‘Số 7′ hay nhất và tệ nhất lịch sử Man Utd
Cristiano Ronaldo đã trở lại mái nhà xưa và tiếp tục được trao áo Số 7 mang tính biểu tượng tại sân Old Trafford.
Lịch sử Man Utd từng chứng kiến nhiều ngôi sao nức tiếng với áo số 7, nhưng kể từ khi thương hiệu CR7 rời đi năm 2009 cũng khiến nhiều người về sau đã trở thành gánh nặng khi mặc nó.
Cùng nhìn lại những ‘Số 7′ hay nhất và tệ nhất mọi thời đại ở đội chủ sân ‘Nhà hát của những giấc mơ’.
Những ’số 7′ hay nhất lịch sử Old Trafford
George Best (1963-1974)
Cố danh thủ người Bắc Ireland với chiếc áo số 7 huyền thoại đã góp phần đưa Man Utd trở thành thương hiệu toàn cầu như hiện tại.
Những pha bóng ảo diệu của cố danh thủ George Best giúp đội chủ sân Old Trafford vô địch Cup C1 châu Âu năm 1968.
Huyền thoại sinh năm 1946 có 470 lần ra sân – ghi được 179 bàn thắng trong màu áo của ‘Quỷ đỏ’ trong giai đoạn 1963-1974.
Bryan Robson (1981-1994)
Cựu danh thủ người Anh sẽ mãi mãi được tôn kính vì những đóng góp và những màn thể hiện đỉnh cao trong quãng thời gian 13 năm khoác áo.
Nói về cựu tiền vệ sinh năm 1957, giới mộ điệu không thể quên trận tứ kết Cup C1 châu Âu mùa giải 1983-1984.
Khi đó, Barcelona thời cố huyền thoại Diego Maradona hành quân đến Old Trafford với lợi thế đang dẫn trước 2-0 ở lượt đi.
Thế nhưng, Robson đã có trận đấu để đời khi truyền cảm hứng cho ‘Quỷ đỏ’ lật ngược thế cờ đả bại đội bóng của Maradona 3-0, trong đó ‘Số 7′ lập cú đúp.
David Beckham (1992-2003)
Tài năng của Beckham khỏi phải bàn cãi nhưng nhiều khi bị lãng quên bởi địa vị và ngoại hình quá điển trai của cựu danh thủ Tam Sư.
Hiếm ai có thể sánh với Beckham ở những tình huống bóng chết, những quả tạt cánh, chuyền dài vượt tuyến với tốc độ và độ chính xác tuyệt vời.
Eric Cantona (1992-1997)
Cựu danh thủ người Pháp được xem như ‘chất xúc tác’ đem đến những năm tháng vinh quang cho nhà cầm quân huyền thoại Sir Alex.
Thời đó, tài tử sinh năm 1966 luôn xuất hiện trên sân với chiếc áo số 7 mà bẻ cổ áo dựng lên như cách thể hiện sự kiêu ngạo.
Sau 5 năm khoác áo đội chủ sân Old Trafford, ông ghi 82 bàn trong 185 lần ra sân, cùng đội bóng giành 4 danh hiệu Premier League và 2 FA Cup.
Steve Coppell (1975-1983)
Cựu danh thủ người Anh, 66 tuổi, dù không đoạt nhiều danh hiệu cùng “Quỷ đỏ” nhưng tài năng của ông vẫn được xếp vào hạng hay nhất đội lịch sử đội bóng.
Coppell đã khoác áo số 7 trong ba trận chung kết FA Cup, bao gồm cả chiến thắng 2-1 của Man Utd trước Liverpool năm 1977.
Những ’số 7′ tệ nhất lịch sử Old Trafford
Memphis Depay (2015-2017)
Ngôi sao người Hà Lan từng khoác áo Liverpool và Arsenal trước khi theo lời mời gọi của nhà cầm quân đồng hương Louis Van Gaal cập bến Old Trafford.
Được trao áo số 7 nhưng tiền đạo người Hà Lan đã trải qua 18 tháng đáng quên tại Man Utd.
Hiện Depay đang khoác áo Barcelona và cũng vừa tỏa sáng với cú đúp giúp tuyển Hà Lan vùi dập Montenegro 4-0 ở bảng G vòng loại World Cup 2022 hôm 5/9.
Angel Di Maria (2014-2015)
Ngôi sao người Argentina cũng ‘thê thảm’ khi được trao áo đấu số 7 tại Man Utd, cũng dưới thời chiến lược gia Louis Van Gaal.
Tài năng của ngôi sao hiện đang khoác áo PSG không phải bàn cãi nhưng tại sao anh không còn là chính mình tại Old Trafford?
“Vấn đề của tôi không phải được trao áo số 7″, Di Maria bào chữa cho phong độ kém cỏi của mình tại Man Utd. “Tất cả nằm ở vị trí huấn luyện viên và Van Gaal chính là nhà cầm tệ nhất mà tôi dưới trướng”.
Alexis Sanchez (2018-2020)
Ngôi sao người Chile gia nhập đội chủ sân Old Trafford theo dạng chuyển nhượng tự do từ Arsenal.
Cổ động viên Man Utd đã gọi tiền đạo sinh năm 1988 là vụ chuyển nhượng tự do đắt giá nhất thế giới.
Sanchez đã tiêu tốn của “Quỷ đỏ” hơn 60 triệu bảng tiền lương, thưởng …nhưng chỉ ra sân 45 lần và ghi vỏn vẹn 5 bàn thắng.
Michael Owen (2009-2012)
Thần đồng bóng đá Anh cũng mang áo số 7 với bao kỳ vọng tại Old Trafford.
Nhưng thực tế Owen cũng chỉ đóng góp 5 bàn thắng trước khi chia tay Man Utd sau 3 mùa bóng.
‘Thất bại toàn diện’, song giới mộ điệu sẽ còn mãi nhớ Owen nhờ bàn ấn định chiến thắng kịch tích 4-3 trong trận derby thành Manchester vào năm 2009.
Cristiano Ronaldo trở lại Manchester United, trong cơn mưa vỗ về thanh xuân
Hệt một cú plot twist đẩy cao trào câu chuyện lên đến nghẹt thở trong bộ phim chuyển nhượng. Tuy nhiên vị đạo diễn vẫn muốn rằng đó phải là cái kết có hậu. Và đấy là cách Cristiano Ronaldo chuyển đến Manchester United.
Ngày 16 tháng 8 năm 2003, Manchester United gặp Bolton trên sân nhà. Từ ghế dự bị, HLV Alex Ferguson tung vào sân chàng trai tuổi 18 với mái tóc xoăn tít, mặt đầy tàn nhang. Cậu nhóc người Bồ Đào Nha đó đang khoác lên người chiếc áo số 7. Chiếc áo ấy rộng cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Cậu chàng rất gầy, còn nỗi nhớ về David Beckham vẫn còn chưa nguôi ngoai với những cổ động viên Quỷ Đỏ. Tuy nhiên, sự kinh ngạc nhanh chóng chiếm lĩnh sự nghi ngờ. Cristiano Ronaldo của tuổi 18 tạo ra quả penalty ngay màn ra mắt đầu tiên cho Man United, trước khi thực hiện các đường lên bóng bên cánh phải và tạt hai đường bóng vào trong gián tiếp giúp Ryan Giggs ghi bàn thứ hai.
Màn trình diễn đó đã được Sir Alex Ferguson hồi tưởng lại: "Đám đông người hâm mộ sau khung thành phấn khích cứ như thể Đấng Cứu Thế hiện hình ngay trước mắt họ. Khán giả sân Old Trafford xây dựng hình tượng người hùng rất nhanh chóng. Họ nhìn thấy một ai đó làm họ nhảy bật ra khỏi ghế và ngay lập tức chọn người này là của họ." Alex Ferguson đã đánh giá màn ra mắt của Ronaldo là màn ra mắt có sức ảnh hưởng lớn nhất đến người hâm mộ Manchester United, nhiều hơn bất kỳ ai kể từ thời Eric Cantona.
Ngày ấy, dù biết có một thiên tài vừa hiện diện tại Man United nhưng kể cả những người mộng mơ nhất cũng không tin cậu chàng mảnh khảnh ấy rồi đây không chỉ gánh vác được tấm áo số 7, mà còn vượt qua tất cả các bậc tiền bối mang áo số 7 trước đó như George Best, Bryan Robson, Eric Cantona hay David Beckham về cả thành tích cá nhân lẫn tập thể. Để khi anh ra đi, chỉ còn tiếc nuối ở lại Old Trafford.
Cris Ronaldo ra mắt Man United khi đụng độ Bolton (2003)
Những gì diễn ra sau ngày 16 tháng 8 năm 2003 ấy là cuốn băng quay chậm về sự trưởng thành của một huyền thoại. Từ một cậu chàng gầy gò, thích múa máy, dần dần biến thành một cỗ máy săn bàn nguy hiểm. Từ một con người ngỡ như là tội đồ của cả nước Anh sau sự kiện xúi trọng tài phạt thẻ đỏ Wayne Rooney ở World Cup 2006, lại dần chiếm tình cảm và vươn vai thành ngôi sao thần tượng số một xứ Sương mù.
Tại Manchester United, vị trí của Ronaldo là luôn xuất phát từ bên cánh. Tuy nhiên, Ronaldo thường có xu hướng ập vào trong tấn công vỗ mặt. Các hậu vệ Premier League không quen đối đầu với cầu thủ có cách tấn công nguy hiểm như thế nên bất lực trước sự công phá của anh. Trong 3 mùa giải từ mùa 2006/2007 đến 2008/2009, xứ Sương mù chứng kiến một hiện tượng độc nhất vô nhị cho một cầu thủ đá cánh, khi tung hoành đả phá tất cả hàng phòng ngự tại Premier League với 91 bàn trên mọi mặt trận, và lấy luôn danh hiệu Vua phá lưới ở cả Premier League lẫn Champions League mùa 2007/2008.
Cho đến tận ngày hôm nay, ký ức của người hâm mộ Manchester United vẫn không quên được hình ảnh Ronaldo tả xung hữu đột trong màu áo đỏ của hồi ức. Anh mặc áo đỏ, biểu tượng nhà tài trợ AIG phía trước ngực, cách ăn mừng chu môi vừa đáng ghét, vừa đáng yêu. Như chính Manchester United ngày đó, đáng yêu mà đáng ghét. Đáng yêu vì lối đá, vì những siêu sao tung hoành trên sân, vì đó là một Manchester United rất đẹp và rất xa so với ngày hôm nay. Đáng ghét đối với những đối thủ của họ như Liverpool, như Manchester City, như Arsenal...vì đã luôn bất lực nhìn Manchester United dành hết vinh quang này đến vinh quang khác. Ronaldo không chỉ là biểu tượng, không chỉ là huyền thoại của Quỷ đỏ, anh còn gắn liền với hồi ức chiến thắng của CLB chủ sân Old Trafford.
Ngày Real Madrid lấy mất Ronaldo khỏi nước Anh, họ cũng lấy luôn một phần biểu tượng và sự hấp dẫn của giải đấu. Sự ra đi của Ronaldo mang theo cả tình yêu và hận thù giằng xé nhau trong lòng những fan Quỷ Đỏ. Họ thần tượng anh, nhưng không chấp nhận sự ra đi cạn tình như thế. 12 năm qua, khi những xúc cảm dần đã nguôi ngoai. Những người Manchester vẫn dõi theo anh, chứng kiến anh giành thêm 4 quả bóng vàng và 4 Champions League. Chứng kiến cậu nhóc tóc xoăn năm nào ở Old Trafford giờ đây đã thành huyền thoại đương đại của thế giới. Chứng kiến Ronaldo của họ đã đi một con đường xa nhất, dài nhất trong tất cả những huyền thoại từng khoác áo Manchester Unietd từng đi được.
12 năm sau, HLV Ole Gunnar Solskjaer đã nói "Hãy biết rằng chúng tôi ở đây, sẵn sàng chờ đón bạn. Ronaldo là huyền thoại. Không những thế, còn là huyền thoại lớn nhất." Khi Solskjaer nói lên những câu ấy, đó là những lời từ tâm can của đội bóng, của các cổ động viên, của các huyền thoại Man United. Manchester United vẫn luôn muốn giang rộng vòng tay đón Ronaldo quay lại. Và Ronaldo đã quay lại thật, theo cách của một bộ phim kịch tính đến phút chót, khi ai cũng ngỡ anh sẽ phản bội lời nói vào năm 2015 để khoác áo Manchester City.
12 năm, tức tròn một vòng con giáp Ronaldo chia tay Manchester United và quay trở về. Ronaldo rời đi năm Kỷ Sửu 2009, và quay lại vào năm Tân Sửu 2021. Ronaldo sinh năm 1985, tuổi Ất Sửu. Đó là một vòng quay tròn của điều gì đó như là định mệnh.
12 năm cho lần thứ hai quay trở lại Manchester United, Ronaldo đã làm sập luôn trang chủ của CLB khi đưa thông tin chính thức về sự kiện anh quay trở lại mái nhà xưa.
Giá cổ phiếu của Manchester United Ltd đã tăng hơn 8% so với mức giá đóng cửa phiên liền trước lên 18,7 USD/cổ phiếu vào chiều 27/8. Mức tăng này nâng giá trị vốn hóa thị trường của công ty lên 2,82 tỷ USD. Tất cả mạng xã hội từ facebook, Twitter đến Instagram đều bùng nổ trong sự kiện Manchester United đón đứa con cưng mang tên Cristiano Ronaldo của mình quay lại Old Trafford. Tất cả đều như muốn khẳng định sức hút của Ronaldo vẫn còn đó, đẹp như đẳng cấp và các múi cơ của anh.
Năm 2003, Ronaldo ký hợp đồng với Manchester United từ Sporting Lisbon với giá 12,2 triệu bảng, ghi được 118 bàn thắng sau 292 lần ra sân cho câu lạc bộ, giành 3 Premier League, 1 Champions League. Năm 2021, Ronaldo ký hợp đồng lần thứ hai với Manchester United từ Juventus. Old Trafford vẫn ở đó đón người con xa trở về, nhưng ai cũng biết Man United đã khác nhiều rồi, còn Sir Alex người cha thứ hai của anh đã không còn ở đó. Điều gì đón đợi Ronaldo đây? Là vinh quang, hay chỉ là chút hồn xưa cũ kỹ hóa ra thành cay nghiệt?
Tôi đột nhiên nhớ đến một dòng rất hay trong cuốn sách "Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi" của tác giả Đài Loan Cửu Bả Đao: "Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa." Ronaldo là thanh xuân của cả một thế hệ yêu bóng đá, là hồi ức chiến thắng của một thế hệ yêu mến Manchester United. Dẫu biết thế sự khó lường, và chuyên môn là câu hỏi còn để ngỏ, nhưng tất cả vẫn muốn đắm mình trong cơn mưa ấy một lần nữa.
Solskjaer không cho Sancho nhận áo số 7 ở Man United HLV Ole Gunnar Solskjaer của Man United đã từ chối yêu cầu được nhận số 7 của tân binh Jadon Sancho. Các huyền thoại của Man United như Eric Cantona, Cristiano Ronaldo, George Best, Bryan Robson và David Beckham đều đạt được thành công vang dội với chiếc áo số 7. Bên cạnh đó, số 7 cũng quen thuộc với Sancho khi anh...