Số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng trở lại ở châu Âu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/3 cho biết số ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 đang tăng trở lại tai châu Âu sau 6 tuần giảm.
Phát biểu tại họp báo, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết, số ca nhiễm tại châu Âu tuần trước tăng 9%, lên trên 1 triệu ca mới/tuần, đồng nghĩa rằng giai đoạn 6 tuần có số ca nhiễm mới giảm sắp kết thúc.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Vacsava, Ba Lan, ngày 1/3/2021. Ảnh: PAP/TTXVN
Ông Kluge cảnh báo: “Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng trở lại của số ca nhiễm mới ở Trung và Đông Âu. Số ca nhiễm mới cũng tăng ở một số nước Tây Âu, nơi tỷ lệ nhiễm vốn đang rất cao”. Ông nhấn mạnh cần tăng cường chiến dịch tiêm chủng.
WHO khu vực châu Âu gồm 53 quốc gia và việc tiêm phòng đã được tiến hành ở 45 nước trong số này. Theo số liệu của hãng tin AFP dựa trên các thống kê chính thức, đến nay 2,6% dân số Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm đủ 2 liều vaccine và 5,4% đã được tiêm một liều.
Video đang HOT
Cùng ngày, Ukraine thông báo ghi nhận 2 ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi.
Trong khi đó, Hungary đã thông báo áp đặt phong tỏa do số ca nhiễm mới tăng cao. Ngày 4/3, nước này ghi nhận 6.278 ca mắc mới, mức cao nhất trong 3 tháng qua, và số ca tử vong do COVID-19 tăng đột biến lên 152 ca.
Chánh Văn phòng Thủ tướng, ông Gergely Gulyas ngày 4/3 cho biết tất cả các cửa hàng, trừ hàng ăn và hiệu thuốc và hàng giao đi, sẽ phải đóng cửa từ ngày 8- 22/3. Chính phủ cũng đang cân nhắc tăng hỗ trợ cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng của quyết định này.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhà chức trách đã khởi động các điểm kiểm soát trên toàn quốc nhằm giám sát việc tuân thủ quy định phòng dịch trong trạng thái “bình thường mới”. Suốt cả ngày, các đội cảnh sát và quan chức thực thi pháp luật địa phương đã túc trực tại các con phố, đại lộ và các quảng trường chính ở thành phố đông đúc nhất Istanbul.
Hàng nghìn cảnh sát cơ động và phương tiện cảnh sát đi tuần tra khắp thành phố, chủ yếu tập trung vào các quán cà phê và nhà hàng. Thông qua loa phóng thanh, các sở cảnh sát thông báo với người dân: “Để cuộc sống trở lại bình thường, chúng ta phải tuân thủ mọi quy định”.
Theo kế hoạch bình thường mới được thông báo ngày 1/3, toàn bộ 81 tỉnh, thành được chia thành các cấp khác nhau (thấp, trung bình, cao và rất cao) tùy theo tỷ lệ nhiễm và tiến trình tiêm phòng. Giai đoạn bình thường có kiểm soát đã bắt đầu ở các vùng được xếp loại có nguy cơ thấp, trung bình và cao. Istanbul với hơn 16 triệu dân thuộc loại có nguy cơ cao. Thống đốc Istanbul, ông Ali Yerlikaya cho biết muốn đưa thành phố này xuống mức nguy cơ thấp trong một thời gian ngắn kiểm tra toàn diện.
Trong khi đó, tại tỉnh Amasya, bên bờ biển Đen, nơi được xếp vào loại nguy cơ rất cao, chính quyền địa phương kêu gọi người dân ở trong nhà ít nhất 14 ngày, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. Tất cả các tỉnh đều đánh giá định kỳ và mức xếp loại bình thường hóa của từng nơi sẽ được cập nhật phù hợp với quy định mới.
Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêm phòng cho hơn 9,5 triệu người bằng vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc). Hơn 7,3 triệu người được tiêm mũi đầu và 2,2 triệu người đã được tiêm đủ hai mũi.
EU hạ dự báo tăng trưởng kinh tế
Ngày 5/11, Ủy ban châu Âu (EC) nhận định làn sóng lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm chậm lại đà phục hồi, cảnh báo nền kinh tế khu vực sẽ không quay trở lại bình thường vào trước năm 2023.
Trong dự báo mới nhất, EC nhận định nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tăng trưởng ở mức 4,2% trong năm tới, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 6,1% được đưa ra vào tháng 7. EC cho rằng nền kinh tế khu vực đang hạ nhiệt dù ghi nhận sự phục hồi tốt hơn dự báo vào giữa năm nay. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Eurozone sẽ giảm 7,8% trong năm 2021, thay vì giảm ở mức 8,7% như dự báo trước đó.
Trong tuyên bố, Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis cho biết dự báo này được đưa ra trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai đang gây ra nhiều rủi ro và hủy hoại hy vọng về khả năng phục hồi nhanh chóng của châu Âu. Ông cảnh báo sớm nhất là năm 2022, GDP của EU mới có thể trở về như trước dịch bệnh bùng phát.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Burgos, Tây Ban Nha ngày 21/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Tây Ban Nha, Bộ trưởng Kinh tế Nadia Calvino lại tỏ ra lạc quan hơn, khi cho rằng đà phục hồi kinh tế của Tây Ban Nha sẽ được duy trì chừng nào nước này còn kiểm soát tốt dịch bệnh. Tăng trưởng GDP trong quý III đã đạt mức kỷ lục là tăng 16,7% so với quý trước, sau khi nước này dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc vào tháng 6, giúp kinh tế phục hồi từ mức suy thoái nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, trong những tuần qua, chính quyền Tây Ban Nha đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới đối với hoạt động kinh tế để làm chậm lại đà lây nhiễm.
Tại Đức, các số liệu chính thức cho thấy xu hướng phục hồi của các đơn hàng công nghiệp đã bị chậm lại trong tháng 9, trong bối cảnh chính phủ áp đặt các biện pháp mới nhằm ứng phó với tình trạng số ca nhiễm tăng mạnh. Cụ thể, các đơn hàng công nghiệp chỉ tăng 0,5% so với tháng 8, con số này thấp hơn nhiều so với mức dự báo 1,5%. Nguyên nhân giúp các đơn hàng công nghiệp vẫn có thể duy trì đà tăng là do nhu cầu nội địa tăng 2,3% trong tháng 9, trong khi đơn đặt hàng của nước ngoài giảm 0,8%.
Kể từ tháng 5 vừa qua, ngành sản xuất đã được hưởng lợi từ đà phục hồi kinh tế Đức, giúp các đơn hàng trở về gần với mức đạt được trong quý IV/2019, thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát. Số đơn đặt hàng của ngành sản xuất ô tô, đầu tàu nền kinh tế Đức, đã tăng mạnh ở mức 5,1%.
Sau khi Đức dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, kinh tế nước này đã tăng trưởng ở mức 8,2% trong quý III. Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa mới của Thủ tướng Đức Angela Merkel nhằm khống chế làn sóng dịch bệnh thứ 2 nhiều khả năng sẽ tác động mạnh tới nền kinh tế nước này một lần nữa.
Dịch COVID-19: Anh phong tỏa toàn bộ khu vực England Các chính phủ ở châu Âu hiện đang phải nỗ lực ngăn chặn làn sóng thứ hai của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vốn đã khiến hơn 11 triệu người mắc bệnh. Người dân di chuyển trên phố ở Bolton, phía Bắc vùng England. Ảnh: AFP/TTXVN Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo lệnh phong tỏa toàn khu vực England...