Số ca nhiễm tăng cao, Đắk Lắk lập thêm bệnh viện dã chiến 1.500 giường
Bệnh viện dã chiến số 2 ở Đắk Lắk được thành lập sau khi địa phương ghi nhận hơn 1.200 ca mắc Covid-19 chỉ trong vòng 14 ngày. Trong đó, 892 ca bệnh phát hiện trong cộng đồng.
Ngày 30/10, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến số 2 để điều trị bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện có quy mô 1.500 giường, trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Cư Kuin và đặt tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk ( phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột).
Cơ sở này có chức năng là cách ly, chăm sóc, điều trị bệnh nhân dương tính Covid-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ; thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ và có bệnh lý nền ổn định.
Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk từ ngày 27/4 đến nay, địa phương ghi nhận 3.874 ca mắc Covid-19. Trong đó, 1.754 trường hợp đang điều trị, 2.096 ca đã điều trị khỏi và 24 người tử vong.
Đắk Lắk thành lập thêm Bệnh viện dã chiến số 2 với quy mô 1.500 giường.
Trong 14 ngày qua (16-29/10), Đắk Lắk đã ghi nhận 1.246 trường hợp mắc mới, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, 892 ca phát hiện trong cộng đồng, chiếm tỷ lệ 71,6% số ca mắc phát hiện trong 14 ngày.
Những chùm ca bệnh chủ yếu liên quan đến các chợ, tiểu thương. Theo đánh giá cấp độ dịch, Đắk Lắk hiện ở cấp độ 3.
Trước tình hình diễn biến phức tạp, tỉnh Đắk Lắk dự kiến tăng số giường điều trị cho bệnh nhân Covid-19 lên 5.580 giường ở cả 3 tầng điều trị.
Trong đó Bệnh viện dã chiến số 1 và Bệnh viện dã chiến số 2 là 3.600 giường bệnh; Trung tâm y tế huyện Krông Búk 230 giường bệnh; Bệnh viện Đa khoa khu vực 333 là 300 giường bệnh; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh có quy mô 100 giường.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên sẽ mở rộng giường bệnh điều trị bệnh nhân trung bình, nặng, nguy kịch lên 700 giường bệnh. Các bệnh viện tuyến huyện, Bệnh viện Đa khoa khu vực 333, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh sẽ bố trí 5-20 giường bệnh để điều trị bệnh nhân nặng.
Đắk Lắk: Đường mới thông xe, chưa nghiệm thu đã hỏng, nứt vá chằng chịt
Trong quá trình chờ nghiệm thu, tuyến đường bê tông trên tỉnh lộ 9, đoạn qua huyện Krông Bông, Đắk Lắk đã xuất hiện nhiều vết nứt, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải khắc phục ngay.
Đường chưa kịp bàn giao đã hỏng
Theo phản ánh của người dân, dù chưa được bàn giao, nghiệm thu nhưng tuyến đường dẫn đầu cầu tại Km 20 670 thuộc tỉnh lộ 9 (hướng về huyện Krông Pắk, Đắk Lắk), do Công ty TNHH Hoài Ân (Đắk Lắk) thi công hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, mặt đường bong tróc, xuất hiện nhiều vết nứt.
Ngày 29/10, PV Infonet đã có mặt tại tuyến đường trên để ghi nhận thực tế. Theo ghi nhận tại hiện trường, gần như toàn bộ mặt đường trên tuyến đường dẫn đầu cầu tại Km 20 670 thuộc tỉnh lộ 9 hướng về huyện Krông Pắk đã bị bong tróc, để lộ phần đá dăm lởm chởm.
Mặt đường bong tróc, lộ đá dăm lởm chởm
Ngoài ra, dọc tuyến đường này còn xuất hiện nhiều vết nứt lớn, trông rất phản cảm. Phía đơn vị thi công đã cho đổ một lớp Xika (vật liệu chống thấm - PV) lên bề mặt để xử lý bong tróc nhưng không hiệu quả. Còn tại những vết nứt, nhà thầu dùng nhựa đường để vá, nối.
Anh Mai Minh Quý, tài xế thường qua lại tuyến tỉnh lộ 9 cho hay: "Mới mấy tháng trước tôi thấy làm lễ thông đường, thông cầu. Đến nay, tôi đi lại thì thấy máy móc đào bới, sửa chữa, không rõ là do mưa gió, thiên tai hay do chất lượng kém".
Nhà thầu đang thi công lại những điểm chưa đảm bảo chất lượng.
Theo tìm hiểu của PV, tuyến đường nói trên thuộc dự án cầu Cư Păm (tại Km 21 050, tỉnh lộ 9, đoạn qua huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), có tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.
Đơn vị thi công là liên danh các nhà thầu gồm: Công ty Đại Thiên Trường, Công ty Đại Việt, Công ty TNHH Hoài Ân.
Dự án này được khởi công đầu năm 2020, đến đầu tháng 6/2021 đã được cho phép thông xe nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao.
Không đảm bảo sẽ phải làm lại
Ông Phan Xuân Bách, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thông tin, gói thầu đường dẫn đầu cầu tại Km 20 670 (hướng về huyện Krông Pắk), do Công ty TNHH Hoài Ân (Đắk Lắk) thi công có giá trị hợp đồng hơn 12 tỷ đồng. Đến nay, công trình vẫn chưa được nghiệm thu, bàn giao.
Ông Bách cho hay, đoạn đường xuất hiện các điểm hư hỏng được thi công trước khi làm cầu nên xe cộ đi lại nhiều. Do mưa gió, lượng xe di chuyển qua lại nhiều nên các điểm trét nhựa đường ở các khe co giãn giữa các tấm bê tông bị hở, bị thấm nước xuống nền, chưa đảm bảo chất lượng công trình giao thông.
"Khi đến kiểm tra, tôi đã phát hiện công trình chưa đảm bảo nên yêu cầu nhà thầu xử lý lại. Đối với việc mặt đường bong tróc, hiện nhà thầu đang thử nghiệm bằng Xika. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu nhà thầu làm lại", ông Bách chia sẻ.
Theo ông Phan Xuân Bách, việc một số hạng mục tại dự án chưa đảm bảo sẽ gây lãng phí xã hội, khi không phát huy kịp thời hiệu quả của dự án.
Nhiều vị trí mặt đường bị bong tróc, các khe hở chưa đảm bảo.
Được biết, năm 1979, cầu Cư Păm (hay còn gọi là cầu chữ V) bắc qua sông Krông Na, nối giữa hai xã Hòa Tân và Khuê Ngọc Điền (huyện Krông Bông) được xây dựng, có chiều dài 80m, phục vụ việc giao thương, đi lại của hàng nghìn hộ dân trong và ngoài huyện.
Cuối năm 2016, do ảnh hưởng của mưa lũ, cây cầu này bị hư hỏng, xuống cấm trầm trọng. Chính quyền địa phương cũng như người dân các huyện Krông Bông, Krông Pắk luôn mong ngóng được xây dựng cầu mới, phục vụ giao thương, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông.
Đến nay, cầu Cư Păm mới được xây dựng cách cầu cũ khoảng 60m; quy mô thiết kế vĩnh cửu với 5 nhịp đã hoàn thành. Tuy nhiên, khi chứng kiến các hạng mục trong dự án có dấu hiệu xuống cấp sớm, bà con không khỏi lo ngại, đặt dấu hỏi về chất lượng công trình liệu có đảm bảo an toàn giao thông lâu dài sau khi chính thức được nghiệm thu, đưa vào sử dụng.
Những vết nứt lớn ngang mặt đường.
Việc xử lý các vết nứt nếu không đảm bảo chất lượng, không an toàn cho các phương tiện lưu thông sẽ không được chủ đầu tư nghiệm thu.
Về mặt chất lượng công trình, ông Bách cho rằng, khi nghiệm thu đánh giá, bàn giao dự án sẽ có đoàn của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị quản lý, khai thác tuyến kiểm tra, thẩm định. Do đó, nếu nhà thầu thi công công trình không đảm bảo chất lượng thì Ban không đồng ý và chắc chắc các đơn vị khác sẽ ý kiến, không chấp nhận.
Trường hợp nào người từ Hà Nội về Bắc Giang cần giấy xét nghiệm? Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định, chỉ xét nghiệm Covid-19, theo dõi cách ly y tế với người từ Hà Nội về tỉnh dự các sự kiện đông người. Liên quan đến việc xét nghiệm, cách ly người từ Hà Nội về Bắc Giang, sáng 28/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang...