Số ca được điều trị khỏi COVID-19 nhiều gấp 5 lần số ca mắc mới
heo thông tin từ Bộ Y tế, trong ngày 18/7 ghi nhận 840 ca mắc COVID-19 mới, tăng gần 100 ca so với hôm qua. Số khỏi bệnh nhiều gấp 5 lần số mắc mới; F0 nặng giảm so với ngày 17/7.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.761.435 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.567 ca mắc).
WHO khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh. Ảnh minh họa
Từ 17h30 ngày 17/7 đến 17h30 ngày 18/7 không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.091 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc.
Video đang HOT
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron, nhất là tại khu vực châu Âu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.
Tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19 có phản ứng phụ thế nào?
Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong 4 mũi tiêm vaccine COVID-19 thì mũi 3, mũi 4 ở giữa mức phản ứng của mũi 1, mũi 2.
Hiện có không ít người dân lo ngại về việc tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19 sẽ có phản ứng phụ mạnh hơn các mũi trước đó, về vấn đề này, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng mỗi cơ thể sẽ có phản ứng với vaccine ở mức độ khác nhau.
"Trong 4 mũi tiêm thì tiêm mũi 3, mũi 4 có ý nghĩa nhắc lại lần 1, lần 2 nên ở giữa mức phản ứng của mũi 1, mũi 2. Ví dụ như vaccine Pfize thì tiêm mũi 2 phản ứng hơn mũi 1 còn mũi 3, mũi 4 ít phản ứng hơn mũi 2", GS.TS Phan Trọng Lân cho biết.
Tiêm vaccine COVID-19. (Ảnh minh hoạ: SKĐS)
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho rằng, nhiều người có tâm lý lo lắng hoặc do tác động của cuộc sống, trùng hợp với thời điểm tiêm chủng nên có sự nhầm lẫn mệt mỏi, sức khỏe suy giảm do sau khi tiêm vaccine COVID-19.
Vaccine là thành tựu của y học, trước khi tiêm đã được nghiên cứu thí nghiệm, thậm chí khi đã tiêm vẫn được tiếp tục nghiên cứu. Trong vòng 2 năm qua hàng tỷ liều vacicne đã được sử dụng, được sự giám sát rất chặt chẽ của mỗi người dân, của các cơ quan y tế và của Tổ chức Y tế Thế giới
"Chỉ cần một sự bất thường nào đấy ở vùng nào đấy, lập tức sẽ dừng trên toàn cầu với vaccine được sử dụng. Nói vậy để thấy rằng vấn đề an toàn, vấn đề hiệu quả luôn được theo dõi, giám sát; có sự bất thường thì người ta sẽ phanh lại một cách kịp thời"- GS.TS Phan Trọng Lân nêu rõ.
Để phòng bệnh, GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, bằng các biện pháp ngăn chặn cơ học hay biện pháp hành chính xã hội sẽ không tạo sự đồng thuận hoặc sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, vaccine tiếp tục là một yếu tố rất quan trọng. Khi tiêm mũi 3, mũi 4, chúng ta sẽ củng cố thêm miễn dịch và đặc biệt sẽ phòng được biến thể BA.5. Nếu nhiễm bệnh thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn sau khi tiêm các mũi nhắc lại.
Theo nghiên cứu, khả năng miễn dịch của vaccine hay sau khi đã mắc bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể sau 4 đến 6 tháng. Do đó, nếu chúng ta tiêm nhắc lại định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như là BA.4, BA.5 và kể cả những biến thể khác.
Minh chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi từ chủng gốc cho đến chủng Anpha, Beta, Delta và Omicron thì đến nay vaccine vẫn rất hiệu quả.
Vì sao Bộ Y tế vẫn khẳng định Covid-19 chưa là bệnh lưu hành? Số mắc và tử vong do Covid-19 trong nước đã giảm mạnh, độ bao phủ vắc xin rộng nhưng Bộ Y tế vẫn đề xuất Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành. Bộ Y tế vừa gửi dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, lấy ý kiến góp ý...