Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới gần chạm mốc 267 triệu ca
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 7/12 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 266.936.779 ca mắc COVID-19 và 5.281.995 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 240.525.191 ca.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch, với 50.149.325 ca mắc và 810.254 ca tử vong. Tiếp đó đến Ấn Độ với 34.648.383 ca mắc và 473.757 ca tử vong. Brazil với 22.147.476 ca mắc và 615.789 ca tử vong.
Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, đặc biệt sau khi biến thể Omicron xuất hiện, tại Mỹ, thành phố New York đã mở rộng đối tượng tiêm chủng bắt buộc với toàn bộ nhân viên làm việc trong khu vực tư nhân. Theo đó, khoảng 184.000 doanh nghiệp tư nhân tại New York sẽ phải tiến hành tiêm chủng cho toàn bộ nhân viên. Quy định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 27/12 tới. Ngoài ra, chính quyền thành phố cũng triển khai nhiều biện pháp khác nhằm kiểm soát dịch bệnh, như yêu cầu trẻ em từ 5-11 tuổi sẽ phải xuất trình chứng nhận đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 khi đến ăn tại các nhà hàng, đến phòng tập thể dục và địa điểm giải trí. Trong khi đó, những cư dân New York từ 12 tuổi trở lên sẽ phải xuất trình chứng nhận tiêm hai mũi vaccine ngừa COVID-19 khi tới những địa điểm nêu trên.
Lo ngại dịch bệnh bùng phát trở lại tại một số nước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã khuyến cáo người dân nước này tránh đi đến Pháp, Bồ Đào Nha, Jordan và Tanzania. Hiện danh sách các nước và vùng lãnh thổ hạn chế đi lại ở cấp độ 4 “nguy cơ rất cao” do CDC Mỹ đưa ra là 83 địa điểm. Cùng ngày, CDC Mỹ cũng bổ sung Andorra, Cyprus và Liechtenstein vào danh sách khuyến cáo hạn chế đi lại cấp độ cao nhất. Từ ngày 6/12, Mỹ đã áp đặt các quy định phòng, chống dịch bệnh mới, theo đó yêu cầu hành khách quốc tế nhập cảnh vào nước này qua đường hàng không phải xuất trình giấy chứng nhận âm tính với COVID-19 trong vòng 24 giờ trước khi lên đường, thay vì 3 ngày như trước đây.
Trong khi đó, chính quyền vùng lãnh thổ hải ngoại Puerto Rico của Mỹ thông báo siết chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh với khách du lịch nước ngoài. Theo đó, từ nay cho tới ngày 18/3/2022, du khách từ khu vực Caribe đến đảo này buộc phải đeo khẩu trang tại các cảng hàng không và sẽ đối mặt với khoản phạt lên tới 3.000 USD nếu không tuân thủ. Tất cả những người nhập cảnh vào Puerto Rico, đã tiêm hay chưa tiêm vaccine phòng bệnh, đều phải khai báo y tế để giúp cơ quan chức năng duy trì việc theo dõi các triệu chứng thông qua hệ thống có tên Sara Alert. Ngoài ra, những người chưa tiêm vaccine còn phải xuất trình chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi đến. Trong trường hợp không xuất trình kết quả xét nghiệm PCR, những hành khách này sẽ phải làm xét nghiệm tại Puerto Rico trong vòng 48 giờ từ thời điểm xuống máy bay.
Tại Colombia, từ ngày 4/12 tới, tất cả du khách quốc tế từ 18 tuổi trở lên đều phải xuất trình giấy chứng nhận đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 khi nhập cảnh. Mặc dù chương tình tiêm chủng đại trà đang giúp cuộc sống dần trở lại bình thường, nhưng những tỉnh/thành phố có tỷ lệ bệnh nhân phải điều trị tích cực cao vẫn chưa thể tổ chức các sự kiện tập trung đông người. Bộ Y tế Colombia khuyến cáo người dân tuân thủ các quy định vệ sinh dịch tễ như sử dụng khẩu trang đúng cách và liên tục, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước để ngăn chặn virus lây lan.
Hành khách chờ xét nghiệm COVID-19 tại sân bay Heathrow, London, Anh, ngày 30/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Tại châu Âu, giới chức y tế Anh xác nhận nước này có thêm 90 ca nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số các ca nhiễm biến thể mới này lên 336 người. Theo số liệu mới nhất, Vương quốc Anh có 51.459 ca mắc mới và 41 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 10.515.239 ca và 145.646 ca tử vong. Gần 89% dân số Vương quốc Anh từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, trong khi khoảng 81% người đã tiêm hai liều và hơn 35% đã được tiêm mũi thứ 3.
Trong khi đó, Pháp cũng đã phát hiện 25 ca nhiễm biến thể Omicron, trong đó có 4 ca lây nhiễm cộng đồng. Pháp đang lên kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả trẻ em từ 5-11 tuổi từ ngày 20/12 tới. Nước này cũng thông báo các biện pháp hạn chế mới nhằm ngăn chặn số ca nhiễm mới gia tăng, như đóng cửa các câu lạc bộ giải trí ban đêm trong 4 tuần, bắt đầu từ ngày 10/12, gia hạn quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại trường học, hối thúc các doanh nghiệp khuyến khích nhân viên làm việc từ xa và triển khai chương trình tiêm chủng cho trẻ em. Chính phủ Pháp cũng đã tăng cường các biện pháp vệ sinh dịch tễ tại các trường học trong bối cảnh Bộ Giáo dục thông báo có đến 6.261 ca nhiễm mới ở nhóm đối tượng từ 6-10 tuổi trong vòng chưa đầy 24 giờ. Theo đó, đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc khi tham gia các hoạt động cả ở trong không gian kín và ngoài trời trong khuôn viên trường học, tuy nhiên các hoạt động ngoài trời sẽ phải hạn chế.
Các nhân viên y tế bệnh viện Setthathirath, thủ đô Vientiane (Lào) ghi thẻ tiêm cho những học sinh đã đăng ký tiêm trực tuyến và đặt lịch tiêm trước khi đến bệnh viện. Ảnh: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào
Tại châu Á, tình hình dịch bệnh tại Lào đang diễn biến phức tạp với 1.378 ca mắc mới và 4 ca tử vong ngày 7/12, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 82.082 ca, trong đó có 214 ca tử vong. Trước những lo ngại về sự xuất hiện của biến thể Omicron, nhất là trong bối cảnh quốc gia láng giềng Thái Lan thông báo ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể này, Bộ Y tế Lào khuyến cáo người dân cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời khẩn trương tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ngoài ra, Chính phủ Lào yêu cầu người nhập cảnh nước này phải cài đặt và đăng ký ứng dụng Lao KYC trên thiết bị di động để sử dụng dịch vụ “Lao Susu” và đăng ký tạo mã vaccine ID để sử dụng như thẻ xác nhận tiêm chủng.
Nhật Bản siết chặt kiểm soát nhập cảnh đối với những người trở về từ một số khu vực của Mỹ, Australia và Ấn Độ nhằm ngăn chặn sự lây lan biến thể Omicron. Theo đó, kể từ ngày 8/12, các công dân Nhật Bản và người nước ngoài thường trú ở nước này trở về từ 7 bang của Mỹ (gồm Connecticut, Nebraska, Pennsylvania, Massachusetts, Missouri, Maryland và Washington), vùng lãnh thổ thủ đô (ACT) của Australia và bang Maharashtra của Ấn Độ sẽ phải cách ly bắt buộc 3 ngày tại các cơ sở do chính phủ chỉ định ngay sau khi nhập cảnh. Các đối tượng trên chỉ có thể rời các cơ sở cách ly nếu họ có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ ba kể từ khi nhập cảnh. Sau khi rời cơ sở cách ly, họ vẫn phải tiếp tục cách ly tại nhà cho đến khi hoàn thành thời gian cách ly bắt buộc kéo dài 14 ngày.
Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 khi lưu thông trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản ngày 18/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện Chính phủ Nhật Bản yêu cầu những người đến từ 60 quốc gia/vùng lãnh thổ phải cách ly bắt buộc ở các cơ sở do chính phủ chỉ định trong thời gian từ 3 đến 10 ngày. Đây là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của tất cả các loại biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta. Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc bố trí cách ly bắt buộc cho tất cả người nhập cảnh, gần đây giới chức Nhật Bản đã quyết định cho phép những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và trở về từ những khu vực chưa có ca nhiễm Omicron có thể tự cách ly ở nhà.
Trong khi đó, Thái Lan không áp đặt phong tỏa mặc dù một ngày trước đó thông báo đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Theo Chính phủ Thái Lan, nước này vừa mới mở cửa trở lại và nhiều doanh nghiệp bắt đầu phục hồi trong khi nhà chức trách muốn người dân trở lại nhịp sống bình thường, đặc biệt khi lễ hội Năm mới đang đến gần. Chính phủ Thái Lan nhấn mạnh cách duy nhất để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron là duy trì các biện pháp phòng ngừa tốt và tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Indonesia đã quyết định hủy bỏ kế hoạch triển khai Lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 3 trên toàn quốc do công tác ứng phó với đại dịch COVID-19 đã có những cải thiện đáng kể và hiện dịch bệnh đang được kiểm soát.
Theo đó, số ca mắc mới trung bình hằng ngày duy trì ở mức dưới 400 ca; tỷ lệ tiêm chủng mũi vaccine thứ nhất cho người dân trên đảo Java-Bali đã đạt 76% so với chỉ tiêu và 56% đối với mũi vaccine thứ hai.
Bên cạnh đó, việc tiêm chủng cho người cao tuổi cũng được đẩy mạnh. Với những dấu hiệu tích cực như vậy, Chính phủ Indonesia cho rằng chính sách PPKM trong dịp Giáng sinh và Năm mới sẽ được thực hiện cân bằng hơn. Chính phủ sẽ xem xét áp dụng cấp độ PPKM đối với từng khu vực tùy thuộc tình hình dịch bệnh.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 266,3 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 6/12 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 266.307.995 ca mắc COVID-19 và 5.274.095 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 239.913.580 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Suva, Fiji. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày, đã có thêm một loạt quốc gia ghi nhận ca nhiễm Omicron - biến thể được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm "đáng lo ngại", làm gia tăng nguy cơ về một làn sóng lây nhiễm nguy hiểm.
Tại Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 49.969.856 ca mắc và 808.763 ca tử vong, đến nay hàng chục ca nhiễm biến thể Omicron đã được ghi nhận, song biến thể Delta vẫn chiếm 99,9% số ca nhiễm mới ở nước này. Ít nhất 16 bang tại Mỹ đã ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Nhiều ca nhiễm là người đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.
Tại Ấn Độ, quốc gia đứng thứ hai thế giới về số ca mắc COVID-19, số ca nhiễm biến thể Omicron đã tăng lên 21 ca. Trước tình hình này, nhà chức trách Ấn Độ đã kêu gọi người dân nhanh chóng tiêm vaccine đầy đủ, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.
Israel và Anh cũng tiếp tục có thêm ca nhiễm biến thể Omicron. Trong khi đó, một loạt nước gồm Thái Lan, Nga, Croatia, Argentina, Nepal, Tunisia, Namibia và Fiji phát hiện các ca đầu tiên nhiễm "siêu biến thể" này. Như vậy, đến nay Omicron đã xuất hiện tại ít nhất 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Nam Phi, quốc gia đầu tiên thông báo ca nhiễm biến thể Omicron, Tổng thống Cyril Ramaphosa cho biết chính phủ nước này sẽ sớm triệu tập Hội đồng quốc gia phòng chống COVID-19 nhằm xem xét tình hình dịch bệnh và quyết định xem có cần ban hành các quy định chặt chẽ hơn không. Ông cũng cho hay các bệnh viện tại Nam Phi đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân trong bối cảnh biến thể Omicron xuất hiện, đẩy nhanh làn sóng lây nhiễm thứ 4.
Do lo ngại biến thể Omicron, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều đang tăng cường các biện pháp phòng dịch. Theo đó, Hàn Quốc cấm công dân nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại nước khác lui tới một số khu vực, trong đó có nhà hàng, quán cà phê và rạp chiếu phim. Hàn Quốc chỉ công nhận chứng nhận tiêm chủng của công dân nước này đã tiêm vaccine tại nước ngoài, song không công nhận chứng nhận của người nước ngoài, ngoại trừ các trường hợp nhập cảnh theo diện miễn cách ly. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi quyết định trên, song nhiều đại sứ quán nước ngoài, trong đó có Anh và Australia, đang liên lạc và đề nghị Seoul thay đổi quyết định. Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch rút ngắn thời gian giữa các mũi tiêm vaccine thứ 2 và thứ 3 ngừa COVID-19 nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho người dân.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Điểm sáng trong bức tranh tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu trong ngày 6/12 ghi nhận ở khu vực Đông Nam Á. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cùng ngày cho biết nước này là một trong 5 quốc gia trên thế giới đã kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 ở cấp độ 1, nhờ sự nỗ lực và hợp tác chung của tất cả các bên. Theo Tổng thống Widodo, thành công này thể hiện khả năng của quốc gia trong việc biến những thách thức, khó khăn thành cơ hội. Indonesia đã xem xét rất kỹ lưỡng và thận trọng khi ban hành các chính sách để có thể kiểm soát đại dịch COVID-19, đồng thời khôi phục nền kinh tế. Trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 196 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh kể từ tháng 3/2020 đến nay lên 4.257.685.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Lào cũng đang giảm mạnh, xuống còn 889 ca trong 24 giờ qua. Bộ Y tế Lào cho biết, sau một ngày số ca mắc mới tăng vọt lên 4 chữ số, số ca mắc mới tại nước này lại giảm mạnh xuống còn 3 chữ số, giảm 475 ca so với một ngày trước đó. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 80.722 ca, trong đó có 210 người tử vong.
Còn tại Campuchia, lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách đến hoặc quá cảnh từ 10 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Malawi, Angola và Zambia đã được dỡ bỏ.
Số ca tử vong do mắc COVID-19 tại Ấn Độ tăng mạnh Thống kê của Bộ Y tế Ấn Độ công bố ngày 5/12 cho thấy số ca tử vong của nước trong 24 giờ qua tăng mạnh lên tới 2.796 ca. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN Trong những ngày qua, số ca tử vong của nước này dao động quanh mức khoảng 400...