Số ca cộng đồng tại Hà Nội lên 500 ca, 6 quận/huyện có trên 100 người mắc mới
Bản tin COVID-19 ngày 19/12 của Hà Nội thông báo Thủ đô ghi nhận thêm 1.400 ca mắc mới, trong đó có 500 ca cộng đồng.
Quận Nam Từ Liêm có 250 ca, Thanh Trì có 226 ca.
Ngoài ra, có 747 ca phát hiện trong khu cách ly và 153 ca phát hiện trong khu phong tỏa.
Đây là ngày thứ 5 liên tiếp Hà Nội duy trì số ca mắc mới trên 1.300 ca/ngày.
Số ca mắc COVID-19 mới ở Hà Nội tiếp tục “neo cao”. Nguồn: Sở Y tế
1.400 ca mắc COVID-19 mới phân bố tại 252 xã, phường, thị trấn thuộc 27/30 quận, huyện: Nam Từ Liêm (250); Thanh Trì (226); Hoàng Mai (148); Gia Lâm (146); Hai Bà Trưng (131); Ba Đình (117); Bắc Từ Liêm (88); Hà Đông (53); Đống Đa (48); Cầu Giấy (25); Hoàn Kiếm (22); Tây Hồ (17); Hoài Đức (16); Mỹ Đức (15); Thanh Xuân (12); Thanh Oai (12); Long Biên (12); Đông Anh (11); Ứng Hòa (10); Sóc Sơn (8); Thường Tín (7); Thạch Thất (6); Chương Mỹ (6); Phú Xuyên (4); Đan Phượng (4); Quốc Oai (4); Mê Linh (2).
500 ca cộng đồng phân bố tại 156 xã, phường thuộc 26/30 quận, huyện: Thanh Trì (162); Nam Từ Liêm (105); Gia Lâm (42); Đống Đa (29); Hà Đông (27); Hai Bà Trưng (19); Hoàng Mai (18); Bắc Từ Liêm (15); Cầu Giấy (13); Thanh Xuân (11); Long Biên (10); Hoàn Kiếm (9); Ba Đình (9); Tây Hồ (7); Hoài Đức (6); Đông Anh (4); Thường Tín (2); Sóc Sơn (2); Quốc Oai (2); Đan Phượng (2); Ứng Hòa (1); Mê Linh (1); Chương Mỹ (1); Thanh Oai (1); Thạch Thất (1); Phú Xuyên (1).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 27.053 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 10.265 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 16.788 ca.
Hai quận vùng cam – nguy cơ cao ở Hà Nội là Đống Đa và Hai Bà Trưng tiếp tục gia tăng số mắc, lần lượt là 48 và 131. Tổng từ ngày 11/10 đến nay, quận Đống Đa ghi nhận 2.580 ca và quận Hai Bà Trưng có 1.828 ca mới.
Lo quá tải điều trị F0 tại Hà Nội
Số lượng F0 tăng nhanh tại Hà Nội đang dồn áp lực lên các bệnh viện tầng 2, trong khi một số F0 khó liên hệ để được nhận hướng dẫn, điều trị tại nhà.
F0 tăng vọt, 2 quận thành "vùng cam"
Liên tiếp trong 3 ngày tính từ 16.12, Hà Nội ghi nhận trên 1.000 ca Covid-19 nhiễm mới mỗi ngày, trong đó ngày 18.12 thậm chí lên tới 1.440 ca. Số ca cộng đồng cũng ở mức rất cao với 500 - 600 ca mỗi ngày.
Điều trị cho F0 nặng tại Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2. Ảnh THẢO PHẠM
Theo thông báo cấp độ dịch của UBND TP.Hà Nội hôm qua (18.12), ngoài Q.Đống Đa, đã có thêm Q.Hai Bà Trưng lên cấp độ 3 "màu cam"; 25 xã, phường cũng được xác định "màu cam" so với 13 xã, phường tuần trước đó. Trong đó, Q.Hai Bà Trưng ghi nhận tới 1.070 ca mắc mới trong 14 ngày qua, số ca cộng đồng/100.000 dân/tuần là 179 ca.
300.000 liều thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 được phân bổ tại 46 tỉnh, thành
F0 tăng nhanh dẫn đến tình trạng quá tải nhân lực y tế tuyến cơ sở. Bà Đỗ Thị Lương, phụ trách Trạm y tế P.Yên Sở (Q.Hoàng Mai), cho biết nhân lực của trạm chỉ có 8 người, trong khi tính từ 16.11 tới nay số F0 ghi nhận trên địa bàn phường là hơn 140 ca. "Cứ 1 F0 lại có gần chục F1, nhân viên y tế phường phải làm rất nhiều việc, từ thủ tục hành chính như tiếp nhận lên danh sách, hướng dẫn F1 tự cách ly, cho đến tiêm bổ sung mũi vắc xin, hướng dẫn, theo dõi điều trị F0. Mỗi ngày chúng tôi nhận cả nghìn cuộc điện thoại. Người dân vì lo lắng, sốt ruột nên khi tự test ở nhà dương tính đều báo cho y tế phường yêu cầu đến test lại, không đủ nhân lực để đáp ứng hết", bà Lương cho hay.
Không chỉ P.Yên Sở, nhiều phường khác có số lượng F0 tăng vọt cũng rơi vào quá tải khi nhân viên y tế đang phải đảm nhận quá nhiều việc. Hệ quả là nhiều F0 được xác định dương tính với Covid-19, nhưng phải chờ đợi 2 - 3 ngày, thậm chí lâu hơn, mới được hướng dẫn, theo dõi tại nhà.
Một nữ bệnh nhân tại P.Khâm Thiên (Q.Đống Đa) được phát hiện dương tính cách đây 3 ngày, dù có tiền sử bệnh nền song liên hệ để nhập viện thì chưa có chỗ, trong khi y tế phường chưa cấp thuốc điều trị. Một bệnh nhân F0 thể nhẹ cách ly, điều trị tại nhà thuộc một chung cư P.Yên Sở (Q.Hoàng Mai) được xác định dương tính từ ngày 11.12, nhưng tới hôm qua vẫn chưa nhận được thuốc cấp phát từ y tế phường. Bệnh nhân cho biết y tế phường có đến xét nghiệm và yêu cầu tự theo dõi sức khỏe, nhập thông tin hằng ngày vào phần mềm theo dõi. Bệnh nhân này tự mua thuốc hạ sốt và thuốc điều trị Covid-19. Trong khi đó, theo đại diện Trạm y tế P.Yên Sở, trạm mới nhận được thuốc hạ sốt và vitamin C để cấp phát cho F0.
Lo ngại trước tình hình dịch tăng mạnh, nhiều người dân tại Hà Nội đã tự tìm cách mua các loại thuốc điều trị Covid-19 của nước ngoài về nhà để trữ. Phổ biến trên mạng là các loại thuốc của Nga, trong đó hộp màu đỏ được giới thiệu trị cho người triệu chứng nhẹ có giá 350.000 đồng/hộp 10 viên và loại màu xanh đặc trị 3 triệu đồng/hộp. Thậm chí, thuốc kháng vi rút Molnupiravir loại 200 mg 40 viên cũng được rao bán giá 4,5 triệu đồng.
Thêm quận trung tâm Hà Nội bất ngờ nâng cấp độ dịch Covid-19 thành "vùng cam"
Phân luồng chưa hợp lý
Hà Nội đã có hướng dẫn phân luồng, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19 theo mô hình 3 tầng, trong đó tầng 1 là tuyến y tế cơ sở và tại nhà; tầng 2 gồm các bệnh viện (BV) đa khoa cấp huyện do TP phụ trách; tầng 3 là các BV tuyến TP, hạng 1 và tuyến T.Ư. Theo phân cấp, cơ sở điều trị cần chủ động chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị ở tầng thấp hơn để quản lý, điều trị ổn định, ưu tiên bố trí giường bệnh tầng 2 và tầng 3 để tiếp nhận bệnh nhân mới.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng đơn nguyên điều trị Covid-19 - BV đa khoa Thanh Nhàn, cho biết BV được Sở Y tế Hà Nội giao 50 giường điều trị bệnh nhân tầng 2 và 250 giường bệnh nhân tầng 3. Tuy nhiên, hiện BV đã bị quá tải tầng 2, trong khi bệnh nhân tầng 3 lại ít. Tính đến ngày 16.12, số bệnh nhân thuộc tầng 2 lên tới gần 80 F0, thiếu khoảng 20 - 30 giường.
Theo bác sĩ Hường, nguyên nhân quá tải tầng 2 ngoài số F0 tăng nhanh còn do quá trình phân luồng bệnh nhân chưa hợp lý ở tuyến cơ sở. "Tâm lý bệnh nhân lo ngại muốn được điều trị ở tuyến cao, trong khi nhiều nhân viên y tế báo BV có F0 nặng cần chuyển tới tầng 3, song khi tới thì lại kèm cả bệnh nhân thuộc tầng 1, tầng 2, khiến số giường tầng 2 tăng lên", bác sĩ Hường nói và cho rằng tình trạng này có thể khiến những bệnh nhân nặng mất cơ hội điều trị do thiếu giường.
Bác sĩ Hoàng Hồ Hải, Phó giám đốc BV điều trị người bệnh Covid-19, cho biết khả năng BV đáp ứng được 300 bệnh nhân trung bình và nặng, với khoảng 100 ca thở máy. Do số lượng F0 tăng nhanh, nên hiện tại BV này không tiếp nhận các bệnh nhân F0 nhẹ, mà chỉ nhận bệnh nhân có triệu chứng trung bình (khó thở) trở lên đến bệnh nhân nặng. Hiện có 150 bệnh nhân đang điều trị tại BV, trong đó có 20 ca thở máy.
Cũng theo ông Hải, hiện tại chưa đến mức quá tải, song với số lượng F0 tăng nhanh hiện nay, tất cả BV trên địa bàn TP từ tuyến huyện trở lên phải mở hết công suất, đáp ứng được tối đa 40% bệnh nhân thở máy. Bài học kinh nghiệm một số tỉnh phía nam vài tháng trước là quá tải cả về số lượng máy thở không đủ đáp ứng cho bệnh nhân, lẫn không đủ nhân lực vận hành.
Bác sĩ Hải cho rằng tỷ lệ tiêm 2 mũi ở mức cao và sắp tới người dân sẽ được tiêm nhắc lại mũi 3, nên dù số lượng F0 tăng nhưng F0 thể nhẹ sẽ nhiều, có thể điều trị tại nhà. Điều này sẽ giảm được tình trạng quá tải giường tại tầng 2. "Hà Nội cần quản lý F0 thể nhẹ tại nhà, theo dõi chặt chẽ nếu F0 chuyển nặng mới chuyển lên tuyến trên, phân tầng đúng từ tuyến cơ sở thì sẽ giảm rất nhiều gánh nặng cho y tế", bác sĩ Hải nhìn nhận.
Hà Nội xem xét dừng vui chơi, tập trung đông người tùy cấp độ dịch Covid-19
TP.HCM có gần 350.000 người thuộc nhóm nguy cơ cần bảo vệ
Chiều 18.12, Sở Y tế TP.HCM cho biết sau 10 ngày "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", TP.HCM đã ghi nhận 349.126 người thuộc nhóm nguy cơ. Trong đó, số người trên 65 tuổi có kèm bệnh nền là 169.066 người (chiếm 48,4%), số người trên 65 tuổi không kèm bệnh nền là 180.060 người (chiếm 51,6%).Trong 10 ngày đầu, đã có 80.611 người được test nhanh tầm soát, phát hiện 647 người có kết quả dương tính Covid-19. Ngoài ra, còn phát hiện 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ, nhưng chưa tiêm vắc xin (chiếm tỷ lệ 4%). Các trung tâm y tế quận, huyện và TP.Thủ Đức đang khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vắc xin ngay cho những người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vắc xin. Chỉ đủ thuốc Molnupiravir khoảng 7 ngày nếu cấp cho tất cả F0
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết đến ngày 18.12, Hà Nội đã được Bộ Y tế cấp 5.000 liều thuốc Molnupiravir. Về chỉ định, đây là thuốc kháng vi rút được cấp cho các F0 nhẹ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với số
F0 tăng cao như những ngày gần đây, trung bình khoảng 600 - 800 ca/ngày, nếu số thuốc trên cấp cho tất cả F0 thì chỉ đủ trong khoảng 7 ngày. Do đó, trước mắt Hà Nội chưa thể cấp thuốc đến tất cả F0, chỉ có thể ưu tiên cấp Molnupiravir cho các F0 có nguy cơ trở nặng như: người có bệnh nền, người mắc ung thư đang điều trị tại nhà.
Ngày 18.12, thông tin từ Bộ Y tế cho biết từ tháng 8 đến nay, bộ này đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir cho "Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ". Đến nay, 42 tỉnh, thành đã tiếp nhận thuốc này.
Bên cạnh đó, do thuốc chưa được cấp phép lưu hành rộng rãi, nên việc quản lý thuốc nghiên cứu phải hết sức chặt chẽ để tránh thất thoát hoặc sử dụng sai mục đích.
Ngành ngoại giao quyết tâm bảo vệ chủ quyền, tham mưu chống dịch COVID-19 Sau 4 ngày họp liên tiếp, Hội nghị ngoại giao lần 31 diễn ra tại Hà Nội đã kết thúc thành công tốt đẹp vào ngày 18-12, thống nhất nhiều nội dung quan trọng, tác động sâu sắc đến sự phát triển của đất nước trong thời gian tới. Quang cảnh phiên họp toàn thể Hội nghị ngoại giao lần thứ 31 vào...