Số ca Covid-19 cộng đồng ở Trung Quốc tăng cao, báo động số người chết ở Indonesia
Số ca nhiễm Covid-19 cộng đồng mới trong ngày ở Trung Quốc lại tăng lên mức cao nhất trong gần 7 tháng qua, trong khi số người chết vì bệnh này ở Indonesia trong ngày vẫn ở mức 4 chữ số.
Nhiều người làm thủ tục tiêm vắc xin ở Indonesia ngày 6.8. Ảnh REUTERS
Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) của Trung Quốc hôm nay 8.8 thông báo có thêm 81 ca nhiễm Covid-9 cộng đồng trong ngày 7.8, tăng so với số ca nhiễm cộng đồng mới được ghi nhận ngày trước đó là 75, đánh đấu số ca nhiễm cộng đồng/ngày ở Trung Quốc đại lục tăng lên mức cao nhất trong gần 7 tháng qua.
Trong số ca nhiễm cộng đồng mới có 38 ca được ghi nhận ở tỉnh Giang Tô, 24 ca ở Hà Nam, 7 ca ở Vân Nam và 6 ca ở Hồ Bắc và 6 ca ở Hồ Nam, theo Tân Hoa xã. Giới chức Trung Quốc xác nhận các ổ dịch mới ở Trung Quốc chủ yếu do biến thể Delta gây ra.
NHC còn thông báo có thêm 30 ca nhiễm không có triệu chứng, vốn không được coi là ca Covid-19 được xác nhận ở Trung Quốc đại lục. Tính đến ngày 7.8, tổng số ca Covid-19 được xác nhận ở Trung Quốc tăng lên 93.701, với số ca tử vong không đổi là 4.636.
Ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc sẽ cung cấp 2 tỉ liều vắc xin Covid-19 cho thế giới trong năm 2021
Trong khi đó, tình hình Covid-19 ở Indonesia vẫn còn ở mức nghiêm trọng hơn nhiều. Bộ Y tế Indonesia tối 7.8 thông báo ghi nhận thêm 1.588 ca Covid-19 tử vong và 31.753 ca nhiễm trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca tử vong và số ca nhiễm lên lần lượt 105.598 và 3,6 triệu ca, theo Tân Hoa xã.
Bộ Y tế Indonesia cho biết thêm có 39.716 ca Covid-19 được xuất viện trong 24 giờ, nâng tổng số ca hồi phục ở nước này lên hơn 3 triệu ca.
Tương tự, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Thái Lan cũng còn phức tạp. Bộ Y tế Thái Lan hôm nay thông báo có thêm 138 ca Covid-19 tử vong và 19.983 ca nhiễm trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca tử vong và số ca nhiễm lên lần lượt 6.204 và 756.505, theo tờ Bangkok Post .
WHO kêu gọi các nước tạm ngừng tiêm liều vaccine thứ 3
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 4/8 đã kêu gọi các nước tạm ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều, ít nhất là đến cuối tháng 9 tới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 2/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, việc trì hoãn này nhằm đảm bảo rằng các quốc gia trên thế giới sẽ có ít nhất 10% dân số được tiêm chủng ngừa COVID-19.
Tổng Giám đốc WHO nêu rõ: "Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ là nhằm bảo vệ người dân trước biến thể Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rằng có những quốc gia sử dụng hầu hết nguồn cung (vaccine) trên toàn cầu".
Trong khi đó, phát biểu với báo giới, Giám đốc phụ trách vấn đề miễn dịch, vaccine và sinh học của WHO - bà Katherine OBrien nêu rõ: "Chúng ta cần tập trung vào những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, những người có nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì căn bệnh này, để họ có thể có được liều vaccine đầu tiên và thứ hai".
Lời kêu gọi của các quan chức WHO được đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia đã bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều, do lo ngại về hiệu quả miễn dịch của vaccine trước sự nguy hiểm của biến thể siêu lây nhiễm Delta.
Trong các tuyên bố trước đó, các chuyên gia hàng đầu của WHO đã nêu quan điểm rằng chưa có cơ sở khoa học nào cho thấy cần phải tiêm vaccine liều tăng cường để ngừa COVID-19. Theo WHO, các loại vaccine trong danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) của cơ quan này đều có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2 nếu người đó đã được tiêm đầy đủ. Do đó, WHO khẳng định các quốc gia giàu có không nên đặt mua thêm vaccine phòng COVID-19 để tiêm nhắc lại cho những người dân vốn đã được tiêm chủng đầy đủ, trong bối cảnh nhiều nước khác vẫn chưa nhận được vaccine.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định khoảng cách toàn cầu về nguồn cung vaccine COVID-19 là rất không đồng đều và không công bằng. Một số quốc gia và khu vực đang đặt mua hàng triệu liều tăng cường, trước khi các quốc gia khác có nguồn cung vaccine để tiêm chủng cho các nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương nhất. Người đứng đầu WHO cũng chỉ ra rằng các nhà sản xuất vaccine Pfizer và Moderna là những công ty đang hướng tới việc cung cấp các mũi tiêm nhắc lại ở những quốc gia đã có mức độ tiêm chủng cao. Theo ông, thay vào đó, họ nên chuyển liều lượng vaccine của mình sang chương trình chia sẻ vaccine COVAX, chủ yếu dành cho các nước có thu nhập trung bình và nghèo hơn.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt tiêm mũi vaccine thứ 3 ngừa COVID-19. Thời gian tiêm bắt đầu từ ngày 1/7 dành cho lực lượng y tế và người trên 50 tuổi. Trong số những người nhận liều thứ 3 có Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Trước đó ông đã được tiêm hai liều vaccine của Sinovac (Trung Quốc). Israel cũng đã triển khai tiêm liều thứ 3 với vaccine của Pfizer cho người trên 60 tuổi hồi tuần trước, trong đó người tiên phong trong chiến dịch tiêm liều tăng cường này là Tổng thống Isaac Herzog.
Tại Đức, Bộ Y tế đã đề xuất cho nhóm đối tượng người cao tuổi và người dễ bị tổn thương như người suy giảm miễn dịch được tiêm mũi vaccine thứ 3 từ ngày 1/9 tới. Mũi thứ 3 này sẽ sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech hoặc của Moderna.
Pháp chủ trương tiêm mũi thứ 3 cho những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng như người được cấy ghép, người mắc bệnh ung thư, người đang chạy thận nhân tạo và người cao tuổi. Thời gian tiêm chưa ấn định cụ thể, dự kiến có thể vào đầu tháng 9 tới.
Trong khi đó, Anh dự kiến tiến hành tiêm mũi thứ 3 cho mọi đối tượng. Thời gian tiêm cũng từ đầu tháng 9 kéo dài đến cuối năm.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến khuyến khích tiêm mũi thứ 3 vào năm 2022, trong khi Mỹ cũng đang xem xét tiêm liều vaccine thứ ba này. Washington trong tháng trước đã ký một thỏa thuận với hãng Pfizer Inc (Mỹ) và đối tác của hãng này là BioNTech (Đức), theo đó mua 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ em cũng như các mũi tiêm nhắc lại đối với người trước đó đã được tiêm đủ 2 liều.
Indonesia tiếp nhận thêm 8 triệu liều vaccine Sinovac Ngày 22/7, Indonesia đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 29 gồm 8 triệu liều do hãng Sinovac của Trung Quốc sản xuất. Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc) tại một trung tâm tiêm chủng ở Tijuana, Mexico. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia...