Slovenia nhận trách nhiệm về sự chậm trễ chuyển vũ khí cho Ukraine
Chính phủ Đức gần đây bị chỉ trích vì sự chậm trễ trong việc giao vũ khí đã cam kết cho Kiev, nhưng điều này có liên quan đến thỏa thuận hoán đổi dây chuyền với Slovenia.
Thủ tướng Slovenia Robert Golob (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: EPA
Theo trang tin EURACTIV.de (Đức), thay vì giao vũ khí trực tiếp cho Ukraine, Đức cung cấp vũ khí thông qua cái gọi là “hoán đổi dây chuyền”, trong đó các quốc gia thành viên NATO ở Đông Âu giao xe tăng thời Liên Xô của họ cho Ukraine để đổi lấy vũ khí hiện đại từ kho dự trữ của Đức.
Sau khi Đức phải đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề vì tốc độ giao hàng chậm chạp, tân Thủ tướng Slovenia Robert Golob đã nhận một số trách nhiệm về sự chậm trễ này. Ông Golob cho biết sự chậm trễ trong việc giao vũ khí cho Ukraine từ một thỏa thuận hoán đổi dây chuyền giữa Đức và Slovenia là do quá trình thành lập Chính phủ ở Ljubljana.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Berlin ngày 13/7, ông Golob nói: “Thật không may, điều này kéo dài một chút vì có một sự thay đổi chính phủ đang diễn ra ở Slovenia. Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng giải quyết vấn đề này và đã gửi một lô hàng xe tăng đến Ukraine”.
Thủ tướng Golob và Chính phủ của ông đã nhậm chức vào đầu tháng 6, sau cuộc bầu cử Quốc hội Slovenia vào tháng 4.
Các chuyến giao vũ khí hạng nặng đầu tiên đã đến tay Ukraine vào ngày 21/6, sau khi Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock trước đó nói rằng quá trình này có thể mất “vài tháng”, khiến các quan chức Ukraine và một số nước phương Tây chỉ trích nặng nề.
Trước làn sóng phản ứng dữ dội, Chính phủ Đức đã công bố danh sách đầy đủ đầu tiên cho thấy các thiết bị mà họ cam kết gửi đến Ukraine, kể từ đó danh sách này được cập nhật liên tục.
Trong trường hợp của Slovenia, thông qua một thỏa thuận hoán đổi được ký hồi tháng 4, Berlin đã quyết định giao các xe bọc thép Marder và Fuchs của Đức cho Ljubljana để đổi lấy việc Slovenia vận chuyển xe tăng thời Liên Xô cho Ukraine.
Trong chuyến thăm Berlin lần này, ông Golob cho biết sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán với Đức liên quan đến hợp tác trong tương lai về việc cung cấp vũ khí, trong khi ông Scholz đồng ý rằng “chúng tôi sẽ phải đạt được tiến bộ nhanh chóng”.
Trong bối cảnh sự ủng hộ của quốc tế đối với Ukraine đang mất dần động lực, Đức tiếp tục từ chối giao xe tăng công nghệ cao cho Ukraine, thay vào đó duy trì các thỏa thuận trao đổi vũ khí ở Đông Âu, khẳng định cách tiếp cận này đã được thực hiện với sự tham vấn chặt chẽ của các đồng minh xuyên Đại Tây Dương.
Quốc hội Slovenia phê chuẩn thủ tướng mới
Với 54 phiếu thuận và 30 phiếu chống, ngày 25/5, Quốc hội Slovenia đã phê chuẩn ông Robert Golob làm Thủ tướng mới của nước này.
Ông Robert Golob tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng sau khi được Quốc hội Slovenia phê chuẩn, tại Ljubljana, ngày 25/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Golob, 55 tuổi, là lãnh đạo đảng Phong trào Tự do (FM) đối lập ở Slovenia. Trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng trước, đảng của ông đã giành chiến thắng lớn, kiểm soát 41/90 ghế tại quốc hội. Sau đó, FM đã hợp tác với đảng Dân chủ Xã hội (SD) - có 7 ghế - và đảng Cánh tả với 5 ghế để thành lập chính phủ liên hiệp.
Trong cương lĩnh tranh cử, ông Golob cùng FM cam kết về một quá trình chuyển tiếp sang năng lượng xanh, một xã hội mở và pháp trị ở Slovenia. Ông cũng khẳng định mục tiêu xây dựng một xã hội đoàn kết và công bằng, tăng cường hệ thống y tế công, thúc đẩy chuyển đổi số và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Chính phủ mới của ông Golob sẽ thay thế chính phủ sắp mãn nhiệm của Thủ tướng Janez Jansa sau khi được quốc hội phê chuẩn, dự kiến vào ngày 3/6 tới.
Bầu cử Quốc hội Slovenia Ngày 24/4, người dân Slovenia đi bầu cử Quốc hội, trong đó đương kim Thủ tướng Janez Jansa sẽ cạnh tranh với một chính trị gia mới tại quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU). Cử tri bỏ phiếu bầu cử Quốc hội tại Ljubljana, Slovenia ngày 24/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Janez, 63 tuổi, đã đi bỏ phiếu từ sớm tại làng...