Snowden chưa xin tị nạn chính trị tại Nga
Nga chưa nhận được đơn xin tị nạn chính trị của cựu nhân viên CIA Edward Snowden, nhưng giới chức di trú nước này đã cam kết sẽ xem xét đơn tị nạn ngay khi nhận được.
Snowden đã có cuộc gặp với các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư Nga.
Snowden, người đang bị Washington truy nã về các cáo buộc làm gián điệp và ăn cắp tài sản sau khi tiết lộ các chương trình theo dõi tối mật của chính phủ Mỹ, đã ẩn náu tại khu vực quá cảnh của sân bay Sheremetyevo tại Mátxcơva kể từ khi tới đây từ Hồng Kông hôm 23/6.
Trong cuộc gặp với các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư hàng đầu nước Nga tại sây bay hôm 12/7, Snowden đã công bố kế hoạch xin tị nạn tạm thời ở Nga trước khi có thể thực hiện chuyến đi cuối cùng an toàn đến Mỹ La-tinh, nơi 3 nước Bolivia, Nicaragua và Venezuela đã đồng ý cho Snowden tị nạn.
Nhưng Cơ quan di trú liên bang Nga (FMS) cho tới nay vẫn chưa nhận được bất kỳ đề nghị chính thức nào liên quan tới đơn xin tị nạn của Snowden.
Video đang HOT
“Các giấy tờ của Snowden chưa được trình lên. Nếu nhận được, chúng tôi sẽ xem xét chúng theo đúng luật pháp hiện trường”, phát ngôn viên FMS Zalina Kornilova nói.
Hố chiếu Mỹ của Snowden đã bị thu hồi trong nỗ lực của Washington nhằm buộc anh này phải về Mỹ để đối mặt với tòa án.
Hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Mátxcơva sẽ xem xét cho Snowden tị nạn với điều kiện anh này ngừng “làm tổn hại các đối tác Mỹ”. Snowden ban đầu bác bỏ điều kiện này, nhưng sau đó đã chấp thuận sau khi không tới được các quốc gia Mỹ La-tinh mà anh này muốn tị nạn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 12/7 đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về vụ việc của Snowden, nhưng chi tiết của cuộc điện đàm không được công bố.
Snowden đã gửi đơn xin tị nạn tới hơn 20 quốc gia trên khắp thế giới nhưng chỉ có 3 nước là Bolivia, Nicaragua và Venezuela đã đồng ý cho Snowden tị nạn.
Hồi đầu tháng nay, cựu điện viên tóc đỏ Nga Anna Chapman, người từng bị trục xuất khỏi nước Mỹ vào năm 2010, đã cầu hôn với Snowden qua mạng xã hội và đề nghị Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) “chăm sóc” con cái của họ.
Theo Dantri
Snowden xin tị nạn ở Nga
Edward Snowden, người hé lộ chương trình theo dõi tuyệt mật của chính phủ Mỹ, vừa lần đầu xuất hiện sau ba tuần mắc kẹt tại một sân bay ở Moscow, với tuyên bố rằng anh muốn tị nạn tạm thời ở Nga.
Edward Snowden trong cuộc họp kín với các nhà hoạt động tại một sân bay ở Moscow. Ảnh:Human Rights Watch
Snowden vừa tổ chức một cuộc họp kín với các nhóm nhân quyền và luật sư tại một sân bay ở Moscow, nơi anh đã trú ẩn suốt nhiều tuần qua. Hãng thông tấn Interfax dẫn lời đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tanya Lokshina, cho biết cựu nhiên viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hé lộ rằng Snowden "muốn ở Nga".
Theo Sky News, nghị sĩ quốc hội Nga, Vyacheslav Nikonov, người tham gia cuộc họp, cũng cho biết về ý định xin tị nạn tại nước này của Snowden.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Snowden có thể được phép ở lại, nếu anh ngừng làm rò rỉ thông tin vốn có thể gây tổn hại tới Mỹ hay quan hệ Mỹ - Nga. Tuyên bố này lặp lại điều kiện ông Putin đưa ra trước đó với Snowden. Tuy nhiên, người phát ngôn nói chính phủ chưa nhận được đề nghị chính thức. Snowden cũng từng xin tị nạn ở Nga nhưng sau đó rút lại ý định.
Snowden tại cuộc gặp với nhóm các nhà hoạt động nhân quyền. Ảnh: Human Rights Watch
Trong bức thư gửi tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Snowden cho biết chính phủ Mỹ đã thực hiện một chiến dịch để ngăn anh được tị nạn ở bất cứ quốc gia nào.
"Tôi đã cực kỳ may mắn khi được hưởng và nhận nhiều lời đề nghị hỗ trợ và cho tị nạn từ những nước dũng cảm trên thế giới. Tôi biết ơn các quốc gia này. Nhưng thật không may, trong những tuần vừa qua, chúng ta đã chứng kiến một chiến dịch phạm pháp của giới chức thuộc chính quyền Mỹ, chối bỏ quyền được xin và hưởng tị nạn của tôi theo Điều 14 trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Phạm vi của hành vi đe dọa chưa từng có trước đây: chưa bao giờ trong lịch sử lại có những quốc gia âm mưu buộc hạ cánh một chuyên cơ chở tổng thống chỉ để tìm kiếm một người đang xin tị nạn chính trị", Snowden viết.
Tuyên bố dường như nhằm đề cập đến việc chính quyền Áo tuần trước lục soát phi cơ của tổng thống Bolivia, sau khi nó buộc phải đổi hướng để hạ cánh xuống Vienna, vì bị nghi ngờ chở theo Snowden.
Snowden đang bị Mỹ truy nã vì cáo buộc gián điệp sau một chuỗi các vụ rò rỉ thông tin về chương trình theo dõi mạng Internet và điện thoại của chính phủ. Anh rời Hong Kong, tới Moscow hôm 23/6 và đã ẩn náu tại khu vực quá cảnh của sân bay quốc tế Sheremetyevo suốt thời gian qua, bất chấp việc ba nước Mỹ Latinh là Venezuela, Nicaragua và Bolivia tuyên bố sẽ sẵn sàng cho anh tị nạn.
Theo VNE
Trung Quốc xây đường hầm xuyên biển dài nhất thế giới Trung Quốc sẽ đầu tư 42 tỷ USD để hồi sinh các kế hoạch nhằm xây dựng đường hầm xuyên biển dài nhất thế giới, dài hơn gấp đôi đường hầm Channel nối Anh và Pháp. Khi hoàn thành, đường hầm nối Đài Liên với Yên Đài (đường màu đỏ) sẽ thay thế lộ trình hiện nay (màu xanh). Đường hầm sẽ chạy...