Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 200.000
Theo số liệu của Bệnh viện John Hopkins (Mỹ) ngày 18-3, số ca nhiễm bệnh do virus corona chủng mới COVID-19 đã lần đầu vượt mốc 200.000.
Nhân viên an ninh đeo khẩu trang tại Tử Cấm thành, Bắc Kinh, Trung Quốc – Ảnh: REUTERS
Tính tới tối 18-3 theo giờ Việt Nam, tổng số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận trên toàn thế giới là 201.436 ca.
Virus corona chủng mới được biết đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết virus đã lan sang hầu hết mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trung Quốc có số ca nhiễm nhiều nhất với 80.000 ca và hơn 3.000 người chết vì virus. Dù vậy những ngày gần đây tỉ lệ nhiễm và tử vong đã giảm.
Hai tâm dịch xếp sau Trung Quốc là Ý và Iran. Ý đã có hơn 31.000 ca nhiễm và hơn 2.000 người chết vì COVID-19, trong khi đó số ca nhiễm tại Iran hôm 18-3 là hơn 17.000 ca.
Video đang HOT
Truyền thông quốc gia Iran ngày 18-3 cho biết chỉ trong 24 giờ qua, nước này có thêm 147 ca tử vong vì virus corona.
Xịt khử trùng tại một ngôi đền ở Iran – Ảnh: REUTERS
Ngoài nước Ý, châu Âu nhìn chung cũng đang khốn đốn vì COVID-19. Tây Ban Nha ngày 18-3 cho biết tổng số trường hợp nhiễm virus corona chủng mới ở nước này là 13.716 ca, trong đó có 558 người chết.
Các nước châu Âu khác có trên 1.000 ca nhiễm tính tới 18-3 là Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Hà Lan, Na Uy, Áo, Bỉ và Thụy Điển. Tình hình tại Đan Mạch cũng khá căng thẳng khi đã ghi nhận 977 ca nhiễm tới nay.
Trên thế giới, châu Âu, châu Á và Trung Đông là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì virus corona. Số liệu tại châu Phi còn ít, nhưng cũng có biểu hiện lan rộng. Reuters ngày 18-3 cho biết Zambia đã ghi nhận hai ca nhiễm đầu tiên.
Hồi tuần trước, WHO đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
NHẬT ĐĂNG (tuoitre.vn)
WHO: Việt Nam rất cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống đại dịch
Trưởng đại diện WHO ông Kidong Park khẳng định, Việt Nam đã rất cảnh giác và có công tác chuẩn bị tốt, và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
Đêm 11/3 (theo giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức công bố sự bùng phát của dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
Với công bố này, WHO đã đưa Covid-19 vượt lên trên cả các dịch bệnh gây chết người như Ebola, Zika - những dịch bệnh này đều là trường hợp khẩn cấp quốc tế. Tại Việt Nam, Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam vẫn đang khoanh vùng, kiểm soát được dịch bệnh này. PV VOV đã có cuộc phỏng vấn ông Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam để trao đổi về câu chuyện này.
Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, ông Kidong Park trao đổi với phóng viên VOV.
PV: Thưa ông, Tổng giám đốc WHO đã công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, vậy chúng ta cần hiểu về điều này như thế nào?
Ông Kidong Park: Ngày 11/3, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố dịch Covid-19 là "đại dịch toàn cầu". Chúng ta đã có hơn 118.000 ca bệnh ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, hơn 4.290 người đã tử vong. Trong thời gian tới, chúng ta vẫn có thể thấy sự gia tăng các ca bệnh, cũng như số lượng người chết. Thế giới đã nhìn nhận Covid-19 là một đại dịch.
PV: Với việc WHO công bố Covid-19 là đại dịch, thì theo ông những biện pháp hiện nay của Việt Nam có đáp ứng được phòng chống dịch bệnh?
Ông Kidong Park: WHO nhận định tình hình hiện nay như là một đại dịch không phải chỉ vì mức độ lây lan, mà còn báo động về việc không hành động của một số nước. Việc tuyên bố này không có nghĩa là công tác ứng phó của Việt Nam cần phải thay đổi vì chúng tôi nhận thấy ngay từ đầu, chính phủ Việt Nam đã rất cảnh giác và có công tác chuẩn bị tốt, và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
PV: Hiện nay, đã có hơn 120 nước quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện bệnh nhân mắc Covid-19, tức là Việt Nam đối mặt với các ca xâm nhập từ trăm ngả. Vậy các giải pháp như cách ly tập trung, cách ly cộng đồng, giám sát tại nhà mà Việt Nam đang triển khai đã phù hợp hay chưa hay cần thay đổi thưa ông?
Ông Kidong Park: Theo tôi, cách tiếp cận, việc phát hiện tại chỗ, cách ly tại chỗ phù hợp hơn là lên bệnh viện. Việt Nam cần duy trì nỗ lực ứng phó dịch hiện nay và sẵn sàng cho diễn biến mới của dịch Covid-19./.
PV: Xin cám ơn ông!./.
Theo VOV
Những thành phố sầm uất trở thành "thành phố ma" vì nCoV Dịch viêm phổi do coronavirus chủng mới quét qua các thành phố sầm uất của Trung Quốc khiến những nơi này hoá thành những "thành phố ma" khi người dân hạn chế ra ngoài, các hoạt động thương mại, giải trí bị đình trệ. Bầu không khí tĩnh lặng đến nỗi trong một số công viên ở các đô thị lớn, người dân...