Số bé gái dưới 14 tuổi phẫu thuật thu hẹp “cô bé” tăng vọt
Cac sô liêu cho thây co hơn 2.000 ca phâu thuât môi bé âm đạo đa đươc y tế công ở Anh thưc hiên trong năm 2010. Theo cac sô liêu chinh thưc, trong 5 năm qua, đa co 266 trương hơp phâu thuât cho cac be gai dươi 14 tuôi.
Cac ca phâu thuât môi be âm đạo do y tế công ở Anh thưc hiên đa tăng lên năm lân trong vong 10 năm qua.
Đây la loai hinh phô biên nhât đôi vơi cac ca phâu thuât chỉnh hinh cơ quan sinh duc nư, theo đo phân môi be cua cơ quan sinh dục nữ se đươc lam nho lai.
Co rât nhiêu cac ca khac đươc thưc hiên tai cac cơ sơ y tê tư, nhưng không co sô liêu vê cac ca nay. Đại diện của Đại học Hoàng gia Sản khoa và phụ khoa cho biết “tinh trang phâu thuât chỉnh hinh môi bé âm đạo diên ra lan tran”.
Đai hoc Hoang gia San khoa va Phu khoa (Anh) khuyên không nên thu hẹp âm đạo, nhất là với các thiêu nư dươi 18 tuôi. Trong môt nghiên cưu vê viêc phâu thuât tao hinh cơ quan sinh duc nư, trương nay noi cac phu nư cân phai nhân thưc răng âm đạo cua phai nư co ơ moi hinh dang, kich cơ khac nhau và ho cân phai đươc giai thich vê nhưng rui ro khi tiên hanh loai hinh phâu thuât nay.
Viêc phâu thuât nhăm điêu tri co thê đươc thưc hiên cho cac phu nư co vân đê vê vê sinh, hoăc găp kho khăn khi sinh hoat tinh duc, hoăc thây kho chiu khi co cac hoat đông binh thương. Thê nhưng môt sô phu nư va thiêu nư lai muôn phâu thuât vi không hai long vơi hinh dang cơ quan sinh dục cua minh. Trong cac trương hơp đăc biêt, vân đê nay co liên quan tơi tinh trang rôi loan tâm ly, khiên cho bênh nhân luôn bi am anh, cam thây bât an vê hinh anh cơ thê minh.
Video đang HOT
Tuy chưa co nghiên cưu vê cac rui ro dai han, nhưng ngươi ta cho răng viêc phâu thuât nay se gây tôn hai tơi hoat đông tinh duc va đô nhay cam. Bên cạnh đó, nhiều ca phâu thuât co thê gây chay mau, nhiêm trung.
Theo VNE
Mũ thời trang: Hành trình từ công năng đến sự phù phiếm
Với một bộ phận dân cư phương Tây, bonnets, thuật ngữ chỉ chung chiếc mũ dành cho cả mày râu và phái đẹp là một vật dụng không thể thiếu khi ra ngoài.
Vào thời Trung cổ, khi mà mái tóc của phụ nữ, vốn được coi như một biểu tượng khêu gợi cần được che giấu đã xuất hiệnnhững kiểu mũ mềm đầy nữ tính. Đến thế kỷ 18, người làm nghề khâu mũ thủ công ở phương Tây được ví như những nghệ nhân toàn tài với thẫm mỹ vượt trội. Họ sáng tạo nên những kiểu mũ phù hợp với trang phục và địa vị, thuật ngữ "Milliner" chỉ những nghệ nhân khâu mũ xuất phát từ thành phố thời trang Milan của Italia vì thế đã lan truyền khắp châu Âu.
Vào thế kỷ 18, khi dù che nắng chưa trở thành một phụ kiện thời trang, mẫu mũ kếp xếp tầng được ưa chuộng vì diện tích bao phủ lớn, có thể che được những bộ tóc giả cầu kỳ của các quý cô. Kiểu mũ này có khung đóng mở làm bằng các mảnh gỗ, phiến sừng được khâu vào lớp vải lụa cố định. Một dải băng phía trước giúp người sử dụng thắt chặt mũ vào cằm. Loại vải được sử dụng để khâu mũ thường là vải cotton mềm mại. Giới thượng lưu thường trang trí bằng những dải ruy - băng hay nơ cài điệu đà. Các cô gái mang mũ bất cứ khi nào ra đường để che nắng, bảo vệ làn da.
Thế kỷ 18, mẫu mũ kếp xếp tầng được ưa chuộng vì diện tích bao phủ lớn, có thể che được những bộ tóc giả cầu kỳ của các quý cô
Đến khoảng năm 1820, loại mũ có lõi dệt từ sợi rơm bắt đầu xuất hiện. Trang trí cho chiếc mũ mang phong cách thôn quê này là những dải lụa và lông vũ. Năm 1830 đến, mang theo một quan niệm mới về chiếc mũ đội đầu, chúng phải cực lớn để vừa vặn với gương mặt người đội từ phía trước nhưng lại có độ phủ rộng hai bên. Một tấm màn che cũng thường xuyên được sử dụng để giữ bí mật về danh tính cũng như bảo vệ da mặt khỏi sự tác động của ngoại cảnh. Kích thước vành mũ được thu hẹp đáng kể vào năm 1840 nhưng vẫn bao phủ toàn bộ tóc và gương mặt của người sử dụng.
Từ giữa năm 1850, độ sâu của mũ được thu hẹp, để lộ một phần mái tóc và gương mặt người dùng. Từ năm 1860, chiếc mũ đơn giản của người phụ nữ vượt lên tác dụng che nắng mưa thông thường, trở thành một biểu tượng thời trang. Kích thước mũ được thu hẹp, hình dáng nông dần và trên chóp mũ thường được trang trí hoa lá, lông vũ. Cuối cùng, chiếc mũ kín đáo một thời chỉ còn là một chóp rơm hoặc tơ tằm rất nhỏ ngự trên đỉnh đầu, trên một mớ tóc lớn của người phụ nữ.
Loại mũ có lõi dệt từ sợi rơm mang phong cách thôn quê
Trong suốt những năm 1870, 1880, những chiếc mũ khiêm tốn được ví như mái của tòa tháp trở thành một dấu hiệu nhận biết của những người phụ nữ đã có gia đình. Cùng với phong cách thời trang nam tính, chiếc mũ được thiết kế gọn nhẹ hơn để phù hợp với hoạt động sôi nổi của phụ nữ.
Sau những biến đổi về kích thước, tới Thế chiến I, chiếc mũ cho phụ nữ đã được tối giản hết mức. Các vật trang trí mũ cũng được hạn chế vì quan niệm trong hoàn cảnh chiến tranh, chăm chút thời trang là một biểu hiện của việc lơ là lòng yêu nước. Cuối Thế chiến, vành mũ được sụp xuống, gần với cổ áo, mũ rộng vành trở nên phố biến.
Tới Thế chiến I, chiếc mũ cho phụ nữ đã được tối giản hết mức
Thế chiến II bắt đầu cũng là lúc chiếc mũ búp bê đội hờ trước trán theo phong cách Nữ hoàng Victoria hồi sinh. Cùng với đó là kiểu mũ khăn xếp và kiểu mũ bẹt nông. Sau chiến tranh, số lượng người đội mũ ngày càng thu hẹp, đồng nghĩa với việc cải tiến và ra đời kiểu mũ nhỏ kèm mạng che mặt và mũ trùm nửa sau của đầu.
Thế kỷ 20 đến, mũ nón trở thành một thứ phụ kiện của quá khứ. Ngay cả Giáo Hội Công Giáo cũng dỡ bỏ luật mang khăn trùm đầu vào năm 1967. Ngoại trừ những thời điểm quá lạnh trong năm, những chiếc mũ hầu như không có giá trị sử dụng. Cho đến năm 1980, khi Công nương Diana đưa những chiếc mũ trở lại lãnh địa thời trang, các mẫu mũ một thời lại được tái sản xuất, tái sử dụng/ Tuy nhiên, thời đại mà mũ là một phụ kiện thời trang không thể thiếu đã qua hẳn.
Mũ là một trong những phụ kiện thời trang được nhiều phụ nữ yêu thích
Theo KhamPha
Số người chết do bão Haiyan tại Philippines lên 2.275 người Chính phủ Philippines ngày 13/11 cho hay, số người thiệt mạng do bão Haiyan đã tăng vọt lên gần 2.300 người, và 80 người khác hiện đang mất tích. Các binh sĩ Philippines trợ giúp một phụ nữ bị ngất trong khi chờ xếp hàng để được lên máy bay quân sự đi sơ tán khỏi vùng bão ngày 13/11. Hội đồng quản...