Số binh sĩ Đức xin giải ngũ tăng cao do cuộc xung đột ở Ukraine
Lo ngại đụng độ trực tiếp với các lực lượng Nga hoặc bị triển khai tới các khu vực xung đột trong các nước thành viên NATO là nguyên nhân chính khiến nhiều binh sĩ Đức nộp đơn rút khỏi lực lượng vũ trang.
Tờ Der Spiegel của Đức mới đây đưa tin, số quân nhân Đức tìm cách từ bỏ nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang của nước này đã tăng gấp đôi sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Cụ thể, từ tháng 1 đến ngày 2/6, Văn phòng Liên bang về Gia đình và Xã hội Dân sự Đức đã nhận được hơn 530 đơn xin rời khỏi quân đội, con số này gấp đôi so với năm ngoái. Số lượng đơn xin rút khỏi lực lượng vũ trang Đức năm 2021 là 209 người.
Hầu hết các binh sĩ muốn rời khỏi quân đội Đức cho biết “không muốn tham gia vào một cuộc xung đột quân sự” là lý do cho quyết định của họ, ám chỉ đến các hành động đối đầu trực tiếp có thể xảy ra với các lực lượng Nga hoặc việc triển khai trong các khu vực xung đột của các nước thành viên NATO. Đức đóng góp gần 14.000 quân cho Lực lượng ứng phó NATO, một đơn vị chung của các quốc gia thành viên.
Luật của Đức có một điều khoản qui định “không ai có thể bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trái với lương tâm của mình”.
Tiết lộ của tờ Der Spiegel được đưa ra khi Đức đang tranh luận về việc quân đội nước này thiếu khả năng sẵn sàng chiến đấu, thiếu nhân lực và thiết bị trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. Gần đây, Quốc hội Đức đã vội vàng thông qua kế hoạch đầu tư 100 tỷ euro của chính phủ để hiện đại hóa quân đội.
Video đang HOT
Trong khi đó, tờ TAZ đưa tin rằng xung đột Ukraine cũng đã làm dấy lên một cuộc tranh luận mới ở Đức về việc liệu các nhà chức trách có nên khôi phục chế độ quân dịch bắt buộc hay không.
Trước đó, người đứng đầu mới của Bộ Chỉ huy Tác chiến của quân đội Đức Bernd Schutt, tuyên bố rằng nguy cơ leo thang quân sự với Nga ở sườn Đông Bắc của NATO là rất cao. Do đó, theo ông Schutt, sự hiện diện của lực lượng liên minh trên bộ trong khu vực là rất quan trọng.
EU đề ra cho Ukraine 'một loạt nhiệm vụ' sau khi trao qui chế ứng cử viên
Tư cách ứng cử viên EU cũng chỉ là giai đoạn đầu tiên trong một hành trình dài và có thể bị đảo ngược nếu các cải cách đề xuất không được thực hiện một cách hiệu quả.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: AP
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã được chào đón như một người hùng khi bà phát biểu trước Quốc hội Ukraine ngày 1/7. Điều đó không có gì ngạc nhiên khi bà đã mang đến một tin vui cho Kiev. "Ukraine hiện có quan điểm rất rõ ràng về châu Âu. Đây là một quốc gia ứng cử viên cho EU", bà tuyên bố.
Sau khi đề nghị trao tư cách ứng cử viên cho Kiev và nhận thấy khuyến nghị đó được các nhà lãnh đạo EU tán thành, Ủy ban châu Âu có thể cảm thấy rằng họ đã hoàn thành được một phần của cuộc thương lượng. EU đã đề ra cho Chính phủ Ukraine một loạt nhiệm vụ, bao gồm nhiều hành động hơn để giải quyết tham nhũng, tăng cường độc lập tư pháp và thông qua luật tự do truyền thông.
Nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không có kế hoạch giảm tốc độ. "Con đường trở thành thành viên không nên mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Chúng ta phải nhanh chóng vượt qua con đường này", ông Zelensky nói với bà Leyen.
Không khó để cho rằng những thái độ này có thể gây ra nhiều vấn đề trong những năm tới.
Ukraine có thể đã thông qua một loạt luật thị trường chung như một phần của hiệp định thương mại tự do với EU, nhưng bản chất quá trình gia nhập diễn ra chậm chạp.
Thậm chí lĩnh vực mà Chính quyền Ukraine tập trung cải cách mạnh mẽ nhất cũng sẽ phải nỗ lực để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy tắc mua sắm của EU ít nhất trong vòng 5 năm, chưa xét đến vấn đề chính trị và điều khó xử hơn các nhà lãnh đạo EU thừa nhận một cách công khai.
Một số quốc gia thành viên cũng sẽ chỉ đồng ý cho Ukraine gia nhập EU nếu họ nhận được điều gì đó đổi lại: cải cách hiệp ước EU, cho phép các nước khu vực Tây Balkan gia nhập hoặc các ưu đãi tài chính.
Vào lúc này, có lẽ các nhà lãnh đạo EU không sẵn nói rằng Ukraine sẽ không gia nhập EU, nhưng Đức, Pháp và Italy, theo những cách khác nhau, đều mập mờ về cuộc xung đột Nga - Ukraine và tư cách thành viên của Kiev.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz có lẽ vẫn chưa thể quên những lời chỉ trích của Tổng thống Ukraine Zelensky về mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa Berlin với Moskva và việc Kiev từ chối Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đến thăm.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn chưa từ bỏ khái niệm "cộng đồng chính trị châu Âu" của mình, có thể áp dụng cho Ukraine như một sự thay thế cho tư cách thành viên EU đầy đủ. Ông Macron từng tuyên bố rằng Ukraine sẽ không thể nộp đơn xin trở thành ứng cử viên EU trong các trường hợp bình thường.
Ông Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi tiếp tục có các cuộc điện đàm thường xuyên với Tổng thống Nga Vladimir Putin, tập trung vào nhu cầu đối thoại và không "làm mất mặt" Nga. Điều này đã khiến Ba Lan và các quốc gia Trung và Đông Âu khác phản ứng mạnh mẽ.
Rủi ro khác là triển vọng gia nhập EU của Ukraine gắn liền với triển vọng gia nhập EU của Gruzia và Moldova, cả hai đều đang hối thúc về các trường hợp của họ để trở thành ứng cử viên EU, mặc dù với những triển vọng khác nhau.
Trên thực tế, không quốc gia nào có khả năng gia nhập EU trong 20 năm tới. Đó có thể là vấn đề về uy tín khi EU đã cam kết với Ukraine và dự kiến sẽ thực hiện tốt lời cam kết đó trong vài năm tới.
Tư cách ứng cử viên EU liên quan đến việc tuân theo các bước bắt buộc về các tiêu chí chính trị và kinh tế, chẳng hạn như cải thiện dân chủ trong các thể chế nhà nước và giảm bớt sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế. Vị trí ứng cử viên của EU có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, như Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ, nước này là quốc gia ứng cử viên EU vào năm 1999. Albania, Bắc Macedonia, Montenegro và Serbia ở Balkan cũng đã là ứng cử viên trong một số năm.
Kể từ năm 2013, đã có sự mệt mỏi về hội nhập EU. Một số quốc gia thành viên, trong đó có Pháp, dường như không muốn xem xét tư cách thành viên đặc biệt cho khu vực Balkan. Với sự thiếu vắng động lưc chính trị từ Brussels theo hướng hội nhập, các chính phủ Balkan ngày càng ít sẵn sàng đưa ra những lựa chọn khó khăn trong việc giải quyết tham nhũng, vì biết rằng tư cách thành viên EU là một giấc mơ viển vông. Trong khu vực, có rất ít động lực để hội nhập EU. Cả hai bên đều không còn tin rằng khả năng hội nhập là có thể xảy ra và có rất ít động lực để thực hiện các cải cách lớn để đảm bảo tư cách thành viên.
Vào ngày 17/6, Ủy ban châu Âu đã đưa ra khuyến nghị rằng Ukraine và Moldova nên được trao tư cách ứng cử viên, nhưng chỉ ra rằng hai nước sẽ phải đáp ứng các tiêu chí nhất định trước khi tư cách thành viên được xem xét. Đây sẽ là một quá trình lâu dài. Cải cách tư pháp là cấp thiết ở cả hai quốc gia và cả hai quốc gia sẽ cần những cải cách chính trị và xã hội đáng kể để giảm ảnh hưởng cùng sự kiểm soát của giới đầu sỏ, thoát khỏi tham nhũng và tuân thủ pháp quyền.
Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Tây Ban Nha Ngày 28/6, các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh thường niên kéo dài 3 ngày của khối tại Madrid (Tây Ban Nha). Bên ngoài địa điểm các nhà lãnh đạo NATO nhóm họp ở Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: RT Theo hãng tin RT (Nga) và DW (Đức), tại Hội...