Số bệnh nhân COVID-19 tử vong ở TP.HCM có chiều hướng giảm
Trao đổi với báo giới ngày 28-8, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, ông Lương Ngọc Khuê cho biết số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại TP.HCM đã có xu hướng giảm, người bệnh đã tiếp cận cơ sở y tế tốt hơn.
Túi thuốc phát tại nhà cho F0 TP.HCM tại trạm y tế lưu động. Mỗi trạm (do quân y phụ trách) sẽ quản lý, chăm sóc 50-100 F0. Mô hình này bắt đầu phát huy tác dụng – Ảnh: H.T.T.
Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, từ đầu dịch đến ngày 28-8 toàn quốc ghi nhận tổng số 422.500 bệnh nhân COVID-19, tổng số ca tử vong đến nay là 10.465 ca, chiếm tỉ lệ 2,5%, cao hơn so với tỉ lệ chung của thế giới (2,08%).
Trong số ca tử vong cho đến nay, có 80% ở TP.HCM, kế đến là tỉnh Bình Dương 7,5%, Long An 2,5%, Tiền Giang 1,9%, Đồng Nai 1,7%, Đồng Tháp 1,2%, các địa phương còn lại từ 0,6% trở xuống.
Qua phân tích dữ liệu 5.575 ca tử vong đủ thông tin, cho thấy có 77,11% ca tử vong là ở tầng điều trị thứ 2, không phải là tầng có bệnh nhân nặng nhất.
Video đang HOT
Về tuổi của bệnh nhân tử vong, độ tuổi bệnh nhân tử vong gặp nhiều nhất là 50-64 tuổi, kế đến là 64-75 tuổi, có 0,6% bệnh nhân tử vong 18-29 tuổi; 2,2% từ 30-39 tuổi; 4,3% từ 40-49 tuổi…
Tính về tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đang điều trị, có 79,4% không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ, 9,2% có triệu chứng nhẹ, tỉ lệ bệnh nhân nặng, nguy kịch là 11,5%.
Theo ông Khuê, trước đây TP.HCM áp dụng mô hình điều trị tháp 5 tầng, hiện tại đã thay đổi sang mô hình 3 tầng như mô hình chung toàn quốc. Trong đó chân đế là F0 điều trị tại nhà, với hệ thống cơ sở y tế lưu động quản lý và cấp thuốc tại nhà. Kế đến là tầng điều trị thứ 2, thu dung bệnh nhân vừa, tầng 3 là ca bệnh nặng và nguy kịch.
Trong đó tầng điều trị thứ 3 hiện đã có thêm các Trung tâm Hồi sức lớn do Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách. Các trung tâm này cũng được giao cho các bệnh viện ở tầng 2.
“Trung tâm Hồi sức do Bệnh viện Bạch Mai quản lý được giao hỗ trợ cho Bệnh viện Quận 7 TP.HCM, nhờ đó tỉ lệ chuyển tuyến bệnh nhân nặng từ Bệnh viện quận 7 đã giảm”, đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Qua khảo sát và đánh giá, ông Khuê cho biết số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại TP.HCM có chiều hướng giảm (ngày 21 và 22-8 là 599 ca; ngày 24-8: 340 ca; ngày 25-8: 266 ca; ngày 26-8: 242 ca; ngày 27-8: 287 ca, và ngày 28-8 là 271 ca), và sẽ giảm mạnh hơn trong thời gian tới, đặc biệt là từ sau 15-9 “sẽ có những chuyển biến tốt”, ông Khuê dự báo.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.408 ca, trong đó, thở oxy qua mặt nạ là 4.065 ca; thở oxy dòng cao HFNC là 1.310 ca; thở máy không xâm lấn: 88 ca; thở máy xâm lấn: 921 ca; ECMO: 24 ca
TP.HCM có thêm 1.890 bệnh nhân COVID-19 xuất viện trong một ngày
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết trong ngày 24-7, TP đã có thêm 1.890 bệnh nhân COVID-19 xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi từ khi dịch bắt đầu lên 12.317 ca.
Bệnh nhân được xuất viện tại Bệnh viện dã chiến số 1 - Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, sau xuất viện, người bệnh được giám sát tại nhà bởi y tế cơ sở và CDC địa phương thêm 14 ngày. Mỗi ngày đo thân nhiệt 2 lần, nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp và có bất thường sức khỏe thì báo ngay cho y tế địa phương.
Trường hợp dương tính lại, nếu không có triệu chứng, bệnh nhân sẽ được cách ly tại nhà, còn có các triệu chứng ho, sốt, đau họng... tiếp tục được đưa vào bệnh viện điều trị.
Theo HCDC, tính hết ngày 24-7, TP có 56.637 trường hợp mắc bệnh phát hiện được Bộ Y tế công bố (chưa tính số ca nhiễm đã công bố sáng ngày 25-7), trong đó có 56.333 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 304 trường hợp nhập cảnh.
TP hiện đang điều trị 38.011 bệnh nhân dương tính (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR xét nghiệm nhanh dương tính), trong đó có 624 bệnh nhân nặng đang thở máy và 10 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Bên cạnh đó, TP đã điều tra, truy vết, khoanh vùng 34 chuỗi lây nhiễm đang diễn tiến, giám sát chặt, ghi nhận thêm 3 chuỗi lây nhiễm mới, tiến hành khoanh vùng, điều tra truy vết, xử lý đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân.
TP tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm đợt 5 cho các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch do UBND TP ban hành. Chiến dịch sẽ được triển khai tại bệnh viện và các điểm tiêm tại phường xã.
Đồng thời, giám sát người sau cách ly, bệnh nhân sau xuất viện theo quy định cũng như hoạt động tại các khu cách ly tập trung, giám sát các trường hợp F0, F1 cách ly tại nhà.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức thu thêm sai quy định trên 3,3 tỉ đồng Kết luận của giám đốc Sở Y tế TP.HCM xác định từ ngày 20-9-2018 đến 31-7-2019, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức đã tổ chức thu thêm tiền của 58 dịch vụ xét nghiệm với tổng số tiền trên 3,3 tỉ đồng của người bệnh. Kết quả xác minh của Sở Y tế TP.HCM xác định tổng số tiền dịch vụ...