Số ca mắc sốt xuất huyết đang ‘hạ nhiệt’
Trong tháng 10-2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 74 ca sốt xuất huyết, trong đó tăng mạnh nhất vào các ngày từ 19 đến 28-10 với 61 ca.
Trong 10 ngày trở lại đây (từ 29-10 đến 8-11), số ca mắc sốt xuất huyết có chiều hướng tăng chậm hơn (ghi nhận 19 ca), ngày ít có 1-2 ca, ngày nhiều 4-5 ca (giảm 50% so với cùng kỳ năm 2023).
Phun hóa chất xử lý ổ dịch sẽ hạn chế việc lây lan bệnh sốt xuất huyết.
Trong khi số ca mắc sốt xuất huyết những ngày đầu tháng 11 ở 8 địa phương đều có xu hướng giảm so với tháng 10, thì riêng TP. Phổ Yên lại tăng, với 6 trường hợp được ghi nhận.
Video đang HOT
Lũy kế đến ngày 8/11/2024, toàn tỉnh có 129 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó nhiều nhất là TP. Thái Nguyên và huyện Đại Từ, đều có 40 ca; TP. Phổ Yên 14 ca; huyện Định Hóa 10 ca; TP. Sông Công, huyện Phú Lương mỗi địa phương có 8 ca; huyện Phú Bình 6 ca; huyện Võ Nhai 2 ca và huyện Đồng Hỷ 1 ca.
Để đảm bảo đáp ứng phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị trung tâm y tế các huyện, thành tăng cường giám sát, phát hiện sớm, xử lý hiệu quả các trường hợp bệnh/ổ dịch mới, tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; lưu ý địa bàn có ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ bùng phát dịch, không để dịch bệnh lây lan.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/ bọ gậy, muỗi truyền bệnh; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường rộng rãi…
Quảng Nam ngăn chặn bùng phát dịch sốt xuất huyết
Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Nam ghi nhận gần 1.260 ca mắc sốt xuất huyết tại 18/18 huyện/thị xã/thành phố, không có trường hợp t.ử von.g.
Tuy số ca giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng số ổ dịch lại tăng thêm.
Cách đây 5 ngày, bà A Lăng Thị Hoa ở thị trấn Prao, huyện miền núi Đông Giang sốt cao, triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Mặc dù đã dùng thuố.c điều trị ở nhà nhưng không khỏi nên bà đến viện để khám, đươc bác sĩ chẩn đoán mắc sốt xuất huyết. Bà A Lăng Thị Hoa cho biết: "Lúc đầu đau đầu và nôn, 2 ngày sau đi viện khám được bác sí thăm khám và cấp thuố.c, hiện nay sức khỏe ổn rồi. Cán bộ y tế đến nhà tuyên truyền về phòng chống dịch sốt sốt xuất huyết".
Chị A Lăng Úy ở xã sông Kôn có con đang bị sốt xuất huyết điều trị tại Trung tâm y tế huyện Đông Giang
Tại huyện miền núi Đông Giang, bệnh sốt xuất huyết bắt đầu từ cuối tháng 7. Trung tâm Y tế huyện Đông Giang đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân dọn dẹp vệ sinh môi trường, tổ chức phun thuố.c diệt muỗi, diệt bọ gậy, mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt, nhằm ngăn chặn lây lan ra diện rộng. Bác sĩ A Lăng Thị Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đông Giang khuyến cáo người dân khi có biểu hiện sốt cao nên đến các cơ sở y tế khám và điều trị, không nên chủ quan tự mua thuố.c uống ở nhà.
"Thời điểm hiện nay là mùa mưa nên dịch sốt xuất huyết đang diễn ra tại địa phương, tuy chưa phải là dịch nhưng mà cũng lai rai, kéo dài bắt đầu từ tháng 7 đến bây giờ. Mỗi ngày Trung tâm Y tế huyện có 3 đến 5 bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám và nhập viện"- Bác sĩ Phương nói.
Tỉnh Quảng Nam ghi nhận 1.259 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 18/18 huyện/thị xã/thành phố
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.259 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 18/18 huyện/thị xã/thành phố, không có trường hợp t.ử von.g. Địa phương này cũng ghi nhận và xử lý 41 ổ dịch tại 26 xã/phường/thị trấn của 10 huyện/thị xã/thành phố. Chủ động phòng, chống sốt xuất huyết., ngành y tế tỉnh Quảng Nam cùng các địa phương triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng hạn chế dịch bệnh lây lan diện rộng; tập trung điều trị cho các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, hạn chế thấp nhất trường hợp t.ử von.g.
Ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: "Về phía ngành y tế tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh chủ động chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện cần thiết về thuố.c, hóa chất, vật tư y tế, máy móc thiết bị và triển khai đồng bộ có hiệu quả các biện pháp chuyên môn kỹ thuật; Tuyên truyền giám sát, phát hiện sớm xử lý kịp thời các ổ dịch. Thời điểm bệnh sốt xuất huyết phát triển tháng 7 đến tháng 10.
Ngành y tế cũng mong muốn có sự chung tay vào cuộc quyết liệt của các sở, ban ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương cấp huyện, xã và ý thức của người dân".
Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ Mùa mưa lũ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người. Hiện nay, cả nước đang bước vào mùa mưa lũ của năm 2024. Đây là thời điểm phát sinh ô nhiễm, nguy cơ gây...