Số ca Covid-19 tại châu Âu tăng trở lại sau 10 tuần, WHO cảnh báo làn sóng thứ 4
Tổ chức Y tế thế giới ngày 1/7 cảnh báo, giải bóng đá vô địch châu Âu ( EURO 2020) cùng việc người dân nhiều nước di chuyển nhiều hơn trong dịp Hè đang phát tán biến thể Delta ra khắp châu Âu, khiến số ca mắc tại châu lục này tăng trở lại sau 10 tuần.
Theo số liệu được Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới công bố trong ngày 1/7, số ca mắc Covid-19 tại châu Âu đã tăng trên 10% trong 1 tuần qua, đồng thời chấm dứt quãng thời gian hơn 2 tháng các nước tại châu lục này ghi nhận đà suy giảm của dịch Covid-19.
Giải bóng đá EURO 2020 đang làm phát tán biến thể Delta khắp châu Âu. Ảnh: Reuters
Nguyên nhân chính được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra là do giải vô địch bóng đá châu Âu – EURO 2020 đang được tổ chức tại nhiều thành phố trên khắp châu Âu, khiến các CĐV các nước tụ tập thành nhiều đám đông trong và ngoài sân vận động, đồng thời không tuân thủ các biện pháp giãn cách.
Video đang HOT
Bà Catherine Smallwood, quan chức cấp cao bộ phận khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới nhận xét, đây là điều đã được cảnh báo từ trước khi giải bóng đá diễn ra.
“Cần phải nhìn vào xung quanh các sân vận động, xem các CĐV đã đến đó bằng cách nào, họ đi nhóm đông bằng xe riêng hay đi xe bus, có áp dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân hay không, và khi rời sân vận động, họ có tụ tập xem các trận đấu tại quán bar hay không? Chúng tôi đã nói trước đó, là nếu tất cả việc tụ tập này diễn ra, chắc chắn sẽ có các ca lây nhiễm vì có những người mang mầm bệnh và những người chưa được tiêm vaccine đầy đủ”.
Cũng theo thông tin do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra, trước khi giải bóng đá EURO 2020 diễn ra, các nước châu Âu đã có 10 tuần liên tiếp ghi nhận số ca mắc Covid-19 giảm. Theo WHO, các diễn biến này trên thực tế đang đẩy châu Âu bước vào các giai đoạn đầu tiên của làn sóng dịch thứ 4. Tại một số nước, số ca mắc Covid-19 do biến thể virus Delta gây ra đang bùng phát rất mạnh, đặc biệt là tại Anh, khi nước này ghi nhận tới gần 28.000 ca mắc mới trong ngày 1/7, tăng 72% trong vòng 1 tuần và cao gấp 10 lần so với thời điểm cách đây khoảng 6 tuần.
Chính phủ nhiều nước châu Âu hiện cũng đang chỉ trích rất mạnh công tác y tế của Liên đoàn bóng đá châu Âu – UEFA. Chiều ngày 1/7, Bộ trưởng Nội vụ Đức nhận xét, việc UEFA cho phép các đám đông cổ động viên tụ tập là cực kỳ vô trách nhiệm.
Báo chí Scotland cũng đưa tin, đã có ít nhất 2.000 cổ động viên Scotland mắc Covid-19 tham gia các đám đông cổ vũ các trận bóng đá vừa qua. Tại Italy, chính phủ nước này cũng đang ra sức cảnh cáo các cổ động viên Anh không tìm cách lợi dụng các lỗ hổng để đến Roma cổ vũ trận đấu của đội tuyển Anh vào thứ Bảy tuần này (3/7).
WHO: Không uống thuốc giảm đau, dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo không nên uống thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine Covid-19 do có thể gây ra tác dụng phụ tiềm ẩn.
WHO nhắc lại khuyến cáo này sau những tin đồn thất thiệt lan truyền trên mạng xã hội châu Âu. WHO cho rằng một số thông tin sai sự thật là nên uống thuốc kháng histamine (chống dị ứng) và thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine.
"Chúng tôi không khuyến khích uống thuốc giảm đau như paracetamol trước tiêm chủng để giảm tác dụng phụ. Hiện chưa rõ ảnh hưởng của các loại thuốc này đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, bạn có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác sau tiêm, nếu gặp triệu chứng sốt, nhức đầu hoặc đau cơ", người phát ngôn WHO ngày 25/6 cho biết.
WHO khẳng định các tác dụng phụ như đau bắp tay vùng tiêm, đau đầu và mệt mỏi là hoàn toàn bình thường sau tiêm vaccine Covid-19.
"Không nên thử dùng thuốc kháng histamine để hạn chế các triệu chứng đó", Giáo sư Luke ONeill, Chủ tịch Khoa Hóa sinh tại Cao đẳng Dublin, cho biết.
Thuốc giảm đau acetaminophen tại Mỹ. Ảnh: AP
Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh mạn tính, bệnh nền, người đi tiêm cần báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm, ông ONeill nói thêm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine là không cần thiết.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng khuyến nghị người dân "không nên dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen để ngăn ngừa tác dụng phụ của vaccine".
Theo CDC, người tiêm vaccine không cần ngừng sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý cơ bản quanh thời gian tiêm chủng.
Ca Covid-19 tăng trở lại ở châu Âu WHO cho biết ca Covid-19 đang tăng trở lại ở châu Âu sau hai tháng giảm và cảnh báo làn sóng mới, "trừ khi chúng ta duy trì quy tắc". "Ca mắc Covid-19 tuần trước tăng 10% do gia tăng tiếp xúc, đi lại, tụ tập và nới lỏng các hạn chế xã hội", giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức...