Snowden nắm giữ bao nhiêu tài liệu mật?
Kể từ khi rời Hồng Kông sang Mátxcơva, hành tung của Snowden vẫn là một ẩn số. Điều này bí hiểm không kém gì câu hỏi: Cựu nhân viên CIA đang nắm giữ bao nhiêu tài liệu mật?
Gương mặt đang làm khuynh đảo chính trường và hệ thống an ninh Mỹ.
Mặc dù nhà sáng lập trang mạng Wikileaks Julian Assange cho biết Snowden đã “cầm chắc” giấy tờ tị nạn tại Ecuador trước khi rời Hồng Kông sang Mátxcơva hôm 23/6, song đến nay, giới chức Mỹ vẫn tin rằng cựu nhân viên tình báo này đang lưu lại thủ đô của nước Nga. Nghi vấn này xuất phát từ các nguồn tin sân bay cho biết chiếc ghế số 17A trên chuyến bay của hãng Aeroflot sang Cuba tối 24/6 mà Snowden đăng ký trước đó đã đột nhiên bị bỏ trống vào phút chót.
Vậy là, cũng giống lần chạy trốn khỏi Hồng Kông , nhờ sự giúp sức đắc lực của trang mạng WikiLeaks, Snowden đã khiến giới truyền thông được một phen nháo nhác, còn chính quyền của Tổng thống Barack Obama một lẫn nữa bị “tẽn tò”.
Trên thực tế, việc chính quyền Mỹ tìm mọi cách ráo riết truy lùng Snowden – từ gửi yêu cầu dẫn độ sang Hồng Kông , đề nghị Nga hợp tác bắt giữ đến cảnh báo các nước dám “chứa chấp”- đều xuất phát từ những lo ngại đối với số tài liệu mà nhân viên kỹ thuật này đang nắm giữ, dù chưa biết chính xác là bao nhiêu.
Theo các nguồn tin không chính thức, với việc che đậy thành công các dấu vết truy cập lượng lớn thông tin về hoạt động của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và một cơ quan tương tự của Anh là Trung tâm truyền thông Anh (GCHQ), Snowden đã “đánh cắp” hàng ngàn trang tài liệu mật. Số tài liệu này lớn hơn nhiều so với con số 200 tài liệu được Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Dianne Feinstein thừa nhận trên truyền hình cuối tuần trước.
Bản thân Snowden, dù không nói ra con số cụ thể, nhưng cũng xác nhận anh ta đang nắm giữ “núi” tài liệu khổng lồ trong thời gian 3 tháng làm quản lý an ninh cho Booz Allen Hamilton, một nhà thầu của NSA ở Hawaii.
“Ví trí của tôi ở Booz Allen Hamilton cho phép tôi tiếp cận hàng loạt thiết bị trên khắp thế giới mà NSA thâm nhập”, Snowden tiết lộ trong cuộc phỏng vấn tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong trước khi sang Mátxcơva.
Có vẻ như Snowden không nói sai.
Lấy ví dụ từ hai địa chỉ đầu tiên được nhận tài liệu mật từ Snowden là tờ Guardian của Anh và Washington Post của Mỹ. Cả hai tờ báo cho biết họ chưa công bố đầy đủ những chi tiết về chương trình nghe lén mà Snowden tiết lộ. Trên thực tế, hai tờ báo chỉ công bố một số tài liệu đã được phân loại và giữ lại nhiều thông tin nhạy cảm khác.
Video đang HOT
Đó là với hai tờ báo. Còn trong thời gian ở Hồng Kông và Mátxcơva, Snowden cũng được cho là đã cung cấp nhiều tài liệu vô giá cho an ninh sở tại.
Đây cũng là điều đang làm đau đầu giới chức tình báo Mỹ vì theo những thông tin có được, Snowden mang theo bên mình tới 4 bộ máy tính chứa đầy tài liệu và dường như đã có nhiều đêm không ngủ vì phải bận rộn làm việc với an ninh Trung Quốc ở Hồng Kông và an ninh Nga ở sân baySheremetyevo.
Với những thông tin trên, không ít ý kiến cho rằng cả Bắc Kinh và Mátxcơva đã được “ăn no” số tài liệu quý của Snowden nên mới tạo điều kiện cho cựu nhân viên CIA ra đi thuận lợi để tránh những phiền toái sau này với Mỹ.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến nói rằng Snowden “không dại gì bán đứng tổ quốc” để tự biến mình thành ” kẻ phản bội thực sự”. Những gì mà nhân viên kỹ thuật này có thể làm được, có chăng, là giúp Mátxcơva trả đũa Washington về các vụ bảo vệ người bất đồng chính kiến ở Nga trước đây và giúp Bắc Kinh lật ngược cục diện bất lợi trong nửa năm qua liên quan đến cáo buộc của Washington nói rằng tin tặc Trung Quốc xâm nhập máy tính Mỹ để thực hiện hoạt động gián điệp mạng.
Thế nhưng, mối lo của Washington không dừng lại ở đó. Bởi còn một nhân tố khác không kém phần nguy hiểm: đó là mối liên hệ giữa Snowden với Assange.
Theo những tuyên bố của WikiLeaks cũng như người đứng đầu trang mạng này, chính Wikileaks đã sắp xếp và chi trả toàn bộ chuyến khởi hành của Snowden từ Hồng Kông. WikiLeaks cũng đã tìm mọi cách giúp Snowden thực hiện thủ tục pháp lý xin tị nạn tại Ecuador, nơi Assange cũng đang được hưởng quy chế này, và tìm mọi cách đánh lac hướng dư luận trong hành trình hiện nay của Snowden.
Trong tuyên bố mới nhất sau khi có tin Snowden không lên máy bay sang Cuba như đã định, Assange còn nói rằng “các thông tin chi tiết hơn từ tài liệu của Snowden nên được tiết lộ công khai” và “WikiLeaks có nhiệm vụ công bố các văn bản bị các chính phủ che giấu”. Điều này ám chỉ rằng rất có thể Assange đang cố gắng tiếp cận hoặc có thể đã tiếp cận được với những trang tài liệu chưa được công bố đang nằm trong tay Snowden.
Một khi mối liên hệ Snowden – Assange được thiết lập theo hướng chống lại chính phủ Mỹ, nó sẽ làm tăng khả năng các tài liệu mật được công bố mà không màng đến vấn đề an ninh. Những hậu quả từ hành động này sẽ vô cùng nguy hiểm, nếu xét tới bài học nhãn tiền khi WikiLeaks công bố hàng chục nghìn tài liệu mật của chính phủ Mỹ cách đây 3 năm.
Theo Dantri
Ngoại trưởng Ecuador họp báo về cựu nhân viên CIA Snowden tại Hà Nội
Đang có chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao và Di dân Ecuador Ricardo Patio Aroca tối nay (24/6) đã có cuộc họp báo bất ngờ tại Hà Nội để trả lời các câu hỏi liên quan đến việc xin tị nạn chính trị của cựu điệp viên CIA Edward Snowden.
Trong buổi họp báo ông Patio Aroca đã xác nhận việc Snowden đến Nga sau khi nộp đơn xin tị nạn chính trị tại quốc gia Nam Mỹ. Tuy nhiên ông từ chối cung cấp thông tin về nơi trú ấn hiện tại của cựu nhân viên CIA này vì "không có thông tin".
Ông Patio Aroca trong buổi họp báo tại Hà Nội
"Ecuador đã liên lạc với chính phủ Nga về Edward Snowden và đã thông báo tới phía Nga rằng chúng tôi đang cân nhắc cho anh ta tị nạn", vị Bộ trưởng khẳng định với báo giới.
Ông cũng nhấn mạnh rằng chính phủ Ecuador đặt vấn đề nhân quyền lên trên bất kỳ lợi ích của bên nào khác. Ông cũng khẳng định thật "nghịch lý" khi người tiết lộ những cáo buộc vi phạm bí mật riêng tư lại đang bị ngược đãi.
"Từ "kẻ phản bội" đã được dùng, nhưng ai đã phản bội ai? Phải chăng nhân dân đã bị phản bội hay những tầng lớp thượng lưu?", ông Patino đặt câu hỏi. Trước đó cựu phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney đã tuyên bố Edward Snowden là kẻ phản quốc.
Ông Patino đã đọc lại đơn xin tị nạn của Snowden. Trong đó cựu nhân viên CIA 30 tuổi này đã so sánh mình với nhà phân tích tình báo của quân đội Mỹ Bradley Manning, người bị buộc tội đã cung cấp nhiều tài liệu mật cho WikiLeaks và hiện đang bị xét xử với tội danh "hỗ trợ kẻ thù".
"Không có vẻ gì rằng tôi sẽ có một phiên xét xử an toàn hay được đối xử nhân đạo trước khi xét xử, và tôi cũng có nguy cơ bị tù chung thân hoặc bị tử hình", Snowden khẳng định trong đơn xin tị nạn.
Hành trình trốn chạy của Snowden
Hàng loạt phóng viên bị Snowden "lừa"
Nhiều phóng viên báo giới Nga và quốc tế đã được một phen "chưng hửng" khi không thể tiếp cận được cựu điệp viên CIA đang bị truy lùng, dù đã tìm cách đặt vé trên chuyến bay được cho là chở Snowden tới Cuba.
Trước đó theo thông tin từ hãng hàng không Nga Aeroflot, cựu điệp viên này đã đặt vé trên chuyến bay SU150 với hai số ghế 17A và 17C, dự kiến rời Mátxcơva đi La Havana lúc 14 giờ 05 giờ địa phương (tức 10 giờ 05 GMT).
Tuy nhiên phóng viên của tờ RT của Nga dù đã lên được máy bay nhưng cả hai ghế trên đều bỏ trống. "Ông Snowden đến nay vẫn chưa xuất hiện, nhưng có một điều không bình thường rõ ràng đang xảy ra ở đây. Hãy nhìn vào tình hình an ninh và số lượng phóng viên báo giới", phóng viên Piskunov của RT tường thuật từ bên trong máy bay.
Một thành viên của lực lượng an ninh sân bay thì khẳng định với hãng tin Nga Itar-Tass rằng cựu nhân viên CIA vẫn chưa rời khu vực trung chuyển của sân bay. "Snowden đã không rời đi trên chuyến bay của Aeroflot tới La Havana và vẫn đang ở trong khu vực quá cảnh", nguồn tin trên cho biết.
Tuy nhiên hãng tin Interfax dẫn lời một nguồn tin khác cho biết: "Snowden rất có thể đã rời nước Nga. Anh ta có thể đã đi trên một chiếc máy bay khác".
Mỹ gây áp lực, Nga phớt lờ
Trong lúc cả thế giới vẫn đang đặt dấu hỏi về nơi Snowden đang ẩn náu, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng gây áp lực với Nga trong việc dẫn độ cựu điệp viên này.
Phát biểu trong chuyến thăm Ấn Độ ông cảnh báo cả Mátxcơva lẫn Bắc Kinh về những hậu quả, nếu phát hiện đề nghị dẫn độ của Washington bị phớt lờ. Và rằng ông "chắc chắn sẽ thất vọng nếu anh ta được cho phép lên chuyến bay đó một cách có chủ ý".
"Liên quan tới mối quan hệ với Trung Quốc và Nga và những nước khác mà vấn đề này có liên quan, sẽ có rất nhiều rắc rối nếu họ đã được thông báo đầy đủ, nhưng bất chấp điều này, vẫn quyết định phớt lờ nó một cách có chủ ý và không tôn trọng các tiêu chuẩn của pháp luật", ông Kerry khẳng định.
Trước đó, người phát ngôn của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Caitlin Hayden cũng hối thúc Mátxcơva: "Chúng tôi mong chính phủ Nga sẽ cân nhắc mọi lựa chọn có thể để trục xuất ông Snowden về Mỹ để đối mặt với công lý sau những tội ác bị cáo buộc".
Đáp lại lời kêu gọi này, ông Aleksey Pushkov, chủ tịch ủy ban đối ngoại hạ viện Nga tuyên bố: "Mối quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn khá phức tạp, và khi quan hệ ở giai đoạn này, một quốc gia có hành động hiếu chiến với một quốc gia khác, tại sao nước Mỹ lại mong chờ một sự kiềm chế và thấu hiểu từ Nga?", ông Pushkov tuyên bố.
Theo Dantri
Cựu nhân viên CIA Snowden xin tị nạn tại Ecuador Sau khị hạ cánh tại thủ đô Mátxcơva của Nga, cựu nhân viên CIA Edward Snowden đã được các bác sỹ của đại sứ quán Ecuador ở Nga kiểm tra sức khỏe. Bộ trưởng ngoại giao Ecuador xác nhận Snowden đã xin tị nạn chính trị tại nước mình. Snowden phải trốn chạy sau khi tố giác chính phủ Mỹ Hãng tin RT...