Sợ dịch nhưng vẫn muốn ‘buôn chuyện’, hàng xóm đeo khẩu trang, ngồi cách xa nhau 2 mét
Dịch Covid-19 dấy lên nhiều nỗi lo lắng cho người dân song vẫn không cản được tinh thần của ‘tổ buôn thành phố’, những người hàng xóm vẫn có những biện pháp ‘họp chợ’ hiệu quả mà không lo dịch.
Dịch Covid-19 bùng lên ở Việt Nam và đang có dấu hiệu lây lan trên nhiều tỉnh thành phố. Chính quyền các địa phương đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người dân áp dụng nhằm hạn chế sự phát tán của virus, trong đó khuyến khích cư dân không đến những nơi đông người, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp, giữ khoảng cách 2 mét trở lên…
Tuy có nhiều lo lắng về dịch bệnh nhưng tinh thần ‘ buôn chuyện’ của những người hàng xóm vẫn lớn hơn tất cả. Thói quen này khiến các cô đứng trước cửa nhà và trò chuyện về tình hình những ngày vừa qua. Đặc biệt, để hạn chế sự lây nhiễm của virus, các cô đứng cách xa nhau hàng mét để nói chuyện.
Đảm bảo khoảng cách tối thiểu.
Bật cười với hình ảnh, cư dân mạng ‘cảm thán’ trước cách xử lí của các cô: ‘Xa cách nhưng vẫn không ngăn được niềm đam mê buôn chuyện’, ‘Nói chuyện thế này thì từ xì xào phải chuyển sang gào mất’, ‘Bốn người nói nhưng cả xóm nghe’…
Video đang HOT
Ngồi xa rồi nhưng vẫn đeo thêm khẩu trang cho ‘chắc cú’.
Số ca nhiễm ở Việt Nam tính đến 9 giờ sáng nay (28/3) là 169 ca trong đó 20 trường hợp đã chữa khỏi, nhiều bệnh nhân sau một thời gian điều trị đã có những kết quả xét nghiệm âm tính.
Kỳ Duyên
Hai mẹ con bức xúc vì bị phân biệt đối xử khi xếp hàng mua đồ
Michelle Tran vô cùng bức xúc vì nhân viên và quản lý cửa hàng từ chối nghe cô và mẹ giải thích khi họ xảy ra tranh cãi với một khách hàng khác.
Ngày 22/3, Michelle Tran (một doanh nhân người Mỹ gốc Việt) đã chia sẻ trên Facebook sự việc cô và mẹ mình - bà Kim Le (52 tuổi) - bị phân biệt đối xử tại cửa hàng Sam's Club vào cuối tuần qua.
Trước cửa hàng tại đường Brookhurst, California vào khoảng 10h sáng ngày chủ nhật, Michelle kể 2 mẹ con cô cùng rất nhiều người khác đã đứng xếp thành hàng dài, quanh khu nhà để đợi mua hàng.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, mọi người đều cố giữ khoảng cách an toàn với người đứng trước và sau.
Gia đình Michelle Tran tại Mỹ. Ảnh: FBNV.
Khi thấy những người khác đều rơi khỏi hàng để lấy giỏ, xe đẩy, bà Kim cũng làm điều tương tự. Tuy nhiên, khi bà quay trở lại hàng, dù người đàn ông phía sau đã nhường chỗ, người phụ nữ đứng trước phàn nàn vì cho rằng bà Kim chen vào giữa hàng.
"Người phụ nữ quay lại và bắt đầu quấy rối mẹ tôi. Mẹ tôi đã cố gắng giải thích rằng bà không chen ngang và vốn đã xếp hàng nhưng chỉ tạm rời đi để lấy giỏ đựng đồ. Thế nhưng, người phụ nữ vẫn không để mẹ tôi yên và tiếp tục quấy rầy bà", Michelle viết.
Trong lúc tranh cãi, bà Kim đã yêu cầu người phụ nữ duy trì khoảng cách an toàn 1,8 m nhưng người này không hợp tác. Cuộc cãi vã ngày một gay gắt cho đến khi cả 2 đã đứng đầu hàng.
Người phụ nữ đã báo cáo với một nhân viên tại cửa hàng. "Tôi nghĩ rằng cô ta (nhân viên) sẽ kéo mọi người sang một bên và hỏi rõ về sự việc. Nhưng không, cô ta lấy giỏ hàng trong tay mẹ tôi và yêu cầu bà rời đi", Michelle Tran viết.
Bức xúc với cách giải quyết này, 2 mẹ con gốc Việt đã yêu cầu được gặp quản lý cửa hàng nhưng nữ nhân viên này đã nói dối rằng quản lý không có ở đó.
Người dân xếp hàng mua đồ trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, sau đó, quản lý cửa hàng, được Michelle mô tả là người đàn ông da trắng, cao trên 1,80 m, xuất hiện. Nhưng người này cũng từ chối nghe lời giải thích hay xem camera an ninh và buộc bà Kim rời đi.
Khi bà Kim từ chối xếp hàng trở lại, quản lý đã gọi cảnh sát đến. Michelle nói rằng cảnh sát đã lắng nghe mẹ cô kể đầu đuôi câu chuyện song nói rằng họ không thể làm gì được, vì Sam's Club là "tài sản riêng".
"Sam's Club có thể là tài sản riêng nhưng mẹ tôi là thành viên trả phí hàng năm để được mua hàng. Bà là thành viên của Sam's Club trong 5 năm qua và không làm gì sai về mặt pháp lý để bị từ chối phục vụ tại cửa hàng. Đó là một trải nghiệm đáng buồn với bất cứ ai", Michelle cho biết.
Michelle đã liên lạc với văn phòng của công ty Sam's Club, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức nào. Cô nói với NextShark rằng gia đình cô đang tìm kiếm lời khuyên pháp lý từ các luật sư trước khi đưa ra một tuyên bố chính thức liên quan đến vụ việc.
Chuyện ông chồng ở rể 25 năm và hành trình cùng vợ "chiến đấu" với căn bệnh ung thư vú, không chỉ chăm sóc đặc biệt còn làm vợ cười đến suýt bục chỉ Hơn 20 năm bên nhau, cái cách người đàn ông ấy dùng để gọi vợ cũng khiến người ta phải bất ngờ vì trẻ trung quá, tình cảm quá mức. Nhiều cô gái viết bài lên mạng xã hội đã tâm sự rằng, chỉ vì nhìn vào tấm gương của cha mẹ mà họ đã hiểu hơn, tin rằng tình yêu và hôn...