Số ca Covid-19 mới ở Mỹ cao nhất trong 6 tháng
Mỹ ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm nCoV mới trong ngày 30/7, mức cao nhất trong gần 6 tháng qua kể từ ngày 6/2, do biến thể Delta hoành hành.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 31/7 cho biết nước này ghi nhận 101.171 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua. Lần gần nhất Mỹ ghi nhận số ca nhiễm vượt ngưỡng 100.000 là gần 6 tháng trước. Tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 của Mỹ hiện tại lần lượt là 35.733.967 và 629.290 trường hợp.
Dữ liệu mới cho thấy tổng số ca nhiễm mới trong tuần tính đến 30/7 ở Mỹ cao hơn năm lần so với một tháng trước và cao nhất từ tháng 2, với 544.569 ca, theo Đại học Johns Hopkins và Bloomberg. Trong đó, bang Florida chiếm 1/5 tổng số ca nhiễm với hơn 110.000 trường hợp.
Tỷ lệ nhập viện ở Mỹ, dù thấp hơn nhiều đợt đỉnh điểm tháng 1, đã tăng hơn 46% trong một tuần. Tỷ lệ tử vong cũng tăng hơn 30%, theo CDC.
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ tăng mạnh trong thời gian gần đây. Hơn 4,7 triệu người Mỹ đã tiêm vaccine Covid-19 trong hai tuần qua và hơn 856.000 liều được tiêm trong ngày 30/7, mức cao nhất kể từ ngày 3/7.
Tỷ lệ tiêm chủng ở các bang Mỹ từng ngần ngại vaccine đã tăng mạnh, như Louisiana tăng 114%, Arkansas 96%, Alabama 65% và Missouri 49%, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Texas tuần trước báo cáo số lượng tiêm chủng trong ngày cao nhất một tháng, tăng 25% so với tháng trước.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại hạt Miami-Dade, bang Florida hôm 26/7. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Thế giới đã ghi nhận 198.488.462 ca nhiễm nCoV và 4.232.046 ca tử vong, tăng lần lượt 520.602 và 8.537, trong khi 179.252.286 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Tại châu Âu, làn sóng biểu tình phản đối “hộ chiếu vaccine” và các biện pháp hạn chế Covid-19 lan rộng ở Đức và Pháp, trong khi Anh kêu gọi người dân tiếp tục tiêm vaccine.
Pháp , vùng dịch thứ 5 thế giới với 6.127.019 ca nhiễm và 111.867 ca tử vong, đã trải qua tuần biểu tình thứ ba liên tiếp, để phản đối kế hoạch “cấm cửa” người chưa tiêm chủng hoặc không có kết quả xét nghiệm Covid-19 tại các địa điểm công cộng.
Bộ trưởng Nội Vụ Gerald Darmanin cho biết hơn 204.000 người đã biểu tình trên khắp nước Pháp, trong đó riêng Paris là hơn 14.000 người. 19 người biểu tình đã bị bắt và 3 sĩ quan c ảnh sát bị thương.
Tại Đức , nơi đã ghi nhận 3.776 ca nhiễm và 92.171 ca tử vong, nhiều cuộc biểu tình chống các biện pháp đóng cửa cũng diễn ra ở Berlin và nhiều địa điểm khác.
Anh , báo cáo 5.856.528 người nhiễm và 129.654 người chết, tăng lần lượt 26.144 và 71 trường hợp.
Một số quan chức y tế hàng đầu của Anh kêu gọi phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine Covid-19. Họ chỉ ra dữ liệu mới cho thấy 98% số phụ nữ mang thai nhập viện vì Covid-19 tại Anh kể từ tháng 5 đều chưa tiêm chủng.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn những phụ nữ cùng độ tuổi khác. Nhiều người lo ngại mối đe dọa với phụ nữ mang thai thậm chí lớn hơn với Delta, biến thể có khả năng lây lan mạnh và gây bệnh nặng hơn các chủng virus nCoV khác.
Tại châu Á , biến thể Delta khiến nhiều nước phải siết biện pháp hạn chế, trong khi WHO kêu gọi thế giới nhanh chóng tìm cách ngăn chặn chủng virus này trước khi chúng đột biến nguy hiểm hơn.
Đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc trong nhiều tháng qua đã lan sang hai khu vực mới vào ngày 31/7, gồm tỉnh Phúc Kiến và thành phố Trùng Khánh.
Trung Quốc ghi nhận 328 ca nhiễm có triệu chứng trong tháng 7, gần bằng tổng số ca nhiễm trong nước từ tháng 2 đến tháng 6. Đợt bùng phát bắt đầu từ thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, hiện lan sang 14 tỉnh. Hơn một triệu người Trung Quốc phải quay lại tình trạng phong tỏa, trong khi các chiến dịch xét nghiệm hàng loạt được khởi động.
Trung Quốc đã báo cáo 92.930 ca nhiễm và 4.636 ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát tại thành phố Vũ Hán cuối năm 2019.
Tại Australia , nơi có khoảng 14% dân số đã tiêm chủng, Brisbane, thành phố lớn thứ ba ở Queensland và nhiều khu vực khác đã ban hành lệnh phong tỏa ngắn ba ngày khi ghi nhận thêm 6 trường hợp nhiễm mới từ một cụm dịch biến chủng Delta.
“Cách duy nhất để đánh bại Delta là hành động nhanh và mạnh mẽ”, Phó thủ hiến Queensland Steven Miles nói. “Cuộc chiến đã thay đổi”.
34.130 ca nhiễm và 924 ca tử vong đã được báo cáo ở Australia kể từ khi dịch bùng phát.
Tại Đông Nam Á , các điểm nóng như Indonesia, Thái Lan vẫn tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục, khi biến thể Delta lây lan mạnh..
Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 3.409.658 ca nhiễm, tăng 37.284, trong đó 94.119 người chết, tăng 1.808.
Thái Lan ngày 31/7 ghi nhận số ca Covid-19 hàng ngày kỷ lục với 18. 912 người nhiễm và 178 người chết, nâng tổng số lên lần lượt 597.287 và 4.857. Nhiều bệnh viện ở thủ đô Bangkok rơi vào tình trạng quá tải và buộc phải chuyển những ca nhiễm nhẹ về các tỉnh.
Iran hối thúc châu Âu tránh 'đe dọa hay gây sức ép'
Châu Âu nên tránh đưa ra "những lời đe dọa hay gây sức ép" trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Tehran.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 7/3 đã đưa ra lời hối thúc trên tại buổi tiếp Ngoại trưởng Ireland Simon Conveney trong bối cảnh những nỗ lực ngoại giao được đưa ra để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và Đức).
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan ở cách thủ đô Tehran 420 km về phía nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo từ Văn phòng Tổng thống Iran, ông Rouhani đã nói với Ngoại trưởng Ireland Simon Conveney trong cuộc gặp rằng: "Cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề với các đối tác châu Âu theo nhiều cấp song phương, khu vực và quốc tế là tiến hành đàm phán dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và tránh đưa ra bất kỳ lời đe dọa hay gây sức ép nào".
Ireland không phải là một bên tham gia ký thỏa thuận hạt nhân nhưng đang là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Ireland hiện là "nước trợ giúp" cho nghị quyết số 2231 của HĐBA LHQ nhằm bảo vệ JCPOA. Ireland phụ trách việc các nước thành viên hội đồng khác thông báo việc thực thi thỏa thuận.
Trước đó, trước thềm cuộc họp của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào tuần trước, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch thúc đẩy một nghị quyết lên án Iran về mức độ phối hợp của nước này trong các cuộc thanh sát của IAEA, nhưng kế hoạch này sau đó đã được thu hồi sau nỗ lực của Tổng Giám đốc IAEA nhằm đạt được sự thỏa hiệp với Iran.
Iran đã nhiều lần tuyên bố nước này sẽ quay trở lại thực thi đầy đủ những cam kết trong JCPOA cho đến Mỹ gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran dưới thời chính quyền trước đây của Tổng thống Donald Trump. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 4/3 tuyên bố Mỹ sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nếu Iran thực tuân thủ cam kết trong thỏa thuận.
Theo JCPOA, Iran cam kết không làm giàu urani. Tuy nhiên, Iran khẳng định nước này có quyền cắt giảm thực hiện cam kết trong thỏa thuận này sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Các nước còn lại trong thỏa thuận gồm Anh, Pháp, Đức, Nga vẫn cố bảo vệ thỏa thuận trước nguy cơ đổ vỡ. Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây tuyên bố sẵn sàng đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân đã mang đến tín hiệu tích cực cho vấn đề này.
Châu Âu cảnh báo Iran về kế hoạch sử dụng nhiên liệu urani Ngày 16/1, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp và Đức đã cảnh báo Iran về việc nước này dự định sử dụng nhiên liệu sản xuất từ urani cho một lò phản ứng phục vụ nghiên cứu và phát triển. Kỹ thuật viên làm việc bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở Isfahan, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN Theo các nước...