Số ca nhập viện do COVID-19 tại Bỉ cao nhất trong 7 tháng qua
Ngay 27/10, nhà virus học tai Bi, ông Steven Van Gucht, cho biết trong 24 giơ qua có thêm 689 trương hơp phai nhập viện điêu tri bênh viêm đương hô hấp cấp COVID-19 tại Bỉ, mưc cao nhât kê tư cuôi thang 3 vưa qua.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ, ngày 25/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phong viên TTXVN tai Brussels, ông Van Gucht nhận đinh tình hình dich COVID-19 tai Bi hiện rất đáng lo ngại va cac bênh viên se đôi măt vơi sưc ep rât lơn trong nhưng tuân tơi. Ông kêu goi ngươi dân Bi tuân thu cac quy đinh cua chính phủ về phong chông dich. Hiên sô bênh nhân đang điêu tri COVID-19 tai cac bênh viên ơ Bi la 5.554 ngươi, so vơi mưc ky luc 5.759 người ghi nhận ngày 6/4. Ông Van Gucht dự bao kỷ lục không mong muôn này có thể sẽ bị pha vơ vào ngày 28 hoặc 29/10. Ông nhân manh nếu tình hình dich bênh không cải thiện, các đơn vị chăm sóc đặc biệt sẽ quá tải vào giữa tháng 11.
Số liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho thây Bỉ hiện là quốc gia châu Âu có số ca măc COVID-19 cao nhất tính theo ty lệ dân số. Theo đo, vơi tỷ lệ trung bình 1.390,9 ca măc mơi trên 100.000 dân trong 14 ngày, Bỉ đã vượt CH Séc (1.379,8 ca/100.000 dân).
Bỉ hiện đứng thứ 2 châu Âu, sau CH Sec, về ty lệ tử vong do COVID-19, với 5,8 ca trên 100.000 dân. Con sô nay tai CH Séc là 12,3 ca trên 100.000 dân.
Dự kiến, trong ngày 28/10, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo sẽ họp với thủ hiến các vùng để tham vấn nhăm đảm bảo các công dân, doanh nghiệp được bảo vệ trong đại dịch. Bỉ không áp dụng các biện pháp thống nhất trên toàn quốc trong phòng chống dịch COVID-19 vì các chính quyền vùng có thẩm quyền đưa ra những quy định riêng của vùng.
Nhà virus học đánh giá xác suất COVID-19 đột biến nguy hiểm
Theo chuyên gia Sharshov, "chiến lược" sinh tồn của virus buộc nó phải giảm độc lực sau một thời gian, yếu tố nội hàm như vậy có thể thấy ở hầu hết các virus hiện nay.
Bất kể thực tế virus corona liên tục thay đổi, nó sẽ không có đột biến gì nguy hiểm hơn nữa. Đó là ý kiến do ông Kirill Sharshov lãnh đạo Phòng thí nghiệm Sinh thái virus thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học cơ bản và dịch chuyển đối xứng nêu ra trong cuộc phỏng vấn của RT.
Theo chuyên gia Sharshov, "chiến lược" sinh tồn của virus buộc nó phải giảm độc lực sau một thời gian, yếu tố nội hàm như vậy có thể thấy ở hầu hết các virus hiện nay. Ông Sharshov cũng lưu ý rằng tỷ lệ tử vong cao đối với virus chính là một bế tắc tiến hóa của bản thân virus bởi sau đó nó sẽ không tồn tại được dưới dạng tương đối vô hại như là thứ gieo bệnh theo mùa.
Chuyên gia Sharshov làm rõ rằng chủng virus corona mới có thể thành virus theo mùa và sự lây nhiễm của nó tới đầu hè sẽ giảm dần, nhưng lại tiếp tục bùng phát ở mức vừa phải vào tháng 10 - tháng 11.
"Phương án như vậy là rất có thể. Hoàn toàn có khả năng là virus này sẽ trở thành theo mùa. Bất kỳ bệnh lây nhiễm đường hô hấp nào cũng diễn ra như đợt sóng. Có thể xem một ví dụ điển hình như bệnh cúm heo năm 2009 đã tấn công rất nhanh khắp địa cầu rồi biến thành một loại virus theo mùa khá vô hại", ông Sharrshov giải thích.
Chuyên gia cho rằng, con người khó có khả năng chặn đứng sự xuất hiện mầm bệnh nguy hiểm, nhưng sẽ hợp thời nếu chủ động giảm bớt rủi ro, sử dụng thuốc men đúng cách và tiêm phòng để tránh lây lan các chủng virus kháng thuốc.
Covid-19: Tìm ra loài vật lý tưởng để thử vaccine ngừa virus corona Đã tìm ra loài vật lý tưởng để thử vaccine ngừa virus corona gây ra dịch Covid-19. Các nhà virus học ở Nga cho rằng mèo là loài vật dễ nhiễm Covid-19 hơn cả, báo Izvestia đưa tin. Các nhà nghiên cứu đang chạy đua thời gian để điều chế vaccine chống Covid-19. Đã có một loạt công trình nghiên cứu của các...