Số ca “siêu bệnh lậu” kháng kháng sinh không thể điều trị có thể tăng chóng mặt do quan hệ kiểu này
Một chủng đặc biệt của căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) đang ngày càng trở nên kháng kháng sinh. Hậu quả là số ca “ siêu bệnh lậu” không thể điều trị đang gia tăng chóng mặt ở Anh.
Theo báo cáo mới nhất của cơ quan phụ trách sức khỏe cộng đồng Anh (Public Health England) nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của dịch lậu bùng phát lần này. Do khả năng kháng kháng sinh của chủng lậu mới ngày càng khủng khiếp, việc điều trị gặp phải vô số khó khăn.
Hiện tại, chủng lậu này đã đánh bại 3 loại thuốc phổ biến nhất vốn được dùng để điều trị bệnh lậu từ trước tới nay. Trong đó có ceftriaxone và azithromycin. Mức độ lây lan của bệnh lậu – căn bệnh ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục, trực tràng và họng – ở Anh cũng đang khiến dư luận nước này cực kỳ lo ngại.
Hiện tại, chủng lậu này đã đánh bại 3 loại thuốc phổ biến nhất vốn được dùng để điều trị bệnh lậu từ trước tới nay.
Năm 2017, thống kê cho thấy có gần 45.000 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở Anh. So với năm 2016, con số này đã nhiều hơn 22%. Điều đáng nói không chỉ nằm ở sự gia tăng số ca bệnh mà chính là ở khả năng kháng kháng sinh của chúng.
Chỉ mới 2 năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công khai bày tỏ nỗi lo sợ bệnh lậu có thể trở nên miễn dịch với kháng sinh trong khoảng thời gian “chỉ vài năm nữa”. Và những số liệu thống kê mới tại Anh có vẻ như trùng hợp với dự đoán đáng lo ngại này.
Năm 2017, WHO cũng đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng quan hệ tình dục qua đường miệng (oral sex) có thể là nguyên nhân gây lây lan bệnh lậu. Tiến sĩ Teodora Wi giải thích rằng, tình trạng kháng kháng sinh xảy ra một phần do vi khuẩn sẵn có trong họng kết hợp với kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng họng không phải lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục.
“Khi bạn sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng như bệnh viêm họng thông thường, kháng sinh sẽ kết hợp với các chủng vi khuẩn gram âm trong họng và kết quả là dẫn tới tình trạng kháng thuốc”, tiến sĩ Teodora nói.
Sau đó, khi vi khuẩn lậu xuất hiện trong hỗn hợp này, nó có thể gây ra “siêu bệnh lậu” – loại bệnh khó điều trị hơn rất nhiều.
Quan hệ tình dục không an toàn được cho là góp phần vào sự lây lan của siêu bệnh lậu.
Video đang HOT
Lần đầu người dân được nghe nhắc tới “siêu bệnh lậu” trên diện rộng là sau một thông báo từ Hiệp hội Sức khỏe tình dục và HIV Anh năm 2015. Theo đó, cơ quan này xác nhận một đợt bùng phát vi khuẩn gây siêu bệnh lậu ở thành phố nổi tiếng với các trường đại học, Leeds. Quan hệ tình dục không an toàn được cho là góp phần vào sự lây lan của siêu bệnh lậu. Hơn thế, thực trạng giảm sử dụng “ba con sâu” trên phạm vi toàn cầu khiến quy mô siêu bệnh lậu không chỉ dừng ở Anh.
“Siêu bệnh lậu” không phải là bệnh quá hiếm gặp nữa rồi. Năm ngoái, tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ hợp các trung tâm Kiểm soát dịch bệnh châu Âu đã xác định một ca bệnh được coi là mắc bệnh lậu nghiêm trọng nhất trên thế giới. Bệnh nhân là một người đàn ông (giấu tên) ở Anh. Ông được chẩn đoán là nhiễm vi khuẩn “siêu lậu” sau khi quan hệ tình dục với một phụ nữ ở Đông Nam Á.
Các tổ chức y tế còn thừa nhận rằng trường hợp của ông là trường hợp đầu tiên trên toàn cầu nhiễm siêu vi khuẩn lậu “siêu mạnh” và là trường hợp đầu tiên của bệnh lây truyền qua đường tình dục đa kháng thuốc và chưa tìm ra cách chữa trị, kể cả điều trị bằng kháng sinh chính, kết hợp azithromycin và ceftriaxone.
Chia sẻ trên BBC News, tiến sĩ Gwenda Hughes, thuộc tổ chức Y tế công cộng Public Health England, cho biết: “Đây là lần đầu tiên một trường hợp đã cho thấy sức đề kháng ở mức độ cao đối với cả hai loại thuốc này và hầu hết các thuốc kháng sinh thường được sử dụng khác cũng không có tác dụng”.
Các chuyên gia lo lắng rằng siêu vi khuẩn này có thể trở nên kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh.
Dùng “ba con sâu” và thực hành tình dục an toàn là các biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa bệnh lậu cũng như các bệnh lây qua đường tình dục khác.
Triệu chứng của bệnh lậu là dịch tiết màu xanh lá/vàng gây đau từ âm đạo, dương vật hay hậu môn; đau khi đi đại tiểu tiện; đau bụng và cảm giác không khỏe nói chung. Ở phụ nữ, bệnh lậu có thể gây nguy cơ chuyển dạ sớm, sảy thai và ra máu thất thường cũng như nguy cơ vô sinh và thai ngoài tử cung.
Các triệu chứng bệnh lậu thường gặp ở nam giới bao gồm:
- Tiểu dắt, tiểu tiện thấy rát buốt, có mủ đặc màu vàng chảy ra theo
- Đau dọc theo niệu đạo mỗi khi đi tiểu tiện, ngứa ngáy ở niệu đạo
- Ngứa nhiều ở quy đầu và xung quanh dương vật bị tấy đỏ
- Đa số các trường hợp ở nam giới sẽ thấy chất nhày như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy và khi đi tiểu; – - Đau rát khi giao hợp, hay bị cường dương, đau rát khi dương vật cương lên
- Mệt mỏi hoảng hốt, nổi hạch bẹn, có thể kèm theo sốt…
Các triệu chứng bệnh lậu thường gặp ở phụ nữ giới bao gồm:
- Đau rát khi tiểu tiện hoặc có mủ vàng sẫm đặc chảy ra theo khi tiểu tiện
- Ngứa rát quanh vùng âm hộ, đau âm ỉ ở bụng dưới
- Đau vùng xương mu khi giao hợp
- Viêm tấy đỏ, có mủ vùng âm hộ, âm đạo…
- Có khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến là biểu hiện đã viêm cổ tử cung
- Có thể đau vùng hố chậu hoặc hạ vị, đau ở giữa, một bên hoặc hai bên
- Sốt, buồn nôn, nôn, điều này cho thấy có thể đã lây lan nhiễm trùng lên các phần phụ…
Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần do đó lan nhanh.Vì vậy, cần điều trị càng sớm càng tốt, điều trị đúng thuốc – đủ liều.
Dùng “ba con sâu” và thực hành tình dục an toàn là các biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa bệnh lậu cũng như các bệnh lây qua đường tình dục khác.
Theo afamily.vn
Bệnh tình dục 'xưa như trái đất' biến đổi đáng sợ
Hiệp hội Sức khỏe tình dục và HIV của Anh đã công bố hướng dẫn điều trị mới, yêu cầu các bác sĩ phải tăng... gấp đôi liều thuốc khi chữa trị người mắc bệnh lậu.
Việc tăng gấp đôi liều kháng sinh - loại thuốc mà các bác sĩ luôn cố dùng càng ít càng tốt - gióng lên hồi chuông cảnh báo về "siêu bệnh tình dục" đang diễn tiến khó lường, vốn biến đổi từ căn bệnh "xưa như trái đất" là bệnh lậu.
Bệnh lậu đang biến đổi khó lường, xuất hiện các ca "siêu bệnh lậu" đề kháng kháng sinh dữ dội - ảnh minh họa từ internet
Hướng dẫn mới của Hiệp hội Sức khỏe tình dục và HIV dựa trên các ca "siêu bệnh lậu" được phát hiện trong thời gian qua tại nước này. Ngay từ bệnh nhân đầu tiên, một người đàn ông được cho là mắc bệnh lậu "nặng nhất thế giới", nguồn gốc từ "tình một đêm" với cô gái không rõ nhân thân mà anh đã gặp ở Đông Nam Á, phát hiện hồi tháng 3-2018, các bác sĩ đã phải thử hàng loạt loại thuốc và đã có lúc tưởng chừng như không cứu được bệnh nhân.
Ngành y tế nước Anh tiếp tục phát hiện thêm vài ca nữa. Các bước phân tích cho thấy vi khuẩn họ mắc phải đúng là vi khuẩn bệnh lậu nhưng đã biến đổi khó lường và trở nên đề kháng hầu hết các loại kháng sinh thông thường.
Tuy nhiên, trước khi có thể tìm ra một loại thuốc mới hiệu quả hơn để đối phó với siêu bệnh lậu, Hiệp hội Sức khỏe tình dục và HIV khuyến nghị các bác sĩ cần dùng một liều tấn công mạnh, vốn được chứng minh là giúp các bệnh nhân trước khỏi bệnh.
Theo đó, các bác sĩ nên ngừng dùng azithromycin, loại thuốc từng được kết hợp với kháng sinh ceftriaxone như phương sách đầu tiên đối với người mắc bệnh lậu. Tuy cách dùng này nhẹ nhàng hơn với bệnh nhân, tác dụng phụ cũng giảm nhưng với một siêu vi khuẩn bệnh lậu, nó không những không diệt được mà chỉ làm các phương thuốc sau kém hiệu quả.
Thay vào đó, bác sĩ được khuyến nghị dùng đến 1 g kháng sinh ceftriaxone, tức gấp đôi liều tối đa 500 mg mà ngành y tế Anh sử dụng trước đây và gấp 4 lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 250 mg.
Bệnh lậu là một bệnh tình dục rất phổ biến; mỗi năm nước Anh ghi nhận được tới 45.000 ca, trong khi ở Mỹ là 820.000 ca. Triệu chứng phổ biến là xuất huyết từ dương vật hoặc âm đạo, đau khi tiểu, sưng bao quy đầu, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt và đau bụng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lậu có thể gây vô sinh, viêm vùng chậu, viêm khớp và thậm chí đe dọa tính mạng.
A.Thư
Theo docbao.vn
Thờ ơ sức khỏe đến mấy quý ông cũng phải đi khám khi "cậu nhỏ" có những dấu hiệu sau "Cậu nhỏ" dù có bất cứ dấu hiệu bất thường nào đều đáng lưu ý (màu sắc thay đổi, đau nhức, ra máu hoặc tiết dịch khác lạ)... 1. Bầm tím Những vết bầm tím xuất hiện và lan mạnh khi các mạch máu nhỏ xíu ở dưới bề mặt da bị ra máu. Chúng thường là kết quả của những vết thương...