Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 166 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 21/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 166.138.934 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 3.449.100 triệu ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 146.885.928 triệu người.
Hỏa táng thi thể bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 602.633 ca tử vong trong tổng số 33.833.926 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 26.217.125 ca nhiễm và 293.418 ca tử vong.
Đáng chú ý, “tâm dịch” Ấn Độ hiện nay đang phải đối mặt với mối đe dọa mới trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 120.000 người chỉ trong 6 tuần qua. Nhà chức trách một số bang tại nước này đã phải kích hoạt các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với tình trạng gia tăng các ca nhiễm nấm mucormycosis, hay còn gọi là bệnh “nấm đen”, ở những bệnh nhân COVID-19.
Thông thường quốc gia Nam Á này ghi nhận chưa đến 20 ca bệnh “nấm đen” trong vòng một năm, nhưng hiện nay số ca mắc bệnh này tăng đột biến. Các bang Gujarat và Telangana thông báo xuất hiện dịch “nấm đen”, trong khi thủ đô New Delhi và các thành phố lớn khác đã phải mở các khu điều trị đặc biệt cho hàng nghìn ca mắc bệnh này. Tuy các cơ quan chức năng chưa xác nhận số ca tử vong cụ thể nhưng trung bình tỷ lệ tử vong vì nhiễm bệnh “nấm đen” trong vài ngày qua ở Ấn Độ được cho là lên tới 50%.
Các bác sĩ cho rằng việc sử dụng steriod liều cao để điều trị COVID-19 là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh “nấm đen”. Trong khi đó, các ý kiến khác nhận định điều kiện vệ sinh không đảm bảo tại một số bệnh viện và việc các bệnh nhân sử dụng chung đường dẫn oxy là “điều kiện lý tưởng” để nấm đen lây lan.
Trong khi đó, Brazil – quốc gia chịu ảnh hưởng bởi bệnh dịch lớn thứ 3 thế giới, với 15.898.558 ca nhiễm và 444.391 bệnh nhân không qua khỏi, cũng đã phát hiện những trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ. Đây là 6 thành viên thủy thủ đoàn của một tàu chở hàng mang cờ Hong Kong (Trung Quốc) cập cảng Maranhao ở Tây Bắc Brazil. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 15 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu này dương tính với SARS-CoV-2 và 9 trường hợp âm tính.Cơ quan chức năng Brazil yêu cầu tất cả các thủy thủ tự cách ly trên tàu, ngoại trừ 3 người có những triệu chứng nặng đã được đưa vào điều trị tại bệnh viện.
Đáng lo ngại, trong báo cáo hăng năm vê sô liêu y tê toàn câu, Tô chưc Y tê thê giơi (WHO) cho biết sô ngươi tư vong do dịch COVID-19 có thê cao gâp 3 lân so vơi con sô đươc thống kê báo cáo. Theo đó, trong năm 2020, có ít nhât 3 triêu ca tư vong có liên quan trưc tiêp hoăc gián tiêp vơi dịch COVID-19, trong khi con sô chính thưc đươc công bô là 1,8 triêu ca tính tơi cuôi năm ngoái. Cho tơi nay, ít nhât 6 – 8 triêu ngươi có thê đã tư vong do đại dịch COVID-19, gâp ít nhât 2 – 3 lân so vơi con sô khoảng 3,4 triêu ca tư vong đươc báo cáo chính thưc.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cũng cho thấy những bệnh nhân COVID-19 nặng tại châu Phi có nguy cơ tử vong cao hơn so với ở những châu lục khác. Nguyên nhân có thể là do thiếu trang thiết bị y tế thiết yếu.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kajang, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đông Nam Á, đã có tín hiệu tích cực được ghi nhận ở Lào và Campuchia. Theo Bộ Y tế Lào, nước này ghi nhận thêm 12 ca mắc mới COVID-19, trong đó 5 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca nhiễm trong cộng đồng thấp nhất tại Lào trong gần 30 ngày qua, cho thấy các chính sách phòng, chống dịch bệnh quyết liệt của chính phủ cũng như sự tuân thủ nghiêm ngặt của người dân đã và đang đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong khu vực, đặc biệt là tại các nước láng giềng, cùng việc nhiều F0 không thể truy vết, Chính phủ Lào đã quyết định kéo dài thời hạn phong tỏa trên cả nước từ ngày 21/5 – 4/6. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.763 ca bệnh, trong đó 800 người đã bình phục và 2 ca tử vong.
Video đang HOT
Còn ở Campuchia, sau khi chính quyền Phnom Penh dỡ bỏ tình trạng “Khu vực Đỏ” có nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 cao, nhiều tỉnh khác cũng có các động thái tương tự. Thành phố Ta Khmao (tỉnh Kandal) tiếp giáp thủ đô Phnom Penh đã quyết định ngừng áp dụng các biện pháp hành chính về phòng, chống dịch, trong đó có việc dỡ bỏ các khu vực quản lý theo cấp độ màu. Tỉnh Banteay Meanchey giáp ranh với Thái Lan cũng đang có kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp hành chính nói trên tại thị xã Sisophon kể từ ngày 22/5. Tại tỉnh duyên hải Preah Sihanouk, việc quản lý các hoạt động kinh tế – xã hội được thực hiện khá chặt chẽ khi chính quyền sở tại công bố các tiêu chuẩn đối với việc kinh doanh tại các cửa hàng. Tối 21/5, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng ra thông báo về việc dỡ bỏ lệnh giới nghiêm phòng chống dịch COVID-19 tại “Khu vực Vàng” áp dụng từ 20h đến 3h sáng hôm sau.
Theo thông cáo báo chí ngày 21/5, Bộ Y tế Campuchia ghi nhận 460 ca nhiễm mới, trong đó có 15 ca nhập cảnh. Tính đến nay, Campuchia đã có 24.157 ca bệnh, trong đó 16.524 người đã khỏi bệnh và 165 ca tử vong.
Trong khi đó, Thái Lan đã phải gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 2 tháng, từ ngày 1/6 đến ngày 31/7. Đây là lần thứ 12 Thái Lan gia hạn tình trạng khẩn cấp để phòng, chống đại dịch COVID-19. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh, nước này ghi nhận thêm 3.481 ca mắc mới và 32 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng cộng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 123.066 và 735.
Trước tình trạng số ca mắc mới COVID-19 tại Malaysia liên tục vượt mốc 6.000 ca/ngày trong 3 ngày qua, trong khi số người tử vong theo ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 50 người, Malaysia đã quyết định siết chặt hơn nữa lệnh cấm đi lại, được áp đặt từ ngày 12/5 đến 7/6, cùng những biện pháp hạn chế bổ sung đối với các lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định đưa tỉnh Okinawa vào danh sách các khu vực phải áp đặt tình trạng khẩn cấp vì số ca mắc mới bệnh COVID-19 tại đây tăng vọt trong thời gian gần đây. Với quyết định này, số tỉnh phải áp đặt lệnh tình trạng khẩn cấp tại Nhật Bản đã tăng lên 10 tỉnh.
Trong bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại châu Âu đang phát huy hiệu quả, khiến số ca mắc mới tại châu lục này giảm mạnh, nhiều nước châu Âu đã dỡ bỏ phần lớn các biện pháp hạn chế, mở cửa lại những điểm du lịch nổi tiếng.
Nhà chức trách Pháp thông báo Tháp Eiffel – địa diểm du lịch nổi tiếng của nước này, sẽ mở cửa đón khách từ ngày 16/7 sau nhiều tháng đóng cửa do các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại quốc gia châu Âu này. Mặc dù mở cửa đón khách trở lại, song địa điểm du lịch này vẫn đảm bảo thực hiện các biện pháp y tế phòng dịch. Theo đó, số lượng du khách tới thăm quan địa điểm này sẽ hạn chế ở mức 10.000 người/ngày.
Hãng thời trang Giorgio Armani của Italy cũng thông báo sẽ tổ chức buổi trình diễn trực tiếp giới thiệu bộ sưu tập thời trang Xuân Hè của nam giới vào ngày 21/6 tại Milan. Đây sẽ là buổi trình diễn trực tiếp đầu tiên của hãng này sau hơn 1 năm tiến hành các buổi trình diễn theo hình thức trực tuyến do dịch COVID-19. Dự kiến, Armani cũng có buổi trình diễn riêng tại Đại sứ quán Italy vào ngày 6/7 trong khuôn khổ chương trình thời trang Paris.
Hungary cũng thông báo dỡ bỏ phần lớn các biện pháp hạn chế còn lại, trong đó có một lệnh giới nghiêm cả ngày lẫn đêm ngay khi số người được tiêm vaccine ngừa COVID-19 lên tới 5 triệu người vào cuối tuần này. Theo đó, người dân sẽ không còn cần phải đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, các cuộc tụ tập có tới 500 người tham dự có thể được tổ chức ở ngoài trời, trong khi chỉ những người đã tiêm phòng mới được tham gia các sự kiện được tổ chức trong không gian kín.
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cho biết từ ngày 27/5, nước này sẽ nới lỏng hạn chế tụ tập nơi công cộng, đồng thời cho phép hầu hết quán bar và nhà hàng phục vụ rượu. Đây là giai đoạn hai trong kế hoạch nới lỏng phong tỏa toàn quốc gồm 4 giai đoạn của Chính phủ Na Uy.
Còn tại Tây Ban Nha, từ ngày 7/6 tới, những hành khách đến từ các quốc gia bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) đã tiêm vaccine phòng COVID-19 nhập cảnh nước này.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN
Trong khi đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) vừa đưa ra khuyến nghị mới nhất về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Theo đó, không được tiêm mũi thứ 2 của vaccine này cho bất kỳ người nào có huyết khối với lượng tiểu cầu thấp sau khi tiêm mũi đầu tiên.
Tuyên bố của EMA nêu rõ dù máu đông với lượng tiểu cầu trong máu thấp rất hiếm gặp sau khi tiêm vaccine, song EMA tiếp tục khuyến cáo người dân nhận biết các triệu chứng để có thể điều trị chuyên khoa kịp thời nếu cần.
Cũng theo cơ quan trên, người dân nên đề phòng mọi dấu hiệu của việc hình thành máu đông hay tiểu cầu thấp trong vòng 3 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Các khuyến nghị mới nhất này sẽ được bổ sung vào thông tin sản phẩm vaccine.
Tuy nhiên, ngày càng có thêm bằng chứng vaccine AstraZeneca phát huy hiệu quả. Nghiên cứu công bố ngày 20/5 của Anh cho thấy việc tiêm vaccine này có hiệu quả bảo vệ COVID-19 từ 85 – 90%. Trong tuần này, truyền thông cũng đưa tin một nghiên cứu cho thấy việc tiêm nhắc lại vaccine lần 3 có thể giúp tăng kháng thể ở người.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 20/5
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 20/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 165.817.777 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.435.719 ca tử vong. Hiện 144.909.397 bệnh nhân COVID-19 trên toàn thế giới đã hồi phục trong khi vẫn còn hơn 17,47 triệu bệnh nhân đang được điều trị.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ ngày 4/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh với 33.802.900 ca mắc, trong đó có 601.960 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 25.772.440 ca mắc, trong đó có 287.122 ca tử vong, sau khi ghi nhận thêm 276.110 ca mắc và 3.874 ca tử vong trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp Ấn Độ ghi nhận dưới 300.000 ca mắc/ngày và là ngày đầu tiên trong vài ngày qua số ca tử vong giảm xuống dưới mức 4.000 ca/ngày. Trong bối cảnh số ca mắc tại Ấn Độ vẫn ở mức cao, Chính phủ nước này dự kiến sẽ ra khuyến nghị mọi người đeo hai khẩu trang cùng lúc.
Tại châu Á, Bộ Y tế Lào thông báo ghi nhận 14 ca mắc mới ở nước này trong 24 giờ qua, trong đó có 9 ca nhập cảnh. Đây là số ca mắc mới theo ngày được ghi nhận thấp nhất tại Lào trong gần 30 ngày qua, cho thấy tình hình kiểm soát dịch bệnh tại Lào tiếp tục có chiều hướng tốt hơn. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.751 ca nhiễm, trong đó gần 1.700 ca được phát hiện từ cuối tháng 4 đến nay và ghi nhận 2 trường hợp tử vong. Chính phủ Lào thông báo gia hạn áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc đến hết ngày 4/6 tới. Đây là lần thứ 2 Lào gia hạn phong toả nhằm ứng phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại nước này.
Campuchia xác nhận 415 ca nhiễm mới tại nước này, trong đó có 4 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 23.697 ca. Hiện 15.700 người đã bình phục. Campuchia cũng ghi nhận tổng cộng có 164 ca tử vong. Chính quyền thủ đô Phnom Penh của Campuchia đã quyết định gia hạn giới nghiêm trong thành phố thêm 1 tuần, từ ngày 20-27/5, để hạn chế nguy cơ lây lan dịch.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kajang, Malaysia, ngày 8/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Malaysia thông báo có thêm 6.806 ca mắc, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Malaysia ghi nhận số ca mắc trong một ngày ở mức cao chưa từng thấy. Trước đó, ngày 19/5, Malaysia thông báo 6.075 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ đầu dịch.
Trong 24 giờ qua, Sri Lanka đã ghi nhận 3.591 ca mắc mới, mức cao nhất theo ngày kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này. Bộ Y tế Sri Lanka cho biết hầu hết những ca mắc mới xuất phát từ một ổ dịch mới ghi nhận sau lễ hội đón Năm mới Tamil vào tháng 4 vừa qua. Tổng số ca mắc tại Sri Lanka là 150.771 ca, trong đó có 1.051 ca tử vong.
Hàn Quốc ghi nhận thêm 646 ca mắc trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 134.117 ca. Con số này thấp hơn so với mức 654 ca của ngày trước đó, nhưng vẫn trên ngưỡng 600 ca/ngày. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong, nâng tổng số lên 1.916 ca.
Tại châu Mỹ, Bộ Y tế Cuba thông báo đã ghi nhận 1.339 ca mắc mới trong 24 giờ qua, mức cao thứ hai theo ngày kể từ khi đại dịch bùng phát ở đảo quốc này hồi tháng 3 năm ngoái. Con số trên nâng tổng số ca mắc tại Cuba lên 128.094 ca. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 8 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 834 ca.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Colombia thông báo chính phủ nước này đã quyết định mở trở lại các cửa khẩu biên giới trên bộ, đường sông và đường biển với các nước láng giềng Brazil, Ecuador, Peru và Panama. Các cửa khẩu này đã tạm ngừng hoạt động từ năm ngoái nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.
Tại châu Âu, chính phủ một số nước đã cho phép nối lại hoạt động kinh tế sau khi cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Chính phủ Áo nới lỏng các biện pháp phòng dịch, theo đó mở cửa trở lại các nhà hàng và quán bar sau 6 tháng tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên, quyết định nới lỏng này chỉ áp dụng đối với những người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, hoặc đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 hay đã phục hồi sau khi mắc căn bệnh này.
Khoảng 50.000 chuyên gia du lịch từ khắp nơi trên thế giới đã hội tụ tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha trong trong hội chợ kéo dài 5 ngày. Đây là hội chợ du lịch đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tiếp giữa đại dịch COVID-19 ở châu Âu.
Người dân Pháp gặp gỡ nhau tại một quán bar ngoài trời ở thành phố miền Bắc Lille, khi lệnh phong tỏa do dịch COVID-19 được nới lỏng, ngày 19/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Còn người dân Pháp đã vỡ òa niềm vui sướng khi họ lại có thể ăn uống ngoài trời tại các quán cà phê, quán bar và nhà hàng phục vụ ngoài trời, cũng như thực hiện các chuyến thăm bảo tàng, đến các rạp chiếu phim và nhà hát sau 6 tháng bị "trói chân". Theo kế hoạch, sau giai đoạn 2 nới lỏng phòng dịch này, Pháp sẽ mở cửa nền kinh tế hoàn toàn vào ngày 30/6 tới.
Tuy nhiên, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge cảnh báo những thành tựu bước đầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh tại khu vực hiện vẫn mong manh, đồng thời lưu ý người dân nên tránh đi du lịch nước ngoài. Quan chức WHO lưu ý nhiều ổ dịch nhỏ hiện nay ở châu Âu hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng.
Bên cạnh đó, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn, hiện xuất hiện tại ít nhất 26/53 quốc gia thuộc khu vực châu Âu theo cách phân chia khu vực của WHO. Mặc dù vậy, ông khẳng định các loại vaccine hiện hành có hiệu quả chống lại biến thể mới này.
COVID-19 tại ASEAN hết 20/5: Ca mắc mới ở Malaysia cao chưa từng thấy; Lào vẫn phong tỏa toàn quốc Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 20/5, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 22.095 ca mắc COVID-19 và 439 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.776.442 ca, trong đó 74.782 người tử vong. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines, ngày 12/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN Trong ngày...