Số ca mắc ho gà ở trẻ dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ cao, cha mẹ cần chú ý
Năm nay, số ca mắc ho gà tăng đột biến. Đa số các ca bệnh có biểu hiện cơ bản, nhưng điểm khác so với các năm trước đây là số ca mắc ho gà ở trẻ dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ khá cao, tới 2/3 số trẻ nhập viện.
Ho gà là bệnh truyền nhiễm do vi trùng, dễ lây qua đường hô hấp, trẻ em hay người lớn đều có thể lây nhiễm nếu không được tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.
Theo Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn năm 2024 có 222 trường hợp mắc bệnh ho gà tại 29 quận, huyện, thị xã, không ca tử vong. Phân bố theo nhóm tuổi có 137 trường hợp trẻ dưới 2 tháng tuổi (61,7%); 42 trường hợp từ 3-12 tháng tuổi (18,9%); 18 trường hợp 13-24 tháng (8,1%); 16 trường hợp 25-60 tháng (7,2%); 9 trường hợp trên 60 tháng tuổi (4,1%).
Trẻ mắc ho gà đồng nhiễm các virus khác
Bệnh nhi M.T. Q. (1 tháng tuổi, ở Cao Bằng) bị ho, tự điều trị tại nhà không khỏi và được chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng ho cơn dài, tím tái, bỏ bú.
Khi vào viện, bé Q. đã xuất hiện tình trạng suy hô hấp nặng, viêm phổi, phải đặt ống thở máy, kết quả xét nghiệm dương tính với ho gà và đồng nhiễm thêm virus RSV. Bệnh nhi được điều trị theo phác đồ điều trị ho gà, thở máy, dùng kháng sinh, hỗ trợ hô hấp…
Sau khoảng 1 tuần điều trị, bệnh nhân đã tiến triển tốt, chuyển sang thở oxy gọng mũi. Các biểu hiện ho gà nặng đã giảm, chỉ còn ho đỏ mặt, các cơn ho cũng thưa dần; tình trạng tăng áp phổi, tăng bạch cầu máu đã có cải thiện.
Đáng chú ý, bệnh nhi này mới 1 tháng tuổi, chưa đủ tuổi tiêm phòng vaccine ho gà. Qua thăm hỏi tiền sử bệnh cho thấy, chưa rõ nguồn lây bệnh cho bé, trong gia đình cũng chưa có ai có biểu hiện bệnh ho gà. Mẹ của bé cũng không tiêm phòng vaccine có thành phần ho gà trong lúc mang thai.
Video đang HOT
Nhiều bệnh nhi mắc ho gà khi mới hơn tháng tuổi
Trước đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận trường hợp trẻ mắc ho gà nặng, đồng nhiễm các virus khác, trong đó có COVID-19. Bệnh nhi suy hô hấp nặng, phải thở máy tới hơn 2 tuần, phải điều trị kháng sinh tích cực, kiểm soát điện giải… bệnh mới thuyên giảm.
Theo TS.BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, các biến chứng nặng của ho gà sẽ gây ra tình trạng suy tim, tăng áp phổi, thậm chí kèm theo có bội nhiễm viêm phổi, đồng nhiễm các virus làm cho tình trạng bệnh nặng lên.
“Nếu chỉ mắc ho gà, bệnh nhi đã có nguy cơ cao biến chứng nặng, lại cộng thêm đồng nhiễm các virus khác nhất là Adenovirus, RSV, COVID-19, khiến bệnh tiến triển nặng nhanh hơn, khó kiểm soát hơn”, TS.BS Đào Hữu Nam cảnh báo.
Trong giai đoạn cao điểm, bệnh viện phải bố trí các phòng cách ly, phân loại bệnh nhân; bố trí khu điều trị riêng cho các bệnh nhi ho gà. Đặc biệt những trẻ đồng nhiễm ho gà và các virus khác phải bố trí ở phòng riêng biệt để tránh lây chéo cho các bệnh nhi khác.
Ca mắc ho gà tăng cao, phụ huynh chú ý
Theo TS. BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, năm nay, số ca mắc ho gà tăng đột biến. Đa số các ca bệnh có biểu hiện cơ bản, nhưng điểm khác so với các năm trước đây là số ca mắc ho gà ở trẻ dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ khá cao, tới 2/3 số trẻ nhập viện. Số ca nặng chiếm tới 10-20%. Các ca nặng là những trường hợp phải theo dõi rất sát với các biểu hiện như xuất hiện những cơn ho dài, tím tái, phải thở oxy, thở máy và phải can thiệp bằng các biện pháp khác.
Tiêm vaccine ho gà cho trẻ
“Do đó việc xem xét việc mầm bệnh ho gà có lưu hành trong cộng đồng như thế nào là điều cực kỳ quan trọng. Nếu các bà mẹ, những người thân trong gia đình có mang mầm bệnh ho gà tuy không biểu hiện ra nhưng vẫn là nguồn lây cho trẻ. Trong điều kiện nhiều trẻ không có kháng thể truyền từ mẹ thì số ca bệnh sẽ tăng lên”, TS.BS Hải nhấn mạnh.
Cũng theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, ho gà là bệnh do vi khuẩn gây ra nên sẽ có mức độ lây lan chậm hơn so với virus như cúm hay COVID-19. Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hay ở trong nhà, trong phòng, thường có người lớn đến thăm.
Khi vào thăm, việc nói chuyện, cười, hắt hơi có thể vô tình là nguồn lây bệnh cho em bé; vì rất có thể có những người mang vi khuẩn ho gà, nhưng không có biểu hiện. Với em bé chưa có kháng thể từ mẹ, chưa đến tuổi tiêm chủng khi tiếp xúc với mầm bệnh, nguy cơ mắc bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.
TS.BS Đỗ Thiện Hải khuyến cáo, trong mùa tựu trường, nếu các trẻ lớn được tiêm chủng đủ mũi và nhắc lại ở giai đoạn 18 tháng đến 2 tuổi, thì nguy cơ mắc sẽ thấp hơn. Thực tế, số ca mắc ho gà ở trẻ độ tuổi đến trường thường rất ít, nhẹ và ít có biến chứng nặng như ở trẻ nhỏ.
Ghi nhận ca bệnh ho gà ở người lớn
Mặc dù bệnh ho gà đã được phòng bằng vaccine nhưng từ đầu năm đến nay vẫn ghi nhận trên 100 ca bệnh chủ yếu là ở trẻ em.
Bệnh viện Bạch Mai vừa thông báo về một ca ho gà xuất hiện ở một người lớn tuổi, chưa từng ghi nhận hơn 10 năm qua.
Bệnh nhân 61 tuổi có triệu chứng ho khan kéo dài nhiều ngày, trước đó đã được điều trị kháng sinh nhưng cơn ho không dứt. Chỉ sau khi xét nghiệm và có dấu hiệu viêm phổi nhẹ, bệnh nhân đã được chuyển về Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai để tìm nguyên nhân.
Sau khi xét nghiệm khẳng định mắc ho gà, bệnh nhân đã được cách ly ngay lập tức.
Các bác sĩ cho biết, hàng chục năm nay đây là ca bệnh ho gà ở người lớn đầu tiên được ghi nhận tại đây. Bệnh nhân bị nhiễm trên nền bệnh đa u tủy xương nên nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với những người khác do kháng thể kém cộng thêm không có miễn dịch vi khuẩn ho gà.
Ca bệnh ho gà ở người lớn đầu tiên được ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: vnews.gov.vn.
Theo PGS. TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai: "Trong hai năm trở lại đây, số ca mắc ho gà ở trẻ ngày càng gia tăng do tỷ lệ miễn dịch vaccine phòng ho gà trong cộng đồng bắt đầu giảm."
Hiện nay, đã có vaccine phòng bệnh ho gà. Để chủ động phòng, chống bệnh ho gà, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch.
Vaccine ho gà nằm trong vaccine 5 trong 1 ở chương trình tiêm chủng mở rộng, hoặc vaccine dịch vụ 6 trong 1.
Để chủ động phòng, chống bệnh ho gà, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch. Ảnh: Báo Hà Nội mới.
Đối với trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ. Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà trong thời gian mang thai.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo khi tỷ lệ tiêm chủng xuống thấp, hiệu quả bảo vệ của một số vaccine bắt đầu giảm ở người lớn, nguy cơ nhiễm vi khuẩn ho gà ở mọi đối tượng đều có thể xảy ra, đặc biệt là ở những người lớn tuổi mắc nhiều bệnh nền. Vì vậy người dân cần chủ động tiêm đủ mũi vaccine cho trẻ và các mũi nhắc lại với người lớn tuổi.
Bé 1 tháng tuổi viêm phổi nặng vì bị ho gà Sau hơn 10 ngày có biểu hiện ho, bé 1 tháng tuổi được chẩn đoán viêm phổi nặng do mắc ho gà. Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh ho gà hữu hiệu. Ảnh: TTXVN Thấy con có biểu hiện ho, gia đình bé A.B (1 tháng tuổi, ở Hà Nội) lập tức đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế. Kết...