Sợ biến thể COVID mới, Mỹ cấm nhập cảnh từ Nam Phi
Tân Tổng thống Joe Biden sẽ áp đặt lệnh cấm đối với hầu hết các công dân không phải là công dân Mỹ nhập cảnh từ Nam Phi trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2.
Hành khách tại sân bay O’Hare ở Chicago, Illinois, Mỹ, ngày 15/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 24/1, một quan chức y tế công cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết lệnh cấm này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/1.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trả lời phỏng vấn, Tiến sĩ Anne Schuchat, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thông báo “sẽ thêm Nam Phi vào danh sách hạn chế do lo ngại biến thể hiện nay của virus SARS-CoV-2 đã lan rộng ra ngoài Nam Phi”, đồng thời cho biết CDC đang thực hiện một loạt biện pháp đồng bộ nhằm bảo vệ người dân Mỹ cũng như để giảm thiểu nguy cơ biến thể lây lan và trầm trọng thêm đại dịch hiện nay ở quốc gia này.
Hiện một số quan chức y tế lo ngại các loại vaccine hiện nay có thể không hiệu quả với biến thể của virus SARS-CoV-2 ở Nam Phi cũng như làm tăng khả năng tái nhiễm bệnh. Biến thể SARS-COV-2 ở Nam Phi, còn được gọi là 501Y.V2, có khả năng lây nhiễm cao hơn 50% và đã được ghi nhận ở ít nhất 20 quốc gia. Dù biến thể này chưa được phát hiện ở Mỹ, song biến thể SARS-CoV-2 ở Anh đã được phát hiện ở 20 bang của Mỹ.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, trong ngày 25/1, chính quyền Tổng thống Biden sẽ tái áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách từ Brazil, Anh và 26 quốc gia thuộc khối Schengen mà chính quyền tiền nhiệm dỡ bỏ hôm 18/1. Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Biden đã thể hiện cách tiếp cận tích cực nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, thông qua ký một loạt sắc lệnh hành pháp.
Dự kiến Giám đốc CDC Rochelle Walensky cũng sẽ ký một lệnh riêng trong ngày 25/1 nhằm yêu cầu mọi hành khách từ 2 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang trên máy bay, phà, tàu hỏa, tàu điện ngầm, xe buýt, taxi và các phương tiện công cộng khác. Khẩu trang chỉ được bỏ ra trong thời gian ngắn khi ăn uống.
Cùng với đó, từ 26/1, mọi quy định mới của CDC sẽ có hiệu lực, tất cả hành khách hàng không quốc tế từ 2 tuổi trở lên khi vào Mỹ phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. CDC không xem xét miễn trừ tạm thời cho các hãng hàng không để miễn yêu cầu đối với hành khách từ các nước có năng lực xét nghiệm hạn chế. Tuy nhiên, một số trường hợp hành khách sẽ được xem xét miễn trừ nhân đạo.
Ngoài ra, lệnh trên cũng yêu cầu du khách phải tự cách ly trong vòng 7 ngày sau khi trở lại Mỹ và nhắc xét nghiệm COVID-19 mới trong vòng 3-5 ngày sau khi trở về Mỹ.
Hiện các quan chức CDC cũng đang thảo luận về khả năng áp dụng bổ sung các yêu cầu xét nghiệm với các chuyến bay trong nước hoặc yêu cầu xét nghiệm khi trở về từ chuyến du lịch quốc tế.
Giám đốc hối hận vì tham gia bạo loạn ở quốc hội Mỹ
Brad Rukstales, CEO một công ty công nghệ ở Illinois, bày tỏ hối tiếc sau khi bị bắt vì cùng đám đông tràn vào quốc hội Mỹ gây hỗn loạn.
Rukstales, giám đốc điều hành (CEO) công ty công nghệ Cogensia có trụ sở tại Schaumburg, ngoại ô Chicago, bang Illinois, là một trong số những người bị bắt sau khi xông vào tòa quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington hôm 6/1.
Cogensia sau đó ra thông báo cho biết Rukstales đang "nghỉ phép vô thời hạn", trong khi website của công ty này đã xóa tiểu sử của ông.
"Brad Rukstales, nhân viên của Cogensia, bị bắt vì những hành động với tư cách cá nhân, không liên quan tới công ty. Chúng tôi đang nghiêm túc cân nhắc tình huống này, làm việc với luật sư và đang điều tra sự việc", phát ngôn viên của Cogensia nói.
Hàng xóm của Rukstales cho biết ông gần đây đã dựng biển ủng hộ chiến dịch tranh cử của Trump trong sân nhà. Hồ sơ tài chính cho thấy Rukstales đã quyên góp khoảng 12.000 USD cho chiến dịch của Trump.
Brad Rukstales trả lời phỏng vấn tại nhà riêng hôm 7/1. Ảnh: CBS Chicago
Rukstales tối 7/1 đã đăng tuyên bố xin lỗi, cho biết "bị khởi tố tội xâm nhập trái phép" và "vô cùng hối hận" vì đã tham gia vụ bạo loạn. Ông cũng xin lỗi lực lượng thực thi pháp luật, gia đình và đồng nghiệp, bạn bè, vì đã "đưa ra quyết định cá nhân tồi tệ nhất trong đời".
Một người khác ở Chicago cũng bị bắt sau vụ bạo loạn ở Đồi Capitol. Cảnh sát cho hay David Fitzgerald, 48 tuổi, nghệ sĩ xăm hình, đã bị bắt và buộc tội xâm nhập trái phép, vi phạm lệnh giới nghiêm vào Đồi Capitol.
Libby Andrews, một nhân viên môi giới bất động sản tại Chicago, người đã đăng ảnh selfie khoe "bão ở Capitol", chưa bị khởi tố nhưng đã bị công ty sa thải. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang yêu cầu người dân cung cấp thông tin thông qua các bức ảnh và video để xác định những người liên quan trong vụ bạo loạn ở Đồi Capitol.
Đám đông ủng hộ Trump ngày 6/1 đã xông vào tòa nhà quốc hội, đập phá nhiều văn phòng và làm gián đoạn cuộc họp xác nhận phiếu đại cử tri đoàn tới tận sáng hôm sau. Công tố viên liên bang Mỹ cho biết họ không loại trừ khả năng truy tố Tổng thống Trump về việc kích động bạo loạn ở Đồi Capitol.
Phe Cộng hòa trả đũa nhóm nghị sĩ bầu cho Pelosi Phe Cộng hòa chạy quảng cáo nhằm hạ bệ 21 nghị sĩ Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2022, sau khi nhóm này bầu Pelosi làm Chủ tịch Hạ viện. Quỹ Lãnh đạo Quốc hội (CLF) hôm 4/1 thông báo họ sẽ chi hàng chục nghìn USD để chạy quảng cáo kỹ thuật số ở 21 khu vực quốc hội nhằm chống...