Số ca sinh mới tại Italy giảm xuống mức thấp lịch sử
Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn số liệu được Cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT) công bố ngày 29/3 cho thấy tỷ lệ sinh mới tại nước này đã giảm 3,6% trong năm 2023 xuống mức thấp nhất mọi thời đại khi chỉ có 379.000 trẻ được sinh ra, thấp hơn mức 393.000 trẻ trong năm 2022 và là mức thấp nhất kể từ khi đất nước Italy thống nhất vào năm 1861.
Em bé sơ sinh được chăm sóc tại bệnh viện ở Rome, Italy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu được công bố, tổng tỷ suất sinh tại Italy, tức là số trẻ em trung bình của một phụ nữ, giảm xuống 1,2 vào năm 2023, thấp hơn mức 1,24 của năm 2022 và gần với mức thấp nhất mọi thời đại là 1,19 được ghi nhận vào năm 1995. Trung bình, phụ nữ Italy sinh con đầu lòng ở độ tuổi 32, khiến thời gian sinh con của họ bị giảm xuống. Tỷ lệ sinh thay thế ở Italy cũng đã giảm xuống dưới mức thay thế là 2,1 do nhiều phụ nữ chọn sinh ít con hoặc không có con.
Cũng theo ISTAT, trong số những trẻ được sinh ra ở Italy trong năm 2023 có 13,3% là con của công dân nước ngoài sống ở nước này, giảm từ mức 15% một thập kỷ trước đó.
Video đang HOT
Những dữ liệu trên làm nổi bật cuộc chiến khó khăn mà Thủ tướng Giorgia Meloni phải đối mặt, khi bà tìm cách đảo ngược tình trạng già hóa dân số nhanh chóng ở Italy bằng cách khuyến khích phụ nữ sinh thêm con. Giới chuyên gia khuyến cáo cần phải có những giải pháp nhanh chóng giúp đảo ngược tình trạng suy giảm nhân khẩu học tại Italy, mà điều quan trọng nhất là phải có những chính sách dài hạn nhằm giải quyết những lo ngại về kinh tế và xã hội vốn đang khiến nhiều phụ nữ không muốn sinh con. Azzurra Rinaldi, Giáo sư tại đại học Unitelma- Sapienza (Roma), đánh giá: “Có rất nhiều lời hoa mỹ về vai trò của người mẹ, nhưng nếu không kiếm được tiền thì họ sẽ không thể làm mẹ. Bạn cần giúp phụ nữ đi làm, kiếm tiền và sau đó họ có thể quyết định việc có làm mẹ hay không”.
Trên thực tế, tỷ lệ sinh đã giảm xuống dưới mức thay thế ở nhiều nền kinh tế tiên tiến, nhưng cuộc khủng hoảng nhân khẩu học tại Italy là một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất ở Tây Âu sau nhiều thập kỷ kinh tế trì trệ. ISTAT cho biết Italy hiện có hơn 4,5 triệu người trên 80 tuổi, trong khi chỉ có 4,4 triệu trẻ em dưới 10 tuổi. Chính phủ của Thủ tướng Meloni vẫn tiếp nối chương trình trợ cấp trẻ em do chính phủ tiền nhiệm đưa ra vào năm 2021, đồng thời tăng tiền trợ cấp hàng tháng cho các gia đình có trẻ nhỏ. Năm nay, Italy cũng đã phân bổ 1 tỷ euro cho các biện pháp hỗ trợ phụ nữ có con, trong đó có việc trả tiền đóng quỹ lương hưu cho những phụ nữ đi làm có ít nhất hai con nhỏ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nước này vẫn phải đối mặt với những trở ngại cơ cấu lớn trong việc ổn định dân số. Italy hiện chỉ có 11,4 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 – 49 tuổi), giảm nhiều so với con số 13,8 triệu phụ nữ cách đây 20 năm.
Nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone công bố số liệu lạm phát mới nhất
Dữ liệu mới nhất của Cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT) cho thấy lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 2/2024 của Italy tăng 0,8%, giảm nhẹ so với mức 0,9% trong tháng 1.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Mức tăng giá hàng năm đối với các sản phẩm thực phẩm chưa qua chế biến giảm từ 7,5% xuống 4,4%. Lạm phát cơ bản, không bao gồm năng lượng và thực phẩm tươi sống, giảm xuống 2,3% từ mức 2,7% trong tháng trước. Cả giá sản phẩm năng lượng được điều tiết và không được điều tiết đều giảm lần lượt là 17,2% và 18,4%.
Chỉ số lạm phát hài hòa trong tháng 2, cho phép so sánh giữa các quốc gia khu vực đồng euro (Eurozone), đã được điều chỉnh giảm xuống 0,8% từ 0,9% hàng năm và xuống 0% từ 0,1% hàng tháng.
Nhìn chung, lạm phát tại Italy vẫn giảm đáng kể, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 2,6% của Eurozone và thấp thứ hai chỉ sau mức tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái của Latvia trong tháng 2/2024.
Cho đến nay, áp lực giảm giá đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Italy, với việc người tiêu dùng cho thấy nhu cầu ổn định trong bối cảnh thu nhập thực tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu áp lực giá tiếp tục giảm có thể cho thấy sự giảm tốc mang tính cơ cấu hơn của nền kinh tế trong những tháng tới hay không.
Dữ liệu chính thức của ISTAT cho thấy doanh số bán lẻ giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 1/2024, bất chấp dự báo của các nhà kinh tế về sự phục hồi. Doanh số bán lẻ trong nước giảm 0,1%, sau khi giảm 0,2% trong tháng 12. Trong khi đó, doanh số bán hàng dự kiến sẽ tăng 0,2%. Giá trị bán hàng của các mặt hàng thực phẩm không thay đổi trong tháng, trong khi giá trị của các mặt hàng phi thực phẩm giảm 0,1%.
So với cùng kỳ năm trước, giá trị doanh số bán lẻ tháng 1/2024 tăng 1,0%, từ mức 0,2% trong tháng 12/2023, đánh dấu tốc độ tăng trưởng hàng tháng cao nhất trong năm qua và vượt qua ước tính tăng 0,2%.
Các chỉ số hiện tại cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Italy đang mở rộng, với PMI dịch vụ tăng từ 51,2 trong tháng 1 lên 52,2 trong tháng 2. Hoạt động sản xuất, được đánh giá bởi PMI Sản xuất, đã trải qua một đợt suy giảm rất nhẹ ở mức 49,1, mức thấp nhất trong 11 tháng qua.
Italy công bố 3 ưu tiên trong năm Chủ tịch G7 Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 19/12, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cho biết xung đột Ukraine, Trung Đông và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là 3 ưu tiên trong nhiệm kỳ nước này làm Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vào năm 2024. Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm...