Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại, rút ngắn thời gian tiêm mũi 3, mũi 4
Số ca mắc Covid-19 tăng trong tuần gần đây, nhiều ca nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5. Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3, mũi 4.
Bộ Y tế vừa có Công văn 3896 gửi các bộ, ngành; UBND các tỉnh, thành về tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.4, BA.5… Việc tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Y tế đã có hướng dẫn chuyên môn về tiêm các mũi vắc xin phòng Covid-19, tuy nhiên, nhiều người dân còn chưa nắm rõ về các mũi tiêm (thời điểm tiêm mũi 3, mũi 4; khoảng cách về thời gian giữa các mũi tiêm; thời điểm phù hợp tiêm vắc xin Covid-19 sau mắc Covid-19).
Tại Công văn 3896 Bộ Y tế đã làm rõ về cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm. Cụ thể:
Tiêm mũi 3
Đối với người trên 18 tuổi: tiêm ngay sau mũi 2 ba tháng; người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh.
Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: tiêm ngay sau mũi 2 năm tháng; người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh 3 tháng.
Tiêm mũi 4
Tiêm ngay sau mũi 3 bốn tháng; người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh 3 tháng.
Đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: trẻ đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh 3 tháng.
So với hướng dẫn tiêm chủng hồi tháng 6, Bộ Y tế thay đổi thời gian tiêm mũi 3 và mũi 4 từ “ít nhất” thành “ngay sau” với các mũi tiêm trước đó và với các trường hợp sau mắc Covid-19.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vắc xin; tập trung truyền thông và tiêm chủng cho các đối tượng, đặc biệt cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, lưu ý các trẻ có nguy cơ cao, trẻ sống ở khu vực có tỷ lệ bao phủ vắc xin thấp; tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm đến từng địa bàn dân cư.
Công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn (địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ) và thông tin đến người dân để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.
Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo tăng tốc độ tiêm chủng vắc xin cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, đặc biệt ưu tiên trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và trẻ có nguy cơ cao; nhanh chóng hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong ngành theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ Y tế cũng đề nghị các bộ chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vắc xin cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, quân nhân, chiến sĩ trong toàn ngành.
Nguy cơ biến thể mới xâm nhập vào Việt Nam làm gia tăng ca mắc Covid-19
Tính đến ngày 24.6, Việt Nam có hơn 10,7 triệu ca mắc Covid-19, hơn 9,6 triệu ca khỏi bệnh và 43.084 ca tử vong.
Ngày 24.6, nhân kỷ niệm 130 năm ngày thành lập, Viện Pasteur TP.HCM tổ chức Hội nghị khoa học năm 2022 với chủ đề: Nghiên cứu khoa học trong phòng chống dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trên 80% dân số đã tiêm vắc xin Covid-19
Tại hội nghị, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, Việt Nam đã đáp ứng khá thành công với các làn sóng đầu tiên dịch Covid-19, khả năng lây lan của vi rút ở mức độ có thể kiểm soát qua các chiến lược ngăn chặn, phát hiện, truy vết và cách ly.
Bộ Y tế kêu gọi người dân tiêm mũi nhắc lại để bảo vệ mình khỏi mắc bệnh trước nguy cơ các biến thể mới xâm nhập. Ảnh DUY TÍNH
Tuy nhiên, qua các đợt dịch có thể thấy dịch Covid-19 trở nên nặng hơn với các biến thể lây lan nhanh kèm tăng nguy cơ nhập viện (như biến thể Delta), trong khi các chiến lược áp dụng trong các đợt dịch trước phát huy hiệu quả không cao như mong đợi.
Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam đã rất thành công với chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19, đạt trên 80% dân số và trên 98% với người từ 12 tuổi chỉ trong 12 tháng triển khai.
Việt Nam nới lỏng các can thiệp, song hành với tốc độ triển khai can thiệp về vắc xin Covid-19, kìm hãm sự lây lan và tác động của dịch ở góc độ cộng đồng và phục hồi kinh tế xã hội.
Số ca mắc, tử vong vì Covid-19 trên thế giới gia tăng
Theo GS-TS Phan Trọng Lân, Tổ chức Y tế thế giới cho biết hiện nay số ca mắc, tử vong tiếp tục tăng ở khu vực châu Mỹ và tiếp tục tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Châu Phi do miễn dịch không bền vững, các biến thể mới, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn có thể tiếp tục xuất hiện trên thế giới.
Tại Việt Nam, số ca mắc Covid-19 mới thời gian qua có xu hướng giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc mới mỗi ngày chỉ còn khoảng 600 - 700 ca. Gần đây, số ca mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại tại một số địa phương.
Ngày 23.6: Cả nước 740 ca Covid-19, 5.087 ca khỏi | Hà Nội 154 ca | TP.HCM 38 ca
"Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh BA2, BA2.3, BA2.3.2, trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, có thể dẫn tới gia tăng các ca Covid-19 trong thời gian tới", GS-TS Phan Trọng Lân nhận định.
PGS-TS Phan Trọng Lân cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đã tiêm vắc xin hoặc khỏi bệnh từ 6 - 8 tháng vẫn chưa tiêm nhắc lại. Và vì vậy, nếu các biến thể tiến hóa hoặc xâm nhập sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Viện Pasture TP.HCM kỷ niệm 130 năm ngày thành lập
Sáng 24.6, Viện Pasteur TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm ngày thành lập.
Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá cao những cống hiến, nỗ lực của Viện Pasteur trong việc góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Đồng thời, Viện Pasteur cũng đã hoàn thành chức năng hướng dẫn chuyên môn, triển khai các biện pháp chống dịch, hướng dẫn các địa phương phòng chống dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế mong muốn Viện Pasteur sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ, chú trọng xây dựng tốt công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển tốt y tế dự phòng phía nam, tham mưu Bộ Y tế các biện pháp phòng chống dịch. Ngoài ra, Viện Pasteur tiếp tục nghiên cứu các biến chủng mới Covid-19, dự báo kịp thời dịch bệnh.
Hà Nội, TP.HCM vào 'chiến dịch' tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 Theo thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 quốc gia, Hà Nội là 1 trong 10 địa phương có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất với tổng số hơn 17 triệu mũi tiêm/hơn 12 triệu dân. Tại Hà Nội, nhiều người đưa trẻ đến tiêm chủng - Ảnh: DƯƠNG LIỄU Bé trai Đ.H. (10 tuổi, ở Hà Nội) đã tiêm vắc...