Số ca nhiễm Covid-19 ở TBN vượt Trung Quốc, y bác sĩ “phơi mình” trước virus
Số ca nhiễm Covid-19 ở Tây Ban Nha đã chính thức vượt qua Trung Quốc trong ngày 30.3, trong bối cảnh các nhân viên y tế bày tỏ sự bất bình vì chính phủ phản ứng chậm với đại dịch.
Theo Guardian, trung tâm hội nghị Ifema ở Madrid, Tây Ban Nha, từng gây ấn tượng với những khu vườn trong nhà tươi tốt, sân khấu trang trí công phu và khu vực thảm đỏ hoành tráng. Giờ đây, nơi này trở thành bệnh viện dã chiến lớn nhất cả nước, nhờ sự vào cuộc của quân đội.
Hàng ngàn giường bệnh được xếp thành hàng ở khu hội nghị, trong bối cảnh Tây Ban Nha là quốc gia châu Âu thứ hai sau Italia vượt Trung Quốc về số ca nhiễm Covid-19.
Tính đến ngày 30.3, Tây Ban Nha ghi nhận tổng cộng 85.195 người nhiễm virus, tăng 6.398 ca so với ngày hôm trước và chính thức vượt qua Trung Quốc. Số ca tử vong của Tây Ban Nha hiện lên tới 7.340, mức cao thứ hai trên thế giới sau Italia.
Những con số thống kê mới nhất cho thấy dịch bệnh ở Tây Ban Nha đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Khoảng 12.298 nhân viên y tế được xác định dương tính với Covid-19 ở Tây Ban Nha, theo thống kê chính thức. Con số này tương đương khoảng 14% tổng số ca nhiễm.
Y bác sĩ ở bệnh viện Quiron, Barcelona, dành một phút mặc niệm tưởng nhớ đồng nghiệp mới qua đời vì Covid-19.
Ở một số thành phố của Tây Ban Nha, tốc độ lây nhiễm tăng vọt khiến hệ thống y tế quá tải. “Bệnh viện của tôi có 265 giường, mà nay có tới 700 bệnh nhân”, bác sĩ Ana Giménez, công tác tại bệnh viện Infanta Leonor ở Madrid, nói. “Hàng trăm người đang ngồi trên ghế hoặc nằm trên sàn, tất cả các bệnh viện ở Madrid đều quá tải”.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn do các y bác sĩ thiếu trang thiết bị bảo hộ. “Chúng tôi không có gì cả. Chúng tôi không có khẩu trang, chúng tôi không có găng tay, chúng tôi không có áo khoác chống thấm nước”, Ana nói. “Chúng tôi như đang ‘khỏa thân’ trong cuộc chiến chống virus”.
Video đang HOT
Trong khi người Tây Ban Nha dành hàng đêm bên cửa sổ và ban công của họ để hoan nghênh những nỗ lực của nhân viên y tế, chính phủ vẫn hứa rằng nguồn cung vật tư y tế đang trên đường vận chuyển. Trong khi đó, các nhân viên y tế buộc phải tìm cách tự chế các túi rác thành quần áo bảo hộ.
Ước tính 14% số ca nhiễm Covid-19 ở Tây Ban Nha là các y bác sĩ.
“Tôi không chắc liệu mình có lây nhiễm virus cho gia đình và đồng nghiệp hay không”, Ana chia sẻ nói. Cô nói mình có các triệu chứng giống cúm cách đây khoảng 10 ngày.
Cô vẫn chưa xét nghiệm, nhưng cấp trên của cô đã yêu cầu những người có triệu chứng nhẹ vẫn phải tiếp tục làm việc.
Chính phủ Tây Ban Nha đang hứng chịu sự chỉ trích từ dư luận vì phản ứng quá chậm chạp, kể từ khi virus bắt đầu lây lan đến quốc gia này. Người phải hứng chịu hệ quả chính là các nhân viên y tế.
Hàng ngày, họ phải đối mặt với những quyết định khó khăn, đó là xem bệnh nhân nhiễm Covid-19 nào cần dùng máy thở hơn. “Hầu hết chúng tôi, mỗi ngày tan ca và trở về nhà, đều khóc”, Ana nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
2 yếu tố hữu hiệu để kiểm soát dịch
Những kinh nghiệm trong quá trình chống dịch, khi người dân hiểu và tuân thủ sẽ đóng góp rất lớn vào công tác ngăn chặn nguồn lây.
Bộ xét nghiệm của Anh sẽ phân tích máu từ ngón tay, cho kết quả trong 15 phút - Ảnh: Sky News
Mở rộng xét nghiệm
Ông Anthony Costello - bác sĩ nhi và nguyên là trưởng ban sức khỏe bà mẹ, trẻ em và thanh thiếu niên của WHO - cho rằng ngay từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, WHO đã nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của xét nghiệm.
Tốc độ là điều quan trọng nhất, và có 3 điều thiết yếu là: theo dõi các ca bệnh có triệu chứng; xác minh ổ dịch trong gia đình họ và truy lại những người họ đã tiếp xúc; cách ly họ cho tới khi không còn lây bệnh nữa.
"Xét nghiệm là nền tảng của công tác phát hiện trong y tế cộng đồng nhằm chặn đứng một dịch bệnh", ông Anthony Costello khẳng định như vậy trong bài viết chia sẻ quan điểm trên báo Guardian (Anh) gần đây. Cũng theo ông, thực hiện giãn cách xã hội là một chiến lược khác, nhưng hiệu quả không hơn xét nghiệm.
Theo Reuters, nhờ triển khai xét nghiệm hàng loạt với 500.000 xét nghiệm/tuần mà Đức đã kiểm soát được tỉ lệ tử vong vì bệnh COVID-19 ở mức tương đối thấp. Tương tự, Hàn Quốc cũng làm chậm lại đà tăng của dịch bệnh nhờ mở rộng xét nghiệm.
Nếu ngày 1-3, Hàn Quốc có 3.736 ca bệnh và 21 người chết thì 3 tuần sau đó, tổng số ca nhiễm chỉ tăng gấp đôi, lên 8.897 ca với 104 người chết. Cùng thời gian này, Ý tăng từ 1.701 ca và 41 người chết lên 59.138 ca bệnh và 5.476 người chết.
Mấu chốt cho thành công của Hàn Quốc chính là tốc độ. Việc sớm triển khai xét nghiệm hàng loạt, theo dõi chặt lịch sử tiếp xúc và thực hiện cách ly bắt buộc với bất cứ ai gần nguồn lây virus. Thời gian thực hiện sớm việc này rất quan trọng.
Ở nhà!
Ông Anthony Fauci - giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, đồng thời là cố vấn y tế Nhà Trắng - nhấn mạnh nhiều về việc mọi người cần hiểu đúng vai trò của việc chủ động giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19. Mỹ đang trở thành tâm dịch cũng bởi vì còn những người trẻ chưa có nhận thức nghiêm túc về vấn đề này.
Một minh chứng lịch sử mà Đài BBC (Anh) chia sẻ từ đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra giai đoạn cuối Thế chiến 1 cho thấy chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc giãn cách xã hội.
Cụ thể, giữa đại dịch cúm Tây Ban Nha, tháng 9-1918, thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania), lúc đó đã có 600 người lính bị cúm, vẫn quyết định tổ chức duyệt binh trong khi thành phố Saint Louis, (bang Missouri) hủy bỏ, triển khai các biện pháp để giảm tụ tập đông người. Một tháng sau, hơn 10.000 người ở Philadelphia chết vì cúm Tây Ban Nha, trong khi số ca chết ở Saint Louis chưa tới 700 người.
Mặc dù duyệt binh không phải lý do duy nhất dẫn tới những khác biệt trong tỉ lệ tử vong vì cúm Tây Ban Nha, nhưng các số liệu thực tế cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp mà như ngày nay được biết đến với tên gọi giãn cách xã hội (social distance), hay duy trì khoảng cách xã hội.
Bị nói 'không phải ưu tiên', người phụ nữ nghi nhiễm virus chết ở nhà Một phụ nữ 36 tuổi đã chết tại căn hộ của mình ở phía nam London vì nghi ngờ nhiễm Covid-19 một ngày sau khi gọi 999 và được bảo tự chăm sóc tại nhà. Kayla Williams, một bà mẹ ba con, đã qua đời vào ngày 21/3, một ngày sau khi các nhân viên y tế được gọi đến nhà cô ở...