Sợ đi đẻ vì bác sĩ “chửi như hát hay”
Khi được hỏi đi đẻ sợ cái gì nhất, 9/10 sản phụ và người nhà đều trả lời, ngoài sợ đau, sợ biến chứng, sợ tiêm, sợ bị rạch, sợ an nguy của con thì họ còn rất sợ… bác sĩ mắng.
Nhiều bác sĩ sản phụ khoa luôn mang khuôn mặt lạnh như tiền, sẵn sàng nổi nóng, quát nạt sản phụ và người nhà bất cứ lúc nào. Chính điều này khiến các sản phụ dễ rơi vào tình trạng stress, căng thẳng suốt thai kì, thậm chí đến tận khi sinh.
Chị Hải Anh (Trần Phú- Hà Đông) sản phụ ở bệnh viện C Hà Nội cho biết: “Cả đời tôi đi đẻ có hai lần mà chẳng lần nào thoát được cái “nợ” bác sĩ. Mình thì đau, đau thì phải gào chứ nhưng cứ mở mồm ra kêu thì bác sĩ chửi. Chửa bụng to thì chậm chạp là chuyện thường thế mà chậm bác sĩ cũng chửi, hỏi nhiều bác sĩ cũng chửi, rặn không được bác sĩ cũng chửi.
Nhiều sản phụ sợ hãi khi đi đẻ bị bác sĩ mắng.
Đẻ đứa thứ hai con đỡ, ngày sinh đứa đầu tiên, tôi chưa có kinh nghiệm hiểu biết lại không gần bố mẹ nên sợ lắm. Lúc đi đẻ, tôi chỉ còn biết bấu víu vào bác sĩ nhưng nào ngờ sau khi khám xong, bác sĩ lạnh lùng nói: “Còn lâu mới đẻ, ra ngoài kia đi lại đi!”.
Tôi hoang mang không hiểu gì, vì đau quá nên hét lên: “Ối cháu đau quá, cô ơi, bao giờ cháu sinh, cháu đau quá, làm thế nào bây giờ”. Bác sĩ vẫn lạnh lùng: “Còn lâu mới đẻ, mà tôi bảo cô đi sao cô lại bò lồm cồm thế hả, đứng dậy mà đi đi chứ”.
Video đang HOT
Tôi sợ, đã lo lắng đủ thứ đến chỗ bấu víu cuối cùng cũng không còn, tủi thân nước mắt ngắn, nước mắt dài, bế bụng lết ra bên ngoài, ngơ ngáo tìm chồng. Đúng là cả đời không quên được lần đẻ đó”.
Anh Hoàng Tùng, chồng sản phụ Ngân khám thai ở bệnh viện phụ sản Hà Nội chia sẻ: “Chắc mình không dám cho vợ đẻ lần thứ hai nữa. Mới sinh con lần đầu mà thương vợ quá. Từ ngày mang bầu cô ấy bị stress nặng. Ở nhà, chồng và bố mẹ đều cố gắng nhẹ nhàng với cô ấy vì vợ tôi rất dễ khóc, dễ nổi cáu lại sinh ra sợ đủ thứ. Đặc biệt sau hai lần đi viện khám thai, cô ấy sợ, vừa khóc, vừa nằng nặc đòi chồng vào cùng.
Trời nắng nóng, bệnh nhân đông, bác sĩ khó chịu quay ra quát ầm lên: “Khóc lóc ỉ ôi cái gì, cô không khám thì ra ngoài”.
Trời nắng nóng, bệnh nhân đông, bác sĩ khó chịu quay ra quát ầm lên: “Khóc lóc ỉ ôi cái gì, cô không khám thì ra ngoài”. Hai lần đi khám đều bị mắng thế là từ đó cô ấy lại thêm một nỗi ám ảnh nữa: ám ảnh bác sĩ, sợ sinh con.
Ban đầu tôi không biết, nhưng sau khi đưa vợ đi khám thai về được một tuần, tôi để ý thấy mỗi lần vợ tôi nhìn thấy chị nào ôm cái bụng bầu đi qua là ngay lập tức nhìn xuống bụng mình và rùng mình. Thỉnh thoảng, vợ kêu đau bụng, tôi bảo đưa đi khám nhưng cô ấy nhất định không chịu. Tôi cứ dắt xe ra đến sân là cô ấy co rúm người lại, khóc ầm ĩ. Chẳng biết làm thế nào, tôi đành mời anh bạn là bác sĩ tâm lý về tận nhà điều trị cho vợ”.
Nhiều sản phụ do sợ cảnh đông đúc ở các bệnh viện phụ sản thì bác sĩ sẽ khó tính và qua loa nên chọn khám dịch vụ ở bên ngoài nhưng cũng không khá hơn.
Sản phụ Ngọc Linh chia sẻ: “Vì sợ vào bệnh viện đông đúc phải chờ đợi, bác sĩ khám qua loa lại hay nóng tính mắng mỏ nên trong quãng thời gian mang bầu, tôi muốn ra ngoài khám dịch vụ và theo dõi thường xuyên thai kỳ. Theo giới thiệu của bạn bè, tôi tới một phòng khám trên đường Hai Bà Trưng.
“Dịch vụ” tưởng sẽ được khám tận tình chu đáo. Không ngờ lần đầu tiên tới, tôi vừa vào, chưa kịp hỏi han gì thì vị bác sĩ ở đó đã hất hàm, bảo tôi cởi đồ rồi lên nằm. Tôi lật đật trèo lên bàn khám, bác sĩ dùng tay ấn vào bụng 1 cái rồi bảo: “Xong!”, sau đó ghi nguệch ngoạc mấy chữ vào sổ rồi bảo tôi ra siêu âm.
Lúc này, tôi mới quay sang bảo: “Em mới siêu âm trắng đen và 4D hôm qua, bác sĩ cho em dùng lại giấy siêu âm đó vì em nghe nói siêu âm nhiều có hại cho con lắm”. Không ngờ tôi bị bác sĩ chửi té tát vào mặt: “Đã vào đây thì cứ làm theo tôi, tôi kêu gì thì làm nấy, phiền quá đi”. Thấy họ nạt nộ chửi bới, khám thì qua loa, tôi vội vàng ra thanh toán rồi về thẳng, không dám bén mảng đến phòng khám đó một lần nào nữa”.
Theo Thu Na (Kiến Thức)
"Nam giới nên chú ý sự thay đổi bất thường khi đi tiểu"
Đó là lời khuyên của ThS. BS. Lê Thế Vũ, Phó khoa phụ sản và nam học, Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Hiện nay, rất ít nam giới chú ý đến biểu hiện không bình thường khi đi tiểu và cho đó là tự nhiên. Khi đã có những triệu chứng bất thường cần phải nghĩ ngay đến một tình trạng bệnh lý.
Những dấu hiệu bất thường
Số lần đi tiểu tăng lên quá 3 - 4 lần vào ban ngày, 1-2 lần vào ban đêm; khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu. Tiểu tiện khó khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc đái rắt. Đó là những dấu hiệu cho thấy sự không bình thườngkhi đi tiểu đối với nam giới.
Ths. BS. Lê Thế Vũ cho biết: "nước tiểu tự bài tiết không thể kiềm chế khi ngủ. Nghiêm trọng hơn là ban ngày cũng xuất hiện hiện tượng như vậy.Tiểu ngắt quãng bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng".
Các triệu chứng trên sẽ nặng hơn nếu gặp lạnh hay thường xuyên uống rượu bia, sử dụng thuốc chống cholinergic và thuốc thần kinh. Nếu như tiểu tắc nghẽn kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn, ói mửa và các biểu hiện nhiễm độc đường tiết niệu.
Biểu hiện của bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt (TTL) là một bộ phận rất nhỏ và chỉ có ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và trước trực tràng. Khi mới sinh thì TTL nặng khoảng vài gram nhưng đến tuổi trưởng thành do tác động của nội tiết tố nên có trọng lượng khoảng 20gam... "Chức năng của TTL phần lớn là sản xuất ra tinh dịch để vận chuyển tinh trùng. Thông thường tuổi càng cao thì TTL càng to ra nên gọi là phì đại TTL. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của sự lão hóa cơ thể", Ths. BS. Lê Thế Vũ chia sẻ.
Nên khi có những biểu hiện triệu chứng khác thường khi đi tiểu, nam giới không nên chủ quan mà cần đến bác sỹ thăm khám. Sau khi được khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán thì bác sĩ sẽ cho biết là nên điều trị nội khoa hay phải phẫu thuật (dùng thuốc hay mổ). Ngày nay có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa. Nói chung là tùy theo thể trạng người bệnh, kích thước bướu và bướu có gây biến chứng gì lên đường tiết niệu hay chưa... mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Bướu lành TTL là căn bệnh không thực sự nguy hiểm nhưng muốn điều trị hiệu quả, tránh biến chứng thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ thật sớm khi thấy có những triệu chứng như kể trên. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc và điều trị ở nhà vì có thể làm bệnh càng nặng hơn, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Trên thực tế hiện nay, ngay cả khi đã mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của thầy thuốc thì người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ. Ths. BS. Lê Thế Vũ khuyến cáo: "Nên có sự can thiệp sớm để đảm bảo sức khoẻ của mình, tránh những hậu quả biến chứng đáng tiếc".
Thanh Huyền
Theo Dân trí
BS quên gạc trong bụng sản phụ: chỉ rút kinh nghiệm Miếng gạc được lấy ra từ bụng sản phụ. (Ảnh minh họa) Sở Y tế Tiền Giang chủ trì kiểm điểm vụ bác sĩ Bệnh viện Phụ sản bỏ quên gạc trong bụng sản phụ. Sở Y tế Tiền Giang chủ trì kiểm điểm vụ bác sĩ Bệnh viện Phụ sản bỏ quên gạc trong bụng sản phụ. Theo bác sĩ Nguyễn Hùng...