Số ca nhiễm dịch ở Vũ Hán mới chỉ là ‘phần nổi tảng băng trôi
Chuyên gia y tế cho rằng số ca nhiễm virus corona ở Vũ Hán trên thực tế cao hơn nhiều con số công bố chính thức khi có nhiều trường hợp bệnh nhân không được chẩn đoán và ghi nhận.
Kể từ khi bùng phát dịch virus corona vào tháng 12/2019 đến nay, Vũ Hán đã xác nhận hơn 5.000 trường hợp nhiễm bệnh, chiếm khoảng 1/3 tổng số ca nhiễm bệnh trên khắp Trung Quốc đại lục, theo South China Morning Post.
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế lo ngại rằng con số thực có thể cao hơn nhiều vì bệnh nhân chỉ được xác nhận nhiễm bệnh sau hai lần xét nghiệm dương tính với chủng virus corona mới. Do thiếu bộ dụng cụ xét nghiệm, con số được công bố hiện nay có thể thấp hơn nhiều so với thực tế.
Thiếu bộ dụng cụ xét nghiệm khiến nhiều bệnh nhân nhiễm virus corona không được phát hiện kịp thời. Ảnh: Xinhua.
Giáo sư David Hui Shu-cheong, chuyên gia về hô hấp của Đại học Hong Kong, cho biết con số chính thức ở Vũ Hán có thể “chỉ là phần nổi của tảng băng trôi” vì nó chỉ phản ánh các trường hợp cấp tính khi bệnh nhân nhập viện.
“Có rất nhiều trường hợp trong cộng đồng vẫn chưa được chẩn đoán – không giống như ở Hong Kong, bệnh nhân nhiễm bệnh được chăm sóc cẩn thận hơn, bao gồm cả những trường hợp bệnh nhẹ. Mười trong số 15 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh (ở Hong Kong) thậm chí không cần phải thở oxy”, ông Hui nói.
CCTV dẫn lời Li Lanjuan, thành viên của hội đồng chuyên gia về virus corona thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cho biết vì không có đủ bộ dụng cụ xét nghiệm ở Vũ Hán nên không phải ai cũng được xét nghiệm.
“Tại Vũ Hán lúc này, bệnh nhân không thể được phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, cách ly sớm và điều trị sớm. Tôi hy vọng đất nước Trung Quốc có thể hỗ trợ thêm cho Vũ Hán”, ông Li nói.
Một bác sĩ giấu tên tại Bệnh viện Union ở Vũ Hán cho biết nhân viên y tế chỉ có thể kiểm tra khoảng 100 bệnh nhân mỗi ngày và họ phải chờ 48 giờ để có kết quả.
“Khi Ủy ban Y tế Quốc gia công bố các con số, bệnh nhân đã được xét nghiệm nhiễm bệnh từ hai ngày trước. Chúng tôi cũng phải bỏ qua những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ dù biết rằng nhiều người trong số họ sẽ quay lại sau khi bệnh nặng hơn. Nhưng chúng tôi không có đủ chỗ và đủ giường bệnh”, bác sĩ này nói với South China Morning Post.
Đồ họa: Minh Hồng.
Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Hong Kong đăng trên tạp chí The Lancet ước tính cho tới ngày 25/1, chỉ tính riêng trong thành phố Vũ Hán đã có 75.815 người nhiễm virus corona, cao gấp nhiều lần so với con số được công bố chính thức.
Giáo sư Gabriel Leung từ Đại học Hong Kong cho biết không phải ai bị nhiễm virus corona cũng tìm đến các cơ sở y tế để được chăm sóc. “Trong khi bệnh dịch do virus mới lan rộng làm tăng nhu cầu thăm khám cấp thiết, còn hệ thống y tế lại đang bị quá tải, nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm có thể không được tính trong con số công bố chính thức”, giáo sư Leung nói.
Tian Yulong, kỹ sư trưởng của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, hôm 1/2 cho biết hiện chỉ có thể đạt được 60-70% năng lực sản xuất, tức mỗi ngày có thể sản xuất được 773.000 bộ dụng cụ xét nghiệm,
Chính phủ Trung Quốc hôm 3/2 cho biết việc sản xuất các bộ dụng cụ xét nghiệm bị gián đoạn do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng sẽ sớm có thêm để cung cấp cho các bệnh viện.
Số người chết vì virus corona Trung Quốc tăng lên 425 người với 2.345 ca nhiễm mới cho tới hết ngày 3/2. Tổng số ca nhiễm virus trên toàn thế giới đã lên tới 20.625 ca.
Bên trong bệnh viện dã chiến vừa xây xong tại Vũ Hán
Một trong hai bệnh viện vừa được xây dựng ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân ngay hôm nay.
Theo news.zing.vn
Thái Nguyên: Chủ động phương án sẵn sàng ứng phó dịch virus Corona
Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trên phạm vi cả nước, sáng 31/1, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp với các cấp, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh này.
Theo đó, Thái Nguyên là địa phương có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao do có vị trí địa lý là đầu mối giao lưu của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với nhiều trường đại học và cao đẳng, chuyên nghiệp và các khu công nghiệp phát triển... nên số lượng người tập trung rất lớn và thường xuyên biến động.
Trước tình hình đó, để phòng chống dịch bệnh, tỉnh Thái Nguyên đã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh do ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban. Đồng thời, tỉnh còn ban hành Chỉ thị 01/CT- UBND về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Tỉnh Thái Nguyên họp Ban chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp sáng 31/1.
Qua đó, kế hoạch triển khai phòng, chống dịch bệnh virus Corona đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh Thái Nguyên khẩn trương xây dựng với 3 tình huống xảy ra gồm: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại Thái Nguyên; Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh Thái Nguyên; Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Với mỗi tình huống, Ban Chỉ đạo đều đưa ra các phương án điều hành ở các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã về việc thông tin, tuyên truyền, cũng như các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, sự phối hợp liên ngành của các cơ quan chuyên môn.
Đến thời điểm này, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thường xuyên, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa ghi nhận trường hợp bệnh dịch virus corona nào. Tuy nhiên, một số địa phương, đơn vị trên địa bàn đã có những động thái chủ động nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng theo dõi sát sao việc công dân nhập cảnh từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào địa bàn tỉnh và cho đến nay, không ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào.
Cũng tại cuộc họp, ông Trịnh Việt Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh ở người nói chung và dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra nói riêng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu để người dân chủ động việc phòng tránh. Ngoài ra, cần thông tin rộng rãi các khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên phải quản lý chặt chẽ thông tin, xử lý nghiêm những trường hợp đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh này trên mạng xã hội, tránh gây hoang mang trong dư luận.
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gồm 18 người là cán bộ, lãnh đạo và nhân viên y tế của bệnh viện.
Trước đó, ngày 30/1, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập 45 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona, trong đó, bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên được thành lập 2 đội.
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona vào chiều 31/1.
Ông Nguyễn Công Hoàng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho biết, các đội cơ động có nhiệm vụ thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu và mức độ dịch; Thực hiện theo lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch nCoV.
Thành phần của mỗi Đội cơ động bao gồm: 1 lãnh đạo bệnh viện; 1 bác sĩ hồi sức cấp cứu; 1 bác sĩ truyền nhiễm; 1 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn; 1 điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm; 1 lái xe. Mỗi Đội cơ động sẽ được trang bị 1 xe ô tô cứu thương với đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu trên xe như máy thở cơ động, oxy, thuốc, dịch truyền, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn...
Khu vực cách ly người bệnh đã được chuẩn bị sẵn khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Các phương án đã được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó khi có dịch bệnh xảy ra.
Cũng tại cuộc họp, các ý kiến đều xoay quanh phương án đối phó khi có dịch bệnh xảy ra. Trong trường hợp nếu có dịch bệnh, toàn bộ khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều trị và cách ly người bệnh. Khi đó, bệnh nhân trong khoa sẽ được chuyển đến địa điểm khác để nhường chỗ cho các bệnh nhân nhiễm dịch Corona.
Đồng thời, các nhân viên y tế của khoa bệnh viện nhiệt đới sẽ phải cách ly hoàn toàn với các khoa bệnh khác và tuyệt đối không được trở về nhà trước khi dịch bệnh được dập tắt hoàn toàn. Trong tình hình đó, các phương án hỗ trợ và tiếp ứng về thuốc men, tư trang cho những người trong khu vực cách ly đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến và trao đổi cụ thể.
Theo danviet.vn
Xử phạt các đối tượng tung tin thất thiệt về virus Corona Trong ngày 31/1, nhiều đối tượng tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận về dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona đã bị xử phạt. Chiều 31/1, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ đã làm việc với đối tượng P.T.M.T (SN 1971, trú tại phường Vân Phú, TP.Việt Trì, tỉnh...