Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị tại nhà
Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng khi chỉ tính riêng từ ngày 19 đến 25/10, Hà Nội đã ghi nhận thêm 452 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 82 trường hợp so với tuần trước đó).
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 19 đến 25/10, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận thêm 452 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 82 trường hợp so với tuần trước đó).
Số ca mắc mới phân bố tại 188 xã, phường, thị trấn. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố ghi nhận 4.499 trường hợp mắc sốt xuất huyết (trong đó có 2 trường hợp tử vong).
Sở Y tế Hà Nội đánh giá, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Trước tình hình này, BS. Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) đã khẳng định: “Mùa mưa nào cũng vậy, bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ xuất hiện như một điều “đến hẹn lại lên. Bệnh này xuất phát là do muỗi cắn người bị bệnh, sau đó lây qua cho người khác.
Không bị muỗi cắn thì không thể bị sốt xuất huyết.”
BS. Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM)
* Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra.
* Biểu hiện bệnh
Video đang HOT
- Thể bệnh nhẹ: Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.Có thể có nổi mẩn, phát ban.
- Thể bệnh nặng: Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, ra máu cam, ra máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cùng với đó, các chuyên gia cũng lưu ý các biện pháp phòng ngừa và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà như sau:
1. Các cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Theo BS. Trương Hữu Khanh, muỗi có thể bay trong bán kính 300 mét nên phải diệt muỗi, loăng quăng tại tất cả các khu vực xung quanh nhà, đặc biệt là các khu vực ít để ý như: hòn non bộ, bình hoa, chén nước chống kiến, các vỏ xe và vật dụng chứa nước. Tuyệt đối không được chủ quan, chờ có người bệnh rồi mới diệt.
- Nếu không diệt muỗi có thể dùng lưới chống côn trùng để thay thế.
Bên cạnh đó, BS. Lê Xuân Thủy (Cục y tế dự phòng, Bộ Y Tế) cũng đưa ra khuyến cáo:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
Mặc quần áo dài tay.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: ói nhiều, đau bung vùng gan (vùng sườn bên phải), ra máu cam, ói ra máu, tiểu ra máu, cảm thấy mệt mỏi và tay chân lạnh thì nên được đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. (Ảnh: Internet)
2. Khi nào nên đi bệnh viện?
Theo BS. Trương Hữu Khanh, nếu người bệnh đang trong giai đoạn theo dõi tại nhà với triệu chứng ban đầu là sốt liên tục trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, nên cho người bệnh uống thật nhiều nước, hạn chế vận động, tái khám và theo dõi các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết để có những biện pháp kịp thời.
Cùng với đó, mọi người cũng tuyệt đối không được truyền dịch, giác hơi, chích lể khi chưa cần thiết và sự chỉ định của bác sĩ.
Đồng thời, khi người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: ói nhiều, đau bung vùng gan (vùng sườn bên phải), ra máu cam, ói ra máu, tiểu ra máu, cảm thấy mệt mỏi và tay chân lạnh thì nên được đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Khánh Hòa: Gia tăng các ca sốt xuất huyết nặng
Tin từ Sở Y tế Khánh Hòa, từ đầu năm 2020 đến hết tháng 9, toàn tỉnh này có 5.200 người nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Đáng lo ngại là số ca bệnh nặng ngày càng gia tăng, đã có 1 người tử vong do biến chứng nặng.
Theo đó, các ca nhiễm sốt xuất huyết gia tăng mạnh ở hai tháng gần đây do địa phương này bắt đầu bước vào mùa mưa. Nếu các tháng đầu năm, trung bình chỉ 50-70 ca/tháng thì tháng 8/2020 là 180 ca, tháng 9 tăng vọt lên gần 500 ca. Nhiều ca nặng do nhập viện muộn, tự điều trị thuốc ở nhà nên có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chủ động diệt loăng quăng nơi mình sinh sống (ảnh: Trung tâm KSBT Khánh Hòa)
Trước diễn biến của dịch bệnh, ngành y tế Khánh Hòa đã tăng cường chuẩn bị thuốc men, phương tiện phục vụ tốt nhất cho việc xét nghiệm, điều trị và dập dịch. Cùng với đó khuyến cáo người dân cần sớm đến bệnh viện khi triệu chứng sốt cao, không tùy tiện điều trị đồng thời tăng cường diệt loăng quăng, bọ gậy ngay nơi mình sinh sống và môi trường xung quanh.
Giải pháp ngăn ngừa sốt xuất huyết hiệu quả và lâu dài Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết trú ngụ ngay trong nhà. Do đó, duy trì một số thói quen trong gia đình có thể ngăn ngừa mắc và lây truyền sốt xuất huyết hiệu quả. Cần loại bỏ môi trường thuận lợi cho lăng quăng phát triển - ẢNH: SHUTTERSTOCK Ổ truyền bệnh sốt xuất huyết ở ngay trong nhà Sốt xuất...