Số bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở TPHCM có dấu hiệu tăng
Trong 24 giờ qua, TPHCM ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 nhập viện có dấu hiệu tăng nhẹ. Số ca Covid-19 tử vong ở mức thấp nhất trong nhiều tháng qua.
Chiều 28/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong ngày đầu tiên, thành phố cho phép các hàng, quán mở cửa bán tại chỗ trở lại.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, trong 24 giờ qua, toàn địa bàn thành phố ghi nhận 1.141 bệnh nhân Covid-19 mới.
Ngành y thành phố đang điều trị 10.988 bệnh nhân, trong đó, 751 bệnh nhân là trẻ em dưới 16 tuổi, 257 bệnh nhân nặng đang thở máy và 11 trường hợp cần can thiệp ECMO.
Trong ngày 27/10, thành phố ghi nhận số bệnh nhân nhập viện cao hơn số ca được điều trị khỏi, xuất viện. Cụ thể, TPHCM có 1.172 bệnh nhân Covid-19 nhập viện trong ngày và 869 trường hợp được xuất viện.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, nhìn nhận, việc số ca mắc Covid-19, bệnh nhân nhập viện có dấu hiệu tăng do các doanh nghiệp bắt đầu mở cửa lại, triển khai test Covid-19 cho toàn bộ nhân viên. Đến nay, thành phố chưa ghi nhận thêm ổ dịch, chuỗi lây nhiễm nào từ lúc mở lại các hoạt động.
“Chúng tôi chưa nhận thấy dấu hiệu chủ quan, lơ là xuất hiện trên địa bàn. Tuy nhiên, chúng ta cần nhắc nhở nhau để luôn cảnh giác trước dịch bệnh, tình hình dịch bệnh thời gian tới sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của chúng ta”, ông Nguyễn Hồng Tâm lưu ý.
Video đang HOT
Số ca mắc Covid-19 tử vong tại TPHCM trong vòng 24 giờ qua là 25 người, mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng qua.
Biểu đồ số bệnh nhân Covid-19 cần nhập viện tại TPHCM (Nguồn: Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM).
Một ngày trước đó, UBND TPHCM đã có văn bản khẩn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức về việc mở lại dịch vụ kinh doanh ăn uống phục vụ tại chỗ. Các cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ được mở lại từ ngày 28/10.
Theo đó, các hàng, quán được mở bán tại chỗ nếu đáp ứng được các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống Covid-19. Ngoài ra, các cơ sở cần tuân thủ những quy định cụ thể.
Ngoài ra, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đã có văn bản hướng dẫn các hoạt động tập luyện thể dục thể thao nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, người dân trên toàn địa bàn thành phố có thể tham gia tập luyện thể dục, thể thao khi tuân thủ một số điều kiện.
Cụ thể, người tham gia tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe cần có mã QR xanh trên ứng dụng Y tế HCM hoặc xuất trình giấy tờ chứng minh là F0 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, đã tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine Covid-19 sau 14 ngày. Người dưới 18 tuổi cần có xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực.
Vì sao mắc Covid-19 đã khỏi ở TP.HCM ra Hà Nội lại dương tính?
Có những bệnh nhân Covid-19 tái dương sau khi đã khỏi bệnh vài tháng, cũng có người kéo dài tình trạng dương tính tới 2, 3 tháng dù các triệu chứng của bệnh đã không còn.
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 22/10, có hai trường hợp bệnh nhân Covid-19 mới đó là trường hợp một bệnh nhân nữ ở Tây Hồ. Các bệnh nhân là người về từ thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/10 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
Theo chia sẻ của bệnh nhân trên trang cá nhân thì trước đó bà đã mắc Covid-19 tạ TP.HCM, sau đó khỏi bệnh mới ra Hà Nội.
Việc người mắc Covid-19 đã khỏi nhưng ra Hà Nội xét nghiệm vẫn dương tính với Covid-19 dù hiếm song hoàn toàn có thể xảy ra.
Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái - trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho biết, có nhiều giả thuyết cho các trường hợp này.
Thứ nhất, xét nghiệm có thể có xác xuất âm tính giả, dương tính giả, thời điểm lấy mẫu hay cách lấy mẫu.
Thứ hai, việc xét nghiệm dương tính kéo dài xuất hiện rất nhiều ở bệnh nhân Covid-19. Ban đầu các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện trong 5 - 10 ngày đầu nhiễm virus sau đó dù họ không còn triệu chứng của bệnh nữa nhưng các kết quả vẫn dương tính. Thậm chí có các nghiên cứu chỉ ra có bệnh nhân Covid-19 dương tính kéo dài tới 2, 3 tháng sau khi nhiễm.
Thứ ba, khả năng tái dương tính. Một người khi mắc Covid-19 được theo dõi cách ly tại bệnh viện có xét nghiệm âm tính khi trở lại địa phương được theo dõi tiếp tục có kết quả tái dương tính cũng được ghi nhận nhiều ở nước ta từ khi có dịch Covid-19.
Xét nghiệm Covid-19 cho người dân.
Tái dương là khi một người nhiễm SARS-CoV-2, sau khi khỏi bệnh, bỗng một ngày xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính mà không có triệu chứng nào.
Tỉ lệ tái dương lên đến 14% và có thể xảy ra ở thời điểm 90 ngày sau nhiễm. Tái dương là do virus hay xác virus còn sót lại. Khi đem nuôi cấy, số virus này sẽ không mọc, không có sự nhân lên của virus và không có khả năng lây nhiễm.
Thực tế cho thấy, trong số nhiều người mắc bệnh sau khi khỏi bệnh, trong vòng 3 tháng từ khi nhiễm, xét nghiệm RT-PCR vẫn có thể dương (thường CT trên 30). Những trường hợp này không gọi là bị nhiễm và không cần cách ly, điều trị. Vì khi xét nghiệm RT-PCR, độ nhạy của xét nghiệm này rất cao nên phát hiện kết quả dương tính chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus).
Xét nghiệm này là xét nghiệm kháng nguyên, không phải xét nghiệm kháng thể nên trường hợp bệnh nhân ở TP.HCM về Hà Nội nếu đã khỏi Covid-19 mà xét nghiệm dương tính có thể là xác virus, tái dương tính cũng không có nguy cơ lây lan cho cộng đồng.
Thứ tư, là người trực tiếp tham gia hỗ trợ TP.HCM trong công tác phòng chống Covid-19, thạc sĩ Thái cho biết, có thời điểm TP.HCM quá tải y tế, người nhiễm bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế nên họ tự theo dõi tại nhà. Có những người có triệu chứng của Covid-19 nên mua test nhanh về tự test và khi hết triệu chứng thì họ tự coi như bệnh đã khỏi, không có test khẳng định âm tính lại. Có người thì mua test nhanh về tự test âm tính và coi như đã khỏi.
Trong khi đó, để xác định âm tính phải được cơ quan y tế hỗ trợ xét nghiệm bằng PCR. Việc lấy mẫu cũng như cách thức lấy mẫu như thế nào cũng rất quan trọng để khẳng định mẫu đó âm hay dương tính.
Đối với những trường hợp người dân tự thực hiện xét nghiệm test nhanh Covid-19 tại nhà cần lưu ý mỗi bộ kit xét nghiệm nhanh sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Người thực hiện cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lấy mẫu.
Đồng thời kết quả test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, do đó nếu xét nghiệm có kết quả âm tính, người dân cũng không được chủ quan; nếu xét nghiệm dương tính, người dân phải bình tĩnh báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.
Với điều kiện hiện tại, Thạc sĩ Thái khuyến cáo người dân vẫn cần tuân thủ 5K. Nếu tuân thủ nguyên tắc 5K thì nguy cơ lây nhiễm sẽ bị chặn đứng. Đối với người từ các tỉnh phía nam về cần tuân thủ cách ly tại nhà, khai báo y tế trung thực.
F0 thể nhẹ cần được hỗ trợ tâm lý thế nào? Bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ cần được hỗ trợ tâm lý xã hội, đặc biệt là tâm lý lo lắng khi biết nhiễm bệnh và tìm nguồn hỗ trợ khi bị cách ly. Họ cũng cần được tư vấn theo dõi các triệu chứng và nơi liên hệ khi có dấu hiệu/triệu chứng trở nặng. Câu hỏi: Tôi có triệu chứng mất...