Số ca trẻ em nhập viện vì COVID-19 tăng kỷ lục ở Mỹ
Mỹ đang ghi nhận số ca trẻ em nhập viện do COVID-19 tăng kỷ lục, đặc biệt trong khu chăm sóc tích cực (ICU), trong bối cảnh biến thể Delta đang hoành hành trên cả nước.
Cậu bé Francisco Rosales (9 tuổi) điều trị COVID-19 tại phòng chăm sóc đặc biệt ở Trung tâm Nhi khoa ở quận Dallas, bang Texas, Mỹ ngay trước ngày đi học lại vào mùa thu 2021 – Ảnh: AP
Theo Hãng tin AP, nhiều trẻ nhập viện dưới 12 tuổi, các em thuộc nhóm vẫn chưa đủ tuổi để được tiêm vắc xin COVID-19 tại Mỹ.
Giới chuyên gia y tế Mỹ cho rằng số ca COVID-19 ở trẻ sẽ tăng lên do hàng triệu học sinh đã đi học trở lại.
Tiến sĩ Buddy Creech – chuyên gia bệnh truyền nhiễm ĐH Vanderbilt và tham gia nghiên cứu vắc xin Moderna cho trẻ dưới 12 tuổi – nói tỉ lệ lây nhiễm rất cao trong cộng đồng là nguyên nhân làm nhiều trẻ em nhập viện.
Ông Creech nói chưa thể có vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi trong vài tháng tới.
Video đang HOT
Dù số ca trẻ em nhập viện vẫn thấp hơn nhiều so với người lớn, nhưng đã tăng trong những tuần gần đây.
Theo báo cáo đăng ngày 13-8 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca nhập viện ở trẻ từ 0-17 tuổi đã tăng lên tỉ lệ 0,41 trên 100.000 trẻ em hiện nay so với 0,31 trên 100.000 trẻ em hồi tháng 1 vừa qua.
Giám đốc Viện Y tế quốc gia (NIH) Mỹ – tiến sĩ Francis Collins – nhận định sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 ở trẻ là “rất đáng lo ngại”.
Ông Collins lưu ý hơn 400 trẻ em ở Mỹ đã chết do COVID-19 kể từ đầu dịch. “Hiện chúng ta có gần 2.000 trẻ trong bệnh viện, nhiều em trong số này phải điều trị ở ICU, một số trong đó dưới 4 tuổi”, tiến sĩ Collins cho biết.
Các chuyên gia y tế tin là những người lớn không chích ngừa đang góp phần làm gia tăng số ca mắc mới ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Tình hình đặc biệt xấu ở những nơi có tỉ lệ phủ vắc xin thấp, trong đó có khu vực phía nam nước Mỹ.
Có bằng chứng rõ ràng cho thấy biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn virus gốc. Tuy nhiên, giới khoa học chưa có bằng chứng cho thấy Delta gây bệnh nặng hơn hay người trẻ đặc biệt dễ tổn thương hơn với biến thể này.
Trong khi giới chuyên gia vẫn đang xem xét các vấn đề này, nhiều bệnh viện ở Mỹ đang quay cuồng khi phải tiếp nhận thêm nhiều ca trẻ em.
Các bệnh viện ở bang Texas bị ảnh hưởng nặng nhất. Ngày 17-8, có 196 trẻ em đang điều trị COVID-19 tại các bệnh viện ở đây. Trong khi tháng 12 năm ngoái chỉ có 163 ca trẻ em.
Tại Bệnh viện Nhi Texas ở thành phố Houston, tiến sĩ Jim Versalovic cho biết số ca trẻ em nhập viện đang rất cao, hầu hết bệnh nhi từ 12 tuổi trở lên đều chưa được tiêm. “Nó lan nhanh như cháy rừng trong khắp cộng đồng chúng ta”, ông Versalovic nói.
Trong tháng 8, Bệnh viện Nhi Texas đã nhiều lần ghi nhận khoảng 200 trẻ mắc COVID-19 trong một ngày, trong đó có khoảng 6% trẻ cần nhập viện điều trị. Một vài ngày trong tháng 8, số ca trẻ em nhập viện vượt quá 45 ca.
Nhiều phụ huynh đang rất lo lắng khi cho trẻ quay trở lại trường học ở Mỹ. Ông DAndre Weaver – giám thị một ngôi trường ở thành phố DeSoto, quận Dallas, bang Texas – cho biết nhiều trường trong khu vực đã yêu cầu học sinh đeo khẩu trang.
Theo ông Weaver, không phụ huynh nào phản đối yêu cầu đeo khẩu trang của trường.
Hai con gái của ông Weaver cũng đi học lại tuần này. “Con cảm thấy thế nào? Con có đau họng không?” là câu ông Weaver thường hỏi hai con gái mỗi khi đón con lúc tan trường.
“Tôi biết nhiều phụ huynh cũng cảm thấy lo lắng như vậy”, ông Weaver thêm.
Tỷ lệ nhập viện trong giới trẻ Mexico tăng do chần chừ tiêm vaccine
Trong bối cảnh biến thể Delta len lỏi khắp các thành phố ở Mexico, số ca nhập viện là người trưởng thành ở độ tuổi 30-40 tuổi có ngày càng tăng.
Thống kê cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là tâm lý chần chừ tiêm vaccine phòng COVID-19 đang gia tăng ở các nhóm người trẻ tuổi.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở Coacalco, Mexico, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống kê của Bộ Y tế Mexico cho thấy vào thời điểm đỉnh dịch hồi tháng 1 vừa qua, tỷ lệ nhập viện ở bệnh nhân COVID-19 từ 18-39 tuổi là 10%. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ này đã tăng gấp 3 lần. Ông Alejandro Macías, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nhận định virus SARS-CoV-2 xâm nhập ở những khu vực có ít người được tiêm chủng hoặc có nhiều người có quan điểm nghi ngại vaccine, và đây là những đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.
Không có phong trào phản đối vaccine lớn như Mỹ hay các nước châu Âu, song Mexico đối mặt với tình trạng lan truyền thông tin sai lệch về vaccine phòng COVID-19 trên các nền tảng xã hội và các nhóm tôn giáo, cùng với quan điểm chờ đợi và thái độ bất cần của một số nhóm đối tượng, chiến dịch tiêm chủng tại quốc gia Bắc Mỹ này đang chững lại.
Một khảo sát của công ty tư vấn Consulta Mitofsky công bố hồi cuối tháng 7 cho thấy có tới 7,2% số người tham gia khảo sát không muốn tiêm vaccine, tăng so với mức 2,9% của hồi đầu tháng 7. Theo một nghiên cứu khác do Facebook và Đại học Maryland thực hiện từ cuối tháng 7 vừa qua, có tới 11,3% người Mexico sẽ chọn không tiêm phòng, vẫn thấp hơn nhiều so với ở Mỹ, nơi gần 33% dân số chưa tiêm mũi đầu tiên. .
Bà Laurie Ann Ximénez-Fyvie, trưởng nhóm giám sát của phòng thí nghiệm di truyền phân tử tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM), nhấn mạnh các tổ chức có tư tưởng phản đối vaccine phòng COVID-19 gây ra tác động tiêu cực, bởi ở Mexico những người mang tư tưởng này có ảnh hưởng nhiều hơn đến với các nhóm trẻ tuổi hơn. Bà lý giải người trẻ tuổi có nhiều tương tác và vì vài lý do nào đó, họ tin hơn và nghe theo những nhóm phản đối vaccine nhiều hơn.
Thống kê cho thấy khoảng 40% trong tổng số 126 triệu người dân Mexico đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19. Tại thủ đô Mexico City, nơi sinh sống của nhiều người trẻ tuổi, gần 25% trong số những người trong độ tuổi 30-49 tuổi đã không tham gia tiêm mũi vaccine đầu tiên khi dù trong diện đủ điều kiện. Chính phủ Mexico mới chỉ bắt đầu tiêm phòng cho những người dưới 30 tuổi.
Ngoài thông tin sai lệch về vaccine phòng COVID-19, thuyết âm mưu phát tán trên mạng xã hội và nền tảng nhắn tin như WhatsApp và Telegram đe dọa đến chiến dịch tiêm chủng của Mexico. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Susana Lopez thuộc UNAM cho biết xu hướng người dân dành nhiều thời gian trực tuyến hơn khiến họ phụ thuộc nhiều hơn vào việc tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội. Theo bà Lopez, mạng xã hội như "con dao hai lưỡi", người dùng có thể tiếp nhận thông tin tốt hơn, song mặt khác họ cũng tiếp nhận thông tin sai lệch, không có thực.
Biến thể Delta lan dữ dội, bang Oregon (Mỹ) cấp tập điều vệ binh quốc gia hỗ trợ Thống đốc bang Oregon ở Mỹ, bà Kate Brown cho biết sẽ triển khai khoảng 1.500 vệ binh quốc gia để hỗ trợ các bệnh viện đang chật kín bệnh nhân COVID-19. Nguyên nhân là do biến thể Delta lây lan nhanh, khiến các bệnh viện quá tải. Vệ binh quốc gia đẩy xe lăn cho một người già tới điểm tiêm chủng...