Sở Công thương Quảng Ninh ‘nhờ’ tướng Đinh Văn Nơi hỗ trợ điều tra về giá gas
Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh cho biết Sở đã có văn bản gửi Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh để hỗ trợ điều tra, làm rõ việc giá gas trên địa bàn.
Chiều 11-7, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá 14 tiếp tục diễn ra với nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó vấn đề giá gas trên địa bàn tiếp tục được đại biểu đặt ra.
Đại biểu Lê Cao Long, Tổ đại biểu thành phố Cẩm Phả đã chất vấn bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Sở Công thương về giá gas trên thị trường.
Đại biểu Long cho rằng giá gas trên thị trường tỉnh Quảng Ninh thời gian qua cao “bất thường”.
“Giá gas ngày 23-6-2023 tại Hải Phòng là 310.000 đồng/bình 12kg, Hải Dương 322.000 đồng, Hà Nội 330.000 đồng (gas Petrol) nhưng giá gas ở Quảng Ninh tại cùng thời điểm là 410.000 đồng/bình” – ông Long lấy ví dụ.
Video đang HOT
Giá gas ở Quảng Ninh cao bất thường. Ảnh minh hoạ
Ông Long đề nghị bà Hiền làm rõ nguyên nhân vì sao giá gas của Quảng Ninh cao hơn các địa phương khác. “Phải chăng có hiện tượng các doanh nghiệp kinh doanh gas trên địa bàn tỉnh bắt tay với nhau độc chiếm thị trường, thao túng giá?” – ông Long đặt nghi vấn.
Trả lời chất vấn của đại biểu Long, bà Hiền cho biết gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Từ đầu năm 2023, do ảnh hưởng của giá khí thế giới, giá bán lẻ khí gas trên thị trường ở mức cao từ 32.000 – 42.000 đồng/kg, riêng thời điểm tháng 2 giá gas trên địa bàn tỉnh lên tới trên 42.000 đồng/kg tương ứng trên 500.000 đồng/bình 12kg. Đến tháng 7-2023 giá gas đã giảm liên tiếp 5 lần, giá tại thời điểm hiện tại ở mức 330.000-380.000 đồng/bình 12kg.
Qua rà soát của Sở Công thương, hiện có 3 nhãn hiệu gas có mức giá đăng ký ở Quảng Ninh cao hơn các tỉnh thành khác và Sở đã làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp này, đồng thời có văn bản gửi các doanh nghiệp về việc cân đối lại chi phí tính toán giá gas chai, giảm giá bán lẻ gas chai đến tay người tiêu dùng, nhằm kích cầu và tiết kiệm chi phí cho người dân.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh trả lời chất vấn. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh cho rằng, giá gas của Quảng Ninh có chênh lệch với các địa phương khác do 3 nguyên nhân chính: Doanh thu bán hàng, định mức chi phí lãi cho các đại lý; Chính sách chăm sóc khách hàng; Chi phí kinh doanh tại Quảng Ninh cao hơn các địa phương khác (chi phí thuê mặt bằng, lương nhân công, cung đường vận chuyển, các chi phí chăm sóc khách hàng sau bán…).
“Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, khách quan, cũng không thể loại trừ trường hợp như đại biểu nêu về việc có hay không có những vi phạm pháp luật như sự bảo kê, thao túng thị trường gas…” – Bà Nguyễn Thị Hiền thừa nhận.
Để làm rõ hơn vấn đề này, bà Hiền cho biết Sở Công thương đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh để hỗ trợ điều tra, làm rõ nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong tỉnh và sự bình đẳng của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn.
Sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Trước tình hình căng thẳng trong hoạt động cung ứng xăng dầu, ngày 12/11, Bộ Công thương có Công điện số 7196/CĐ-BCT, về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và ký biên bản cam kết với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Công điện được gửi tới Tổng cục QLTT và Cục QLTT các tỉnh, thành phố cho biết: Trước những biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới gây ảnh hưởng đến giá xăng dầu trong thời gian qua, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có những chính sách điều hành giá nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu đối với các loại hình thương nhân.
Người dân xếp hàng chờ đổ xăng.
Tuy nhiên trong những ngày qua, tại một số địa phương trên địa bàn cả nước vẫn xuất hiện trường hợp nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng hoạt động, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục QLTT và Cục QLTT các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và lực lượng chức năng tăng cường việc kiểm tra, giám sát toàn bộ hệ thống thương nhân kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình.
Tiến hành ký biên bản cam kết về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đối với tất cả các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối trên địa bàn hoàn thành xong trước ngày 16/11/2022.
Tập trung giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm; kiến nghị thu hồi giấy phép nếu vi phạm dù bất kể thương nhân ở loại hình nào; thực hiện áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Thủ trưởng các cơ quan QLTT chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo, tổ chức công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
120 đại biểu chất vấn Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt đã lập kỷ lục tại phiên chất vấn sáng nay 7-6, khi có tới 120 đại biểu đặt câu hỏi với ông. Sáng 7-6, Quốc hội đã tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ đối với Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt. Mở đầu...