Số ca tử vong ở châu Âu vượt ngưỡng 400.000 ca
Số liệu tổng hợp của hãng AFP tính đến 15h ngày 28/11 cho thấy số ca tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở châu Âu đã vượt ngưỡng 400.000 ca.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Toulouse, Pháp ngày 17/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, với 400.649 ca tử vong trong số 17.606.370 ca mắc bệnh, châu Âu hiện là khu vực ghi nhận số ca tử vong do dịch COVID-19 cao thứ hai trên thế giới, sau Mỹ Latinh và Caribe. Đáng chú ý, riêng tuần qua châu Âu có tới 36.147 ca tử vong, mức cao nhất theo tuần kể từ khi đại dịch bùng phát.
Anh là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao nhất ở châu Âu, chiếm gần 70% với 57.551 ca trong gần 1,6 triệu ca mắc. Tiếp đến là Italy với 53.677 ca tử vong và 1,5 triệu ca mắc, Pháp với 51.914 ca tử vong và 2,2 triệu ca mắc, Tây Ban Nha (44.668 ca tử vong và 1,6 triệu ca mắc) và Nga (39.068 ca tử vong và 2,2 triệu ca mắc).
Video đang HOT
Merkel lo quyền tự trị của Hong Kong bị xói mòn
Thủ tướng Đức Merkel quan ngại nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" mà Hong Kong được hưởng "bị xói mòn" sau khi Trung Quốc áp luật an ninh mới.
"Dựa trên cuộc đối thoại cởi mở, chúng tôi thảo luận về luật pháp, nhân quyền và tương lai của Hong Kong, nơi chúng tôi quan ngại rằng nguyên tắc quan trọng 'một quốc gia, hai chế độ' đang bị xói mòn", Thủ tướng Angela Merkel phát biểu hôm nay trước Hội đồng Liên bang Đức (Bundesrat), tức thượng viện.
Trước Bundesrat, Merkel đề cập đến ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) của Đức, bao gồm một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
"Để có quan hệ thành công với Trung Quốc và đại diện cho lợi ích của châu Âu một cách hiệu quả, chúng ta phải tuyên bố dứt khoát với cùng tiếng nói", Merkel nói. "Chỉ khi đồng lòng, 27 quốc gia thành viên EU mới có đủ trọng lượng để đạt được những thỏa thuận đầy tham vọng với Trung Quốc".
EU đang đối mặt với áp lực từ các nhóm và nhà hoạt động nhân quyền, vốn không đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới tuần này. Các quốc gia phương Tây cho rằng đạo luật đe dọa các quyền tự do mà Hong Kong được hưởng từ khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.
EU muốn đạt được tiến bộ trong thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc sau 6 năm đàm phán, với các chuyển biến trong lĩnh vực ôtô, công nghệ sinh học và điện tử vi mô. EU cũng muốn Trung Quốc giới hạn hỗ trợ cho các công ty nhà nước.
Hồi tháng trước, người đứng đầu Văn phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc bày tỏ hoài nghi khả năng thỏa thuận được ký trong năm nay và lo ngại Trung Quốc đang dần rơi vào thế cô lập.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (áo cam) cầm khẩu trang sau khi rời phiên họp tại Hội đồng Liên bang (Bundesrat), ngày 3/7. Ảnh: Reuters.
Luật an ninh Hong Kong, có hiệu lực từ ngày 1/7, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Bắc Kinh bị nhiều nước chỉ trích khi áp luật an ninh mới với đặc khu hành chính Hong Kong. Những người biểu tình ủng hộ phe dân chủ tại Hong Kong và nhiều quốc gia cho rằng đạo luật vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", vốn được quy định trong Tuyên bố chung Anh-Trung năm 1984, làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhiều nghị sĩ Mỹ thể hiện sự bất bình khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới. Anh thông báo cho phép ba triệu người Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại Anh, cùng những người phụ thuộc định cư ở nước này và có cơ hội nhập tịch. Quy định nhập cư mới sẽ được thực hiện "trong vài tháng tới", Bộ Ngoại giao Anh cho biết.
Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng luật an ninh làm suy giảm quyền tự trị của Hong Kong. Bắc Kinh cũng yêu cầu các nước không can thiệp công việc nội bộ liên quan tới vấn đề Hong Kong.
Ca Covid-19 ở Tokyo tăng đột biến, châu Âu khó khăn chưa từng có Thủ đô của Nhật Bản hôm 2/7 xác nhận có thêm 107 ca nhiễm Covid-19, mức tăng theo ngày cao nhất trong vòng hai tháng qua. Theo hãng tin Reuters, sau khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp hôm 15/5, thành phố 14 triệu dân đã tìm cách duy trì số ca nhiễm mới hàng ngày dưới 20. Tuy nhiên, tuần trước, ca...