Smartphone mất giá chóng mặt, người dùng tiếc của
Nhiều dòng smartphone mất giá nhanh đến chóng mặt, người dùng đau đầu vì hàng xài chưa hết tính năng nhưng không còn giá cũ và công nghệ đã lạc hậu.
S III dù là sản phẩm “hot” trên thị trường nhưng vẫn nhanh chóng mất giá sau vài tháng xuất hiện.
Nếu như trước đây những chiếc điện thoại thông minh phải mất hơn sáu tháng mới có dấu hiệu giảm giá đáng kể, thế nhưng hiện nay với sự cạnh tranh mạnh mẽ, những dòng điện thoại công nghệ mới liên tục xuất hiện. Những chiếc điện thoại xuất hiện chỉ vài tháng đã nhanh chóng rớt giá thê thảm như bong bóng xì hơi.
Kiểu nào cũng lỗ
Trước tình hình các dòng điện thoại mới xuất hiện tràn lan, theo khảo sát trên thị trường nhiều dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android đều chung số phận mất giá. Trong đó có không ít dòng cao cấp làm mưa làm gió trên thị trường như Samsung S II, Galaxy Note, HTC one X, Nokia Lumia… Đặc biệt, một số dòng chỉ sau một tháng đã giảm mất hơn 1 triệu đồng.
Anh Đức Long, một người mê xài smartphone (quận Phú Nhuận), đến giờ vẫn còn tiếc nuối, cách đây vài tháng thấy điện thoại Samsung S II mặc dù đã xuất hiện từ năm rồi nhưng được nhiều người khen ngợi. Anh mua liền hai chiếc hàng xách tay với giá hơn 9 triệu đồng cho anh và một người bà con sử dụng. Thế nhưng chỉ sau bốn tháng sử dụng, Samsung S III xuất hiện và S II rớt giá thê thảm, anh và người bà con phải bán ngay với mức chịu lỗ gần 4 triệu đồng một chiếc.
“Thực tế không chỉ mình, nhiều bạn bè xài điện thoại cũng từng phải bấm bụng bán vội, vì điện thoại càng lúc càng lạc hậu và mất giá. Nếu nhẩm tính thì với việc sử dụng smartphone hiện nay, nhất là các dòng điện thoại trên 10 triệu đồng thì trung bình mỗi tháng người tiêu dùng phải mất hơn 500.000 đồng tiền điện thoại bị mất giá, trong đó có một vài dòng người dùng phải mất cả triệu đồng” – anh Long phân tích.
Anh Hùng, một người xài Samsung S III, cũng than thở lúc Samsung S III mới xuất hiện anh thấy chiếc điện thoại này công nghệ khá đỉnh, thậm chí là cấu hình cao hơn cả iPhone 5, dù dòng điện thoại “trái táo” chưa xuất hiện. Thế là quyết định mua ngay sử dụng mà không chờ iPhone 5, lúc đó anh mua giá 15,9 triệu đồng.
Thế nhưng, dù là chiếc điện thoại thuộc dạng hàng “hot” chỉ sau hơn một tháng, chiếc điện thoại này bắt đầu rớt giá vì có nơi bán hàng chính hãng giảm đến 1,5 triệu đồng. Chỉ sau bốn tháng chiếc điện thoại này siêu giảm giá, nhiều nơi bán hàng công ty chỉ còn 12,9 triệu đồng và hàng xách tay thì mức giá còn rẻ hơn nhiều.
Video đang HOT
Đủ chiêu hạn chế mất giá
Trước tình trạng điện thoại quá nhanh mất giá, nhiều người tiêu dùng ngoài bấm bụng để xài luôn hoặc “bán đổ bán tháo”, cũng có người đưa giải pháp để chống mất giá. Anh Phương, một thợ chuyên sửa iPhone ở quận 10, cũng là một tín đồ của Apple, cho biết thực chất hiện nay nhiều người xài chọn giải pháp chống mất giá bằng việc xài điện thoại Apple là iPhone.
Để hạn chế mất giá, nhiều người chọn giải pháp là chờ đợi nhưng nếu với những người mê khám phá công nghệ và có tiền, chắc chắn chuyện mất giá không phải là vấn đề lớn.
Mặc dù các điện thoại này thực chất khó xài và việc sử dụng phần mềm ứng dụng phải dùng bẻ khóa do mất phí cao nhưng cái hay của iPhone là không mất giá nhiều. Một chiếc điện thoại mới nếu xài kĩ không để bị trầy xước, dùng khoảng 2-3 tháng đem ra bán sẽ chỉ mất nhiều lắm khoảng 1-2 triệu đồng. Có thể thấy rõ các dòng máy iPhone 4S, dù hàng cũ xuất hiện từ năm rồi nhưng hiện nay thị trường giá vẫn không dưới 10 triệu đồng.
Theo một số ý kiến khác, để tránh mất giá nhiều người chọn chơi điện thoại ít tính năng vì mức giá quá rẻ không thể mất hơn nửa, hay chơi các dòng cao cấp như Vertu giá khá cao nhưng rất ít khi mất giá. Hoặc chuyển sang mua các sản phẩm xách tay ở các cửa tiệm có bảo hành. Với mức chênh lệch hàng chính hãng khoảng 2-4 triệu đồng, khi mất giá sẽ đỡ lo so với việc bỏ ra hơn chục triệu đồng để mua một chiếc điện thoại y hệt nhưng mất giá như nhau.
Anh Hoàng Giang, doanh nghiệp kinh doanh hàng công nghệ ở quận 1, cho biết thực tế các hãng khi tung sản phẩm mới thường đánh mạnh vào maketing đẩy giá lên cao ngất ngưởng. Sau khi tiêu thụ một thời gian thì các dòng điện thoại này trở lại giá trị thực.
iPhone cũ có giá trị cao hơn Android khi bán lại
Theo một nghiên cứu mới đây của Priceconomics (Mỹ), một website chuyên theo dõi điện thoại cũ và so sánh giá bán của chúng với điện thoại mới, người tiêu dùng đã sở hữu một chiếc iPhone được 18 tháng và quyết định bán lại, thì sẽ được trả giá cao hơn bất cứ smartphone Android hay Blackberry cùng hạng nào. Cụ thể, iPhone còn lại 53% giá trị gốc, so với mức 42% của Android và 41% của Blackberry.
Theo Priceconomics , người dùng có thể mua một iPhone 4S hôm nay và bán lại sau vài tháng nữa trên thị trường thứ cấp với giá gần bằng giá mua. Tuy nhiên, mẫu điện thoại Android nổi nhất hiện nay, chỉ vài tháng sau nó đã khấu hao tới vài trăm USD.
Theo Pháp luật TP. HCM
CES 2013 nhạt nhòa nhan sắc?
Chỉ vài tuần nữa là hội chợ CES sẽ diễn ra hoành tráng tại Las Vegas hứa hẹn sẽ mang lại cho các bạn những bài đánh giá tổng quan và trên tay về các sản phẩm bom tấn mới mà bạn có thể sẽ lựa chọn nó nhằm thay thế các sản phẩm cũ kĩ của mình.
Mong rằng mọi thông tin nghi ngờ hay những chi tiết hé lộ về các sản phẩm trong thời gian vừa qua sẽ trở thành hiện thực trong CES năm nay để chúng ta có thể chiêm ngưỡng thực tế.
Ít ồn ào, nhiều sự tiết kiệm về tài chính
Nokia là một ví dụ điển hình trong các nhà sản xuất thực hiện việc tung ra sản phẩm của mình theo cách mới là tổ chức sự kiện riêng của mình tại New York, San Francisco và London. Tuy nhiên trong năm vừa rồi, hãng lại chọn CES vì hi vọng tận dụng sự quan tâm của thị trường và rất nhiều người hâm mộ để đưa sản phẩm Lumia 900 của mình thành tâm điểm và dọn đường cho Lumia 920, 820.
Tuy nhiên trong năm nay, công ty đang gặp khó khăn này sẽ ít xuất hiện hơn, đơn giản là chỉ đưa ra các sản phẩm mới như các công ty khác, chủ yếu vẫn là tính năng sạc không dây và một số ứng dụng đặc biệt dành cho Lumia.
Các hãng khác như Samsung cũng chưa chắc chắn về việc đưa ra chiếc điện thoại đầu bảng của mình trong hội chợ năm nay như sản phẩm kế cận Galaxy S3 và chiếc Note 3 6,3 inch. Tuy vậy nhưng Samsung chắc chắn sẽ có mặt.
Nhìn chung thì chúng ta sẽ được thấy nhiều các sản phẩm smartphone tiết kiệm và tầm trung hơn chiếm vị chí chủ chốt trong hội chợ năm nay, còn lại chỉ lác đác các thiết bị cao cấp. Các nhà sản xuất giờ đã rút ra được rằng các thiết bị của mình cần có một buổi trình diễn riêng mà ở đó họ kiểm soát được từ đầu đến cuối để tránh bị chìm nghỉm vào mớ các sản phẩm cao cấp của đối thủ khác.
Android 4.1, 4.2
Các thiết bị Android đã thống trị CES trong vài năm trở lại đây. Năm nay chúng ta sẽ thấy có thêm sự cạnh tranh từ các sản phẩm Windows Phone 8 nhưng Android vẫn chiếm ưu thế. Và hãy nhớ rằng Apple không bao giờ tham dự CES, nhưng iOS và các thiết bị, ứng dụng hãng tạo ra sẽ luôn được người ta biết đến và mang ra so sánh với các thiết bị mới.
Các bộ vi xử lý thêm phần mạnh mẽ
Các smartphone lõi tứ giờ đã trở thành trào lưu thời thượng cho dòng sản phẩm cao cao cấp, điển hình là LG Nexus 4, Samsung Galaxy Note 2 và HTC One X . Không những chỉ thấy nhiều sản phẩm lõi tứ tại CES mà chúng ta cũng sẽ thấy có nhiều loại thiết bị khác cũng sẽ nhận được các bộ xử lý nhiều lõi hơn, bắt đầu là máy tính bảng. Nvidia đã lên lịch để tổ chức họp báo và chia sẻ các kế hoạch đẩy cao sức mạnh của các bộ xử lý ngày càng nhiều nhân của mình từ lâu. Con chip Terga chủ lực sẽ được tăng cường cả về hiệu năng xử lý lẫn hiệu năng đồ họa.
Năm ngoái, Fuijitsu đã làm chúng ta ngạc nhiên với việc lần đầu demo một smartphone lõi tứ có thể chơi game. Tuy đây là một bước phát triển đáng ghi nhận của công nghệ nhưng đừng quên rằng, việc tăng cường số nhân chỉ có ý nghĩa khi việc kiểm soát năng lượng được thực hiện tốt trong khi các con chip hoạt động hết công suất để mang lại tốc độ xử lý cao.
Không có BB10
Chúng ta đều biết rằng RIM sẽ có buổi ra mắt sản phẩm BlackBerry 10 vào 30 tháng 1, sau khi CES đã kết thúc từ lâu. Dù vậy, nhiều người vẫn trông đợi hãng sẽ thể hiện các tính năng phần mềm trên các thiết bị demo.
Theo CNET/VG
Những điều ước giáng sinh cho Android Trong năm 2012, Android đã trở thành hệ điều hành dành cho smartphone phổ biến nhất thế giới. Chúng ta đã có rất nhiều các sản phẩm được giới thiệu, từ những chiếc máy giá rẻ nhắm đến người tiêu dùng có hầu bao không mấy rộng rãi cho đến loạt siêu phẩm với cấu hình đỉnh cao và nhiều tính năng độc...