng định rằng các quy định trên chắc chắn sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy trong các giao dịch mua bán BĐS trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng ta phải đặt các quy định này dưới lăng kính của Bộ Luật Dân sự, xem có phù hợp hay không. Đặc biệt, quyền lợi của các thành viên vị thành niên có được đảm bảo hay không khi họ chưa có tiếng nói quyết định. Một vấn đề khác, Thông tư này có tính đến các trường hợp nhiều hộ gia đình đang chờ xin cấp sổ đỏ hay không, hay chỉ chính thức thay đổi với các trường hợp xin cấp từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
“Trong khi chúng ta đang tiến tới đơn giản hóa thủ tục hành chính bằng việc bỏ hẳn sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân thì quy định này lại tạo ra nhiều cái không cần thiết. Việc này sẽ tạo ra sự lúng túng trong công tác ký cấp sỏ đỏ cho rất nhiều trường hợp”, LS. Tín nói thêm.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đặt vấn đề quy định này được ban hành lúc này có cần thiết hay không? Thông tư 33 của Bộ này đưa ra không sai, bởi phù hợp với các nội dung của Luật Đất đai, tuy nhiên cơ quan chủ quản chưa có một cách giải thích và truyền thông thỏa đáng để công luận hiểu rõ hơn. Vấn đề này dù muốn hay không cũng tác động không nhỏ đến các giao dịch nhà đất trong thời gian tới, bởi chắc chắn sẽ phát sinh rất nhiều chuyện không mong muốn, nhất là có một thành viên chưa đủ tuổi thành niên có tên trên sổ đỏ.
Theo Nhịp sống kinh tế
Từ 5/12, 'sổ đỏ' sẽ phải ghi đầy đủ tên các thành viên gia đình
Từ ngày 5/12 tới, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (sổ đỏ) sẽ phải ghi đầy đủ những thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất.
Đề xuất sang tên sổ đỏ cũng phải nộp thuế VAT Hà Nội cấp 'sổ đỏ' đạt 98% ở khu dân cư Hành trình 13 năm làm sổ đỏ của một thương binh Xử lý vụ cấp sổ đỏ đất quốc phòng
Theo Thông tư số 33/2017 vừa được Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành quy định chi tiết Nghị định số 01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, với việc sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 23/2014.
Theo đó, Thông tư 33/2017 có hiệu lực từ ngày 5/12/2017, &'sổ đỏ' sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất.
Cụ thể, đối với hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ gia đình, gồm ông" (hoặc "Hộ gia đình, gồm bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Dòng tiếp theo ghi "Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với ... (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)."
Cũng theo Thông tư số 33, trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; do giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định (hoặc bản án) của Tòa án; thực hiện quyết định thi hành án;...); tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này. Ví dụ: "Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất".
Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất theo hình thức quy định, phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất.
Trường hợp công nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác mà đất này thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì ghi "Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất".
Theo lý giải của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, đó là một trong những giải pháp để loại bỏ tình trạng lừa đảo trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Và xóa bỏ tình trạng người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, song có sự "lằng nhằng" do không được sự đồng ý, chấp thuận của các thành viên trong hộ gia đình ngoài chủ hộ.
Đại diện văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội cho biết, về bản chất việc ghi tên các thành viên trong gia đình không khác gì trước đây với những cuốn sổ đỏ của hộ gia đình. Nay, việc này cụ thể hoá hơn trên chính cuốn sổ đỏ này tên các thành viên và địa chỉ. "Trước đây, chúng tôi từng cấp sổ đỏ cho hộ gia đình có 8 thành viên. Thông tư mới giúp giải thích rõ hơn từng thành viên để khi mua bán, chuyển nhượng người mua và được chuyển nhượng sẽ biết cụ thể từng thành viên trong gia đình và phải có đủ chữ ký của các thành viên đó", vị này nói.
Ngoài ra, theo vị này, trước đây có hai hình thức ghi tên trong sổ đỏ. Một là tên sở hữu cá nhân, hai là sở hữu của hộ gia đình. Với thông tư mới chỉ có một hình thức là sở hữu hộ gia đình.
Theo Tú Anh-Ngọc Mai
Thêm tên các thành viên trong gia đình vào sổ đỏ: Không hiểu luật và phản tác dụng Liên quan đến quyết định sắp có hiệu lực về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất, Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, đây là quy định không cần thiết và sẽ tạo ra nhiều rối ren....