Số ca nhiễm các địa phương tiếp tục tăng
Các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Đăk Lăk… đều ghi nhận thêm nhiều ca Covid-19 trong cộng đồng; Phú Thọ lập viện dã chiến.
Theo báo cáo nhanh Sở Y tế ngày 23/10, Phú Thọ trong 24 giờ qua ghi nhận 40 ca mắc mới, gồm 24 ca cộng đồng. Trong đó, 22 ca ở Việt Trì, 12 ca Phù Ninh, 5 ca Lâm Thao, 1 ca Tam Nông. Toàn tỉnh có 2.508 F1; 10.898 F2 và 3.692 F3 đang được quản lý, theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly y tế phù hợp.
Kể từ ngày 13/10 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 292 ca mắc mới. Trong đó, Việt Trì (186 ca tại 18 xã, phường); thị xã Phú Thọ (4 ca tại 1 xã); huyện Lâm Thao (63 ca tại 11 xã, thị trấn); Phù Ninh (34 ca tại 8 xã, thị trấn) và Tam Nông (5 ca tại 2 xã). Có 3 xã tại huyện Phù Ninh phát sinh ca bệnh mới (Hạ Giáp, Phú Lộc và An Đạo).
Đánh giá cấp độ dịch, Phú Thọ đang ở cấp độ 2, là tỉnh ghi nhận số ca tăng nhanh nhất ở phía Bắc những ngày qua. Tỷ lệ tiêm một mũi vaccine cho người từ 65 tuổi trở lên đạt trên 85%; tuy nhiên tỷ lệ tiêm hai mũi vaccine còn thấp, chỉ khoảng 0,5%.
Ngày 22/10, huyện Lâm Thao lập Bệnh viện Dã chiến số 1 điều trị Covid-19, quy mô 40 giường bệnh, đặt tại Trạm y tế xã Kinh Kệ (cũ), thuộc địa bàn xã Phùng Nguyên.
Video đang HOT
Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Phú Thọ yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh tiếp tục dừng tổ chức dạy học trực tiếp, chuyển sang dạy học trực tuyến từ ngày 25/10.
Sáng nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội phát thông báo khẩn tìm người liên quan F0 làm việc tại tiệm làm tóc ở quận Đống Đa từ 8/10 đến 22/10. Trước đó, Hà Nội rà soát hơn 300 người liên quan 2 ca Covid-19 cộng đồng tại ngõ 67 Giáp Bát, Hoàng Mai.
Quảng Ninh đang truy vết dịch tễ sau khi ghi nhận ba ca từ Bình Dương về. Trong đó, hai F1 là mẹ và con gái bệnh nhân ở Hạ Long đã xét nghiệm âm tính. Dự kiến, Trường THPT Hòn Gai sẽ cho học sinh quay trở lại trường học từ ngày 23/10.
Hà Nam hôm quaphát hiện 21 trường hợp dương tính (trong đó: 11 trường hợp tại các khu cách ly tập trung, 8 trường hợp tại các khu phong tỏa, tại nhà và 2 trường hợp sàng lọc y tế). Tổng số ca cộng đồng từ 19/9 đến nay là 54. Ngành y tế tiếp tục phối hợp với các đơn vị truy vết, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tại các ổ dịch mới xuất hiện. Triển khai tiêm chủng và mở rộng điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả người tiếp xúc bệnh nhân Covid-19, cách ly y tế.
Nam Định ngày 22/10 ghi nhận 17 ca dương tính mới liên quan ổ dịch lớn nhất trên địa bàn ở xã Yên Hồng, huyện Ý Yên. Ổ dịch này phát hiện tổng cộng 51 ca chỉ trong vòng 5 ngày.
Quảng Bình trong 24 giờ qua đã tổ chức xét nghiệm cho 8.342 người và phát hiện 6 ca dương tính mới (gồm 4 ca về từ vùng dịch, 1 ca trong khu vực phong tỏa và 1 ca trong khu vực cách ly), nâng tổng số ca toàn tỉnh từ trước tới nay lên 1.924. Trong đó, 1.811 ca đã điều trị khỏi, 6 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đang điều trị là 107.
Tây Ninh từ 18h ngày 22/10 đến 6h sáng 23/10 ghi nhận 118 ca dương tính. Trong đó, có 111 ca phát hiện qua test sàng lọc; 7 ca cách ly tập trung và nhập cảnh. Những ca dương tính đang được điều tra truy vết. Ngành y tế yêu cầu người dân tuân thủ các quy định, hướng dẫn phòng chống dịch, thực hiện 5K.
Đăk Lăk hôm qua ghi nhận 174 trường hợp dương tính, trong đó có 82 ca cộng đồng, 72 trường hợp trong khu phong tỏa, 19 trường hợp ở khu cách ly tập trung và 1 trường hợp cách ly tại nhà. Hôm qua, toàn tỉnh thêm 75 người được điều trị khỏi, tiếp tục theo dõi và giám sát sức khỏe tại nhà.
Một số tỉnh thành khác như Bắc Ninh, Long An, Bình Thuận, Sóc Trăng, Cà Mau… ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng do lượng người từ vùng dịch trở về lớn, nhiều ca không rõ nguồn lây.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tự ý thức, tuân thủ quy định phòng chống dịch. Ở các tỉnh chưa phủ rộng vaccine cần đẩy mạnh tiêm, nhất là người già hoặc có bệnh nền để giảm nguy cơ trở nặng và tử vong. Các địa phương không nên cách ly tập trung nhiều người trong một phòng, dễ dẫn đến lây nhiễm chéo. Nên cách ly mỗi người một phòng hoặc các thành viên cùng gia đình một phòng. Năng lực cách ly địa phương còn hạn chế thì cho người dân được cách ly tại nhà, nhất là vùng nông thôn có không gian rộng. Địa phương huy động Tổ Covid-19 cộng đồng giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không chủ quan.
Không vội vã sơ tán dân tránh bão số 7 để chống dịch Covid-19
Sẵn sàng phương án sơ tán người dân tránh bão số 7 là cần thiết nhưng trong dịch Covid-19 hiện nay, các địa phương không triển khai một cách vội vã mà phải bám sát tình hình thực tế để quyết định.
Đó là yêu cầu của ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), khi chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh đông Bắc bộ, Trung bộ triển khai ứng phó cơn bão số 7.
Ông Trần Quang Hoài yêu cầu bám sát diễn biến bão số 7 để đưa ra các quyết định sơ tán dân chính xác nhất trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh HOÀNG PHAN
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai, các tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã sẵn sàng phương án sơ tán 70.440 hộ dân với 260.722 người ở khu vực ven biển để tránh bão số 7.
Trong đó, 4.619 người là F0, F1 đã được chuẩn bị riêng về phương án cách ly, sơ tán đảm bảo phòng dịch Covid-19.
Nhấn mạnh về nội dung này khi kết luận chỉ đạo, ông Trần Quang Hoài lưu ý, qua kinh nghiệm ứng phó nhiều cơn bão trước đây, các địa phương triển khai sơ tán dân nhưng sau đó bão lại không vào hoặc không quá mạnh.
Trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 ở nhiều địa phương đang diễn biến phức tạp, ông Trần Quang Hoài đề nghị các địa phương phải theo sát diễn biến thực tế và thông tin từ cơ quan dự báo để chủ động đưa ra các quyết định sơ tán khi thật sự cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Cũng theo ông Hoài, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai nhận được văn bản của tỉnh Quảng Ngãi phản ánh một số địa phương không cho ngư dân trên tàu cá của tỉnh này lên bờ tránh bão số 7 (cơn bão LIONROCK) vì lo ngại dịch Covid-19.
"Đề nghị lãnh đạo các địa phương quán triệt ngay đến các đơn vị cảng vụ, cảng cá yêu cầu phải tạo điều kiện sắp xếp nơi neo đậu cho phương tiện, cũng như cho ngư dân, lao động trên các tàu này lên bờ tránh bão số 7 và trước khi lên bờ, họ phải được làm test nhanh hoặc xét nghiệm Covid-19", ông Hoài nhấn mạnh.
Học sinh bắt buộc đeo khẩu trang, ngồi giãn cách khi trở lại trường học Các địa phương yêu cầu tất cả giáo viên, học sinh đều phải đeo khẩu trang từ nhà đến trường, trong thời gian học tập và từ trường về nhà. Tính đến ngày 26/2, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Gia Lai, Long An, TP.HCM, Tây Ninh, Phú Yên, Bình Phước, Bắc Ninh, Cần Thơ, Quảng Ninh, Bình Định, Hòa...