Số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ tăng kỷ lục, EU kêu gọi góp tiền sản xuất vaccine
Ấn Độ ghi nhận ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục với 2.644 trường hợp, trong ghi Đức báo cáo ca nhiễm mới và thiệt mạng trong ngày thấp nhất từ hôm 31/3.
Ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ tăng kỷ lục
Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ, hôm 3/5 nước này ghi nhận thêm 2.644 ca nhiễm mới nCoV, nâng tổng ca nhiễm ở nước này lên 39.980. Ấn Độ hiện có 1.301 trường hợp chết do dịch bệnh.
Với việc có thêm 2.644 ca nhiễm mới virus corona chủng mới được ghi nhận trong 24 giờ qua, đây là ngày có số người nhiễm bệnh lớn nhất kể từ khi COVID-19 bùng phát tại nước này.
Ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ tăng kỷ lục
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 24/3 ban bố áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Các chuyên gia cho rằng chính việc áp dụng các biện pháp nghiêm nghặt từ sớm của Ấn Độ đã giảm bớt ảnh hưởng, tránh rơi vào tình cảnh bị dịch COVID-19 tàn phá nặng nề như một số nước khác dù số dân hơn 1,3 tỷ người.
Video đang HOT
Ấn Độ bắt đầu nới lỏng hạn chế, cho phép nối lại một số hoạt động nông nghiệp và công nghiệp tại những khu vực nông thôn ít chịu ảnh hưởng của đại dịch. Lệnh phong tỏa của Ấn Độ khiến hàng triệu người ở nước này lâm vào cảnh thất nghiệp, thiếu lương thực và chỗ ở.
Số ca nhiễm nCoV ở Đức thấp nhất từ 31/3
Hôm 3/5, Đức báo cáo số trường hợp nhiễm và thiệt mạng do virus SARS-CoV-2 thấp nhất kể từ ngày 31/3.
Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, Đức ghi nhận có 890 ca nhiễm virus corona chủng mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên tới 164.967. Trong khi đó, số người thiệt mạng tăng thêm 76, nâng tổng số người chết lên 6.812. Tỉ lệ chết ở Đức hiện ở mức 4,1%.
Đức báo cáo số trường hợp nhiễm và thiệt mạng do virus SARS-CoV-2 thấp nhất kể từ ngày 31/3. (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU sẽ kêu gọi quyên góp 7,5 tỷ Euro để phát triển và sản xuất vaccine kháng virus corona, cho rằng đây “chỉ là khởi đầu” vì sẽ cần nhiều tiền hơn trong tương lai.
Ủy ban châu Âu sẽ tổ chức cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 4/5 để các nhà lãnh đạo thực hiện nỗ lực gây quỹ. Đức là nước đồng tổ chức hội nghị này.
Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà lãnh đạo của Pháp và Đức hôm 30/4 nhấn mạnh vaccine được bào chế không chỉ dành riêng cho quốc gia phát triển nó mà nên có sẵn cho tất cả mọi người.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết, Đức sẽ đóng góp tài chính cho nỗ lực này song bà không cho biết con số cụ thể. “Tổng cộng cần gần 8 tỷ Euro để thực hiện tiêm chủng, thuốc men và chẩn đoán đầy đủ cho tất cả mọi người trên trái đất”, bà Angela Merkel cho hay.
Thủ tướng Merkel khẳng định “chỉ có hành động chung của quốc tế, đa phương mới cho phép chúng ta vượt qua đại dịch COVID-19″.
Phái đoàn ngoại giao của 15 nước tới thị sát khu vực Kashmir
Đây là chuyến thăm đầu tiên của các nhà ngoại giao đến khu vực tranh chấp kể từ khi Ấn Độ quyết định hủy bỏ quy chế tự trị đặc biệt đối với vùng lãnh thổ Kashmir thuộc kiểm soát của nước này.
Binh sỹ bán quân sự Ấn Độ gác tại Srinagar. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Ngày 9/1, các nhà ngoại giao thuộc 15 quốc gia, trong đó có Mỹ, đã đến khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Đây được xem là chuyến thăm đầu tiên của các nhà ngoại giao làm việc tại New Delhi đến khu vực tranh chấp kể từ khi Chính phủ Ấn Độ quyết định hủy bỏ quy chế tự trị đặc biệt đối với vùng lãnh thổ Kashmir thuộc kiểm soát của nước này, đồng thời áp đặt giám sát về an ninh và liên lạc hồi tháng Tám năm ngoái.
Theo một quan chức đề nghị giấu tên, đoàn xe của nhà chức trách Ấn Độ đã đưa nhóm nhà ngoại giao trên từ sân bay đến bộ tư lệnh quân sự ở Srinagar, nơi họ sẽ được nghe báo cáo về tình hình an ninh tại đây.
Đầu tháng 8/2019, Chính phủ Ấn Độ đã thực thi sắc lệnh của Tổng thống về hủy bỏ quy chế trao quyền tự trị đặc biệt cho Kashmir do nước này kiểm soát, đồng thời áp dụng toàn bộ Hiến pháp Ấn Độ đối với khu vực này.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ và Pakistan vẫn thường xuyên cáo buộc lẫn nhau tấn công qua Ranh giới kiểm soát (LOC) phân chia khu vực Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan.
Kashmir là vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Kể từ năm 1947 đến nay, nơi đây vẫn bị chia cắt thành hai phần do Ấn Độ và Pakistan quản lý, song hai nước đều nhận chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ này.
Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sỹ hai bên tại ranh giới phân chia Kashmir./.
Theo Phương Hoa (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Nhiều nước châu Á phòng ngừa kịch bản xấu, sẵn sàng sơ tán công dân vì xung đột Mỹ-Iran Philippines đã chuẩn bị các kế hoạch sơ tán hàng nghìn công dân khỏi Trung Đông trong khi Thái Lan, Ấn Độ bàn biện pháp đối phó tác động thương mại do căng thẳng Mỹ-Iran. Thiếu tướng Qassem Soleimani (giữa, cúi đầu) thiệt mạng trong cuộc không kích của máy bay không người lái Mỹ tại Iraq. Ảnh: Fars News Một số chính...