Số ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai tiếp tục tăng mạnh, sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm sâu
Chiều 6-11, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tuần vừa qua, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cao.
Trong khi đó, số ca mắc sốt xuất huyết giảm sâu.
Bệnh nhi mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: H.Dung
Cụ thể, tỉnh đã ghi nhận 291 ca mắc sởi, tăng hơn 63% so với tuần trước. Số ca mắc tăng ở Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Long Khánh.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 1.097 ca mắc sởi, tăng 1.094 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua là 270 ca, giảm 16,1% so với tuần trước đó nhưng vẫn tăng so với tuần cùng kỳ năm ngoái.
Cộng dồn tổng số ca bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện trong toàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến nay là hơn 6,2 ngàn ca, riêng trẻ dưới 15 tuổi chiếm 57,8%. Số ca tử vong do sốt xuất huyết là 1 ca, giảm 4 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa nên số ca bệnh tay chân miệng giảm so với cả tuần trước đó và giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng dồn số ca bệnh tay chân miệng trong năm nay là hơn 4,5 ngàn ca, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2023.
Tỉnh Đồng Nai đã kết thúc Chiến dịch Tiêm vaccine sởi – rubella với 97,3% trẻ từ 1-10 tuổi trong toàn tỉnh được tiêm vaccine. Dự kiến sau 10 ngày nữa, số ca mắc sởi sẽ được kiểm soát.
Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường
Học sinh các trường bắt đầu bước vào năm học mới, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Vì vậy, nâng cao nhận thức, phối hợp theo dõi, xử lý ca bệnh giữa trường học và y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.
Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng các bước, góp phần tạo thói quen vệ sinh cơ thể
Sẵn sàng
Đưa đứa cháu ngoại có dấu hiệu ho, sốt nhẹ đi học, bà Nguyễn Thị Hạnh được các cô giáo tư vấn nên cho trẻ nghỉ ở nhà theo dõi; nếu trẻ sốt cao, hãy đưa đến cơ sở y tế. Trong việc đón trả trẻ mỗi ngày, các cô giáo Trường mầm non Hương Hồ (TP. Huế) đều theo dõi tình hình sinh hoạt, ăn uống của trẻ để trao đổi kịp thời với gia đình. Trong chương trình dạy học, giáo viên cũng lồng ghép thông tin cơ bản về cách vệ sinh cơ thể, an toàn thực phẩm, dấu hiệu nhận biết cơ thể bị bệnh qua hoạt động "Bé làm bác sĩ"; dạy trẻ rửa tay 6 bước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế... Phía bên ngoài mỗi lớp, các tờ rơi về phòng, chống bệnh đang lưu hành cũng được trường cập nhật thường xuyên nhằm giúp nâng cao nhận thức cho phụ huynh đưa đón trẻ.
Trường mầm non Hương Hồ có 3 cơ sở với gần 400 trẻ đang theo học, trong đó có 2 lớp ở thôn Chầm với 40 cháu. "Chăm lo, giáo dục sức khỏe cho trẻ là một phần quan trọng trong chương trình mầm non, giúp trẻ nâng cao thể trạng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng, chống dịch bệnh theo mùa... Hàng tuần, trường đều vệ sinh đồ chơi và phơi nắng; cuối tuần, giáo viên trường triển khai phong trào Ngày Chủ nhật xanh để trường lớp luôn sạch đẹp", cô Trần Thị Trang, Hiệu trưởng Trường mầm non Hương Hồ nói.
Theo cô Trần Thị Lan - nhân viên y tế Trường mầm non Hương Hồ, trên địa bàn chưa có ca bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, nhưng trường không chủ quan trong công tác phòng bệnh.
Ngoài truyền thông với phụ huynh bằng hình ảnh ở bảng tin trường, lớp, cô còn gửi hình ảnh, video lên nhóm lớp; lồng ghép góc hoạt động và bài tuyên truyền của cán bộ y tế trường vào chương trình học của lớp lớn. Tủ thuốc nhà trường luôn có hạ sốt, giảm đau, orizone, nhỏ mắt... đáp ứng khâu xử trí ban đầu.
Trường vùng ven chủ động, trường vùng trung tâm cũng luôn trong tinh thần sẵn sàng. Phường Đông Ba có 3 trường tiểu học, 2 trường mầm non, 2 trường cấp hai, một trường cấp 3. Việc phối hợp phòng chống dịch giữa trường - trạm thực hiện chặt chẽ. Nhóm zalo trường học cùng trạm y tế được duy trì từ thời phòng, chống dịch COVID-19 để cập nhật kịp thời thông tin và trao đổi tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Y sĩ đa khoa Đoàn Thị Đông Phương, Phó trưởng Trạm Y tế phường Đông Ba (TP. Huế) cho hay: "Đầu năm học, các trường đều tổ chức dọn dẹp, phát quang. Ngoại trừ Trường THPT Nguyễn Huệ chủ động trong xử lý môi trường, một trường mầm non phun hóa chất diệt muỗi, các đơn vị khác đều được trạm y tế phường hỗ trợ máy móc, dung dịch, hóa chất trước khi bước vào năm học mới. Theo quy trình phối hợp, nếu có ca bệnh, trường học báo trạm, trạm sẽ hướng dẫn cho học sinh nghỉ học, theo dõi 7-10 ngày; đồng thời vệ sinh môi trường lớp học nhằm tránh lây lan ca bệnh"...
Theo dõi sát, xử lý kịp thời
Trước thềm năm học mới, Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo sức khỏe cho năm học mới; bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng ở các lớp học. Sở Y tế tỉnh lưu ý các địa phương giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh nhằm báo cáo kịp thời để có phương án xử lý, tránh hình thành ổ dịch. Trong đó, hướng dẫn các trường triển khai phòng, chống dịch, theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh, báo cơ sở y tế nhằm phối hợp xử lý kịp thời.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 900 ca sốt xuất huyết, hơn 80 ca tay chân miệng, 13 ca ho gà... trong đó, địa bàn TP. Huế có nhiều ca bệnh do mật độ dân số đông. Như mọi năm, Trung tâm Y tế TP. Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tập huấn công tác y tế trường học cho cán bộ y tế của 178 trường học thuộc khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố. BSCKI. Trần Ngọc Thành Nhân, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS TTYT TP. Huế thông tin: "Bên cạnh tập huấn phòng, chống dịch, các cán bộ y tế trường học còn được hướng dẫn cách sơ, cấp cứu ban đầu khi xảy ra thương tích; dấu hiệu nhận biết các triệu chứng sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, ho gà... và quy trình xử lý, tránh lây lan".
Chia sẻ về chủ trương của ngành, Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo cho biết: "Ngành đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch phòng chống, giám sát dịch bệnh thường gặp mùa tựu trường; làm tốt công tác truyền thông để giáo viên, gia đình phối hợp trong phát hiện dấu hiệu bệnh, xử lý, phòng ngừa. Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ sở y tế nắm bắt các bệnh thường gặp để chủ động trong chẩn đoán, điều trị phù hợp".
Không chỉ ngành y tế và trường học nỗ lực triển khai công tác phòng, chống dịch, phía gia đình học sinh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung rau xanh và trái cây, thực hiện ăn chín - uống sôi, góp phần nâng cao thể trạng cho con em. Đặc biệt, cần cho trẻ tham gia tiêm chủng các mũi theo Chương trình tiêm chủng mở rộng đầy đủ, đúng lịch; tiêm bù, tiêm vét cho trẻ theo yêu cầu của y tế địa phương.
Tăng cường điều trị và dự phòng các bệnh truyền nhiễm Ngày 14/8, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đợt dịch đậu mùa khỉ đang diễn ra ở châu Phi là mối đe dọa khẩn cấp y tế cho toàn cầu. Bên cạnh sự gia tăng mạnh của các ca bệnh đang lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng nhanh, cả nước cũng đang ghi nhận các ca bệnh...