Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới lên mức 38.157.733
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22 giờ ngày 13/10 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 38.157.733 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.087.040 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 26/9/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Toàn thế giới có trên 28,68 triệu bệnh nhân hồi phục, tuy nhiên vẫn còn khoảng 1% số bệnh nhân COVID-19 đang phải điều trị tích cực.
My tiêp tuc la quôc gia chiu anh hương năng nê nhât vơi 8.044.057 ca măc va 220.174 ca tư vong. Tiêp đên la Ân Đô vơi 7.203.958 ca măc va 110.116 ca tư vong, Brazil vơi 5.103.408 ca măc va 150.709 ca tư vong.
Tại châu Á, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo nước này ghi nhận 13 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, trong đó có 7 ca nhập cảnh và 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là các ca lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên ở Trung Quốc trong gần 2 tháng qua. Tất cả các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng được ghi nhận ở tỉnh Sơn Đông. Lần gần đây nhất Trung Quốc có các ca lây nhiễm trong cộng đồng là vào ngày 15/8 với 4 ca đều ở Khu tự trị Tân Cương.
Cùng ngày, Hàn Quốc thông báo số ca nhiễm mới tăng trở lại mức 3 con số, sau 5 ngày liên tục ở mức 2 con số, trong bối cảnh vẫn xuất hiện các ổ dịch lẻ tẻ trên toàn quốc và số ca nhập cảnh tăng khi các biện pháp giãn cách xã hội nới lỏng đã có hiệu lực trong tuần này. Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA), nước này ghi nhận thêm 102 ca nhiễm mới (trong đó có 69 ca lây nhiễm trong cộng đồng), tăng so với 98 ca ghi nhận ngày 12/10 và 58 ca ngày 11/10. Từ ngày 13/10, người dân Hàn Quốc phải đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, tại các cơ sở y tế và các điểm tụ tập. Bắt đầu từ tháng 11, người vi phạm quy định này có thể bị phạt 100.000 won (87 USD).
Video đang HOT
Tại Đông Nam Á, trụ sở Hội đồng lập pháp của thủ đô Jakarta (Indonesia) ngày 13/10 đã bị phong tỏa sau khi ít nhất 41 nhà lập pháp và nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Tổng Thư ký Hội đồng Indra Iskandar cho biết tòa nhà Nusantara 1 – nơi tập trung văn phòng riêng của các đại biểu và phòng họp chính – sẽ đóng cửa tới ngày 8/11 để khử trùng trong khi những người mắc bệnh đã tự cách ly. Trước đó, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cũng đã yêu cầu đóng cửa khu phức hợp Hội đồng lập pháp địa phương sau khi hàng chục người tại đây mắc COVID-19. Thủ đô Jakarta hiện vẫn là tâm dịch của Indonesia với trên 88.100 ca mắc, trong đó có trên 1.920 ca tử vong.
Bộ Y tế Philippines ghi nhận 1.990 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày thấp nhất trong vòng 3 tuần qua tại quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại đây đã tăng lên tới 344.713 ca, vẫn ở mức cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, với thêm 40 ca bệnh không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 ở Philippines hiện tăng lên thành 6.372 ca.
Tâm dịch của châu Á là Ấn Độđã ghi nhận tín hiệu tích cực khi chỉ có thêm 55.342 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Đây là số ca nhiễm theo ngày thấp nhất ở Ấn Độ kể từ giữa tháng 8, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 7,18 triệu ca, trong đó có 109.856 ca tử vong (sau khi có thêm 706 ca). Theo Bộ Y tế Ấn Độ, số các ca nhiễm mới theo ngày đang có xu hướng giảm trong 5 tuần qua.
Tình hình dịch tại châu Âu vẫn đang diễn biến phức tạp. Giới chức Pháp cho biết số bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các khu chăm sóc đặc biệt ở nước này đã tăng lên hơn 1.500 ca trong ngày 12/10, mức cao nhất kể từ ngày 27/5. Điều này làm tăng quan ngại các biện pháp hạn chế sẽ được áp đặt trên cả nước.
Ngày 13/10, số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại Nga đã lên mức cao nhất trong 24 giờ kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát hồi đầu năm nay. Cụ thể, quốc gia châu Âu này đã ghi nhận thêm 13.868 ca mắc mới COVID-19 và 244 trường hợp tử vong, đưa tổng số người nhiễm và tử vong do virus SARS-CoV-2 lên lần lượt là 1.326.178 và 22.966 người.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cũng đã ký ban hành sắc lệnh mới hạn chế một số hoạt động nhằm đối phó dịch COVID-19 đang có dấu hiệu tiếp tục tăng tại quốc gia này. Điểm mới trong sắc lệnh mới ban hành là cấm tổ chức tiệc riêng (cả trong nhà và ngoài trời) với số người tham dự vượt quá 6 người không sống cùng nhà. Các nhà hàng, quán bar sẽ phải đóng cửa lúc 24h đêm và kể từ 21h chỉ được phục vụ tại bàn. Ngoài ra, sắc lệnh còn bắt buộc người dân đeo khẩu trang ngoài trời và trong nhà, khuyến cáo đeo khẩu trang ngay cả tại nơi ở khi có mặt người lạ không sống cùng nhà; đóng cửa các vũ trường, phòng khiêu vũ; đình chỉ các hoạt động trao đổi giáo dục, các chuyến tham quan, dã ngoại của học sinh. Đối với các rạp chiếu phim, nhà hát, sân vận động, số lượng khán giả giới hạn ở mức 200 người trong nhà và 1.000 người ngoài trời, đồng thời phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1 mét. Tuy nhiên, Chính phủ Italy cho phép tổ chức các hội chợ, hội nghị, các nghi lễ dân sự hay tôn giáo (như đám cưới), các bữa tiệc sau các buổi lễ có thể diễn ra với sự tham dự của tối đa 30 người, và phải tuân thủ các giao thức và hướng dẫn đã có hiệu lực.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã phải cách ly sau khi tiếp xúc với một trường hợp mắc COVID-19. Ông Morawiecki không có triệu chứng mắc bệnh và sẽ tiếp tục điều hành chính phủ trong thời gian cách ly. Bộ Y tế Ba Lan thông báo nước này ghi nhận thêm 5.068 ca mắc COVID-19. Đây là lần thứ hai số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở Ba Lan lên tới trên 5.000 người kể từ khi đại dịch bùng phát. Tính đến nay, Ba Lan ghi nhận tổng cộng 135.278 ca mắc COVID-19 và 3.101 trường hợp tử vong.
Liên quan công tác bào chế vaccine phòng COVID-19, hãng Johnson & Johnson (J&J) thông báo đã tạm ngừng thử nghiệm do một trong những tình nguyện viên tham gia có vấn đề về sức khỏe. J&J cho biết các phản ứng phụ có thể xảy ra đối với bất kỳ nghiên cứu lâm sàng nào, đặc biệt là những nghiên cứu lớn. Theo quy định, J&J đã ngừng thử nghiệm để xác định xem trường hợp trên có phải liên quan đến loại thuốc thử nghiệm và có nên tiếp tục nghiên cứu hay không. Hiện vaccine phòng ngừa COVID-19 của J&J đang được thử nghiệm tại Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, Peru và Nam Phi.
Dịch COVID-19: Philippines ghi nhận hơn 4.300 ca mới
Ngày 15/8, Bộ Y tế Philippines (DOH) thông báo thêm 4.351 ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia này lên 157.918 ca.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines ngày 28/7/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo DOH, số bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi tại quốc gia này cũng tăng lên mức 72.209, sau khi có thêm 885 ca được công bố khỏi bệnh trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì dịch bệnh tại Philippines là 2.600 ca, cao hơn 159 ca so với một ngày trước. Vùng đô thị Manila vẫn là địa phương ghi nhận số ca mắc mới cao nhất cập nhật trong ngày 15/8, với 2.460 ca. Cũng theo DOH, Philippines đã tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho hơn 1,8 triệu người.
Để cân bằng giữa ưu tiên chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế, Philippines hiện triển khai chính sách phong tỏa theo từng khu vực, cộng đồng hoặc tuyến phố để giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch. Đầu tuần tới, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ công bố phân loại cấp độ phong tỏa với vùng đô thị Manila, các tỉnh phụ cận gồm Bulacan, Cavite, Laguna và Rizal.
*Cũng trong ngày 15/8, Indonesia thông báo tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại quốc gia này tăng lên 137.468 ca, thêm 2.345 ca so với một ngày trước đó. Tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này cũng tăng thêm 50 ca trong 24 giờ qua lên mức 6.071 ca.
*Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cũng thông báo thêm 46 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại vùng lãnh thổ này lên 4.406 ca. Trong số các ca mắc mới có 7 ca nhập khẩu và 39 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có 12 ca không rõ nguồn gốc. Hiện tại Hong Kong có 780 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị, trong đó có 27 ca trong tình trạng nguy kịch. Tính tới nay, tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại đặc khu này là 67 ca.
* Cùng ngày, Hàn Quốc đã quyết định áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn ở vùng đô thị Seoul sau khi số ca mắc mới trong ngày tại quốc gia này tăng lên 166 ca, mức cao nhất từng ghi nhận trong 5 tháng qua trong bối cảnh tốc độ lây lan dịch bệnh đang tăng nhanh đáng báo động.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 10/8/2020. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo quyết định mới được đưa ra sau cuộc họp đánh giá tình hình ứng phó dịch bệnh của chính phủ, kế hoạch giãn cách xã hội ở Seoul và vùng Gyeonggi phụ cận được nâng một cấp, lên cấp độ 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/8 và kéo dài 2 tuần. Tại cuộc họp, Thủ tướng Chung Sye-kyun nhận định tình hình dịch hiện tại đang ở mức độ nguy hiểm và nếu không sớm được kiểm soát, Hàn Quốc có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng dịch lan rộng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Giãn cách xã hội cấp độ 2 có nghĩa là các cơ sở công cộng như thư viện, phòng triển lãm, viện bảo tàng sẽ chỉ được phục vụ tối đa 50% công suất bình thường, xét về số lượng khách tới thăm. Các trung tâm phúc lợi và nhà trẻ được khuyến cáo tạm ngừng hoạt động. Các hoạt động tụ tập quy mô lớn như lễ hội, triển lãm thương mại với số người tham gia ước tính hơn 50 người (sự kiện trong nhà) và 100 người (sự kiện ngoài trời) sẽ phải hủy hoặc hoãn. Các trường học cần kết hợp cả 2 hình thức học trực tuyến hoặc trực tiếp đến lớp, các sự kiện thể thao trở lại hình thức thi đấu không khán giả.
Các cơ sở kinh doanh tư nhân được cho là có nguy cơ lây nhiễm cao như quán bar, karaoke, phòng tập thể hình, phòng hòa nhạc, trung tâm logistics, trung tâm luyện thi với hơn 300 người trở lên và các nhà hàng buffet được phép hoạt động nhưng cần tuân thủ các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt. Quán cafe và nhà hàng thông thường vẫn được hoạt động. Các cơ sở kinh doanh này sẽ phải đóng cửa nếu tình hình không cải thiện trong vòng 2 tuần tới. Các công ty, cả tư nhân và công lập, cần phải cho người lao động các lựa chọn làm việc linh hoạt như làm việc từ xa để giảm số người cùng làm việc tại một địa điểm.
Philippines nói Biển Đông vẫn 'bất ổn' Quân đội Philippines cho rằng tình hình Biển Đông vẫn biến động, giữa lúc Trung Quốc tiếp tục "hành động gây hấn" và Mỹ tăng cường tuần tra hàng hải. Philippines muốn sớm có một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm ngăn chặn các hành động thù địch vì đây là khu vực dễ bùng nổ xung đột, tổng tư...