Slovakia ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến tình hình Ukraine
Theo Hãng thông tấn Séc (ČTK), Chính phủ Slovakia đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước từ trưa 26/2 (giờ địa phương), liên quan đến dòng người di tản khỏi các cuộc giao tranh ở Ukraine.
Thủ tướng Slovakia Eduard Heger khẳng định việc này không gây tác động đối với người dân Slovakia.
Binh sĩ Slovakia xách hành lý giúp người tị nạn Ukraine tại thành phố Vysne Nemecke ngày 26/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Đông Âu dẫn nguồn tin trên cho biết mục đích của việc ban bố tình trạng khẩn cấp là tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả liên quan đến dòng người nước ngoài ồ ạt vào Cộng hòa Slovakia.
Chính phủ đã trao quyền cho Thủ tướng Heger và Bộ trưởng Nội vụ Roman Mikulec điều hành các hoạt động cứu hộ và những việc liên quan. Các thành viên của chính phủ và người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước trung ương phải thực hiện các biện pháp bảo vệ người dân và các biện pháp giải quyết khủng hoảng.
Cảnh sát Slovakia hôm nay thông báo đã xử lý 10.526 lượt nhập cảnh vào biên giới phía Đông trong 24 giờ qua, thời gian chờ đợi tại các cửa khẩu biên giới hiện nay từ 8 đến 10 giờ và chưa có sự gia tăng số lượng người vượt biên trái phép. Bộ trưởng Mikulec cho biết những người qua biên giới thành từng nhóm nhỏ không phải từ vùng chiến sự, mục đích đến với người thân ở Slovakia hoặc các nước khác và không yêu cầu hỗ trợ.
Người tị nạn Ukraine sang tới Ubla, miền Đông Slovakia ngày 25/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Slovakia dự kiến bắt đầu cấp quyền cư trú cho những người tị nạn từ Ukraine ngay tại biên giới vào tuần tới, nếu họ muốn ở lại. Người dân Slovakia đang dựng nhà trọ tạm thời ở làng Ubľa, thuộc Vùng Preov trên biên giới Đông Bắc Slovakia) để giúp đỡ những người tị nạn từ Ukraine. Một quan chức địa phương nói rõ những người tị nạn chủ yếu muốn đến Cộng hòa Séc.
Theo ước tính của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến hơn 120.000 người phải sang các nước láng giềng trong tuần này. Những người này thường đến Ba Lan, một số đến Moldova, Romania, Hungary và Slovakia.
Cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, trong đó ông khẳng định tổ chức đa phương này sẽ “tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine”.
Theo một phát ngôn viên LHQ, dự kiến ngày 1/3 tới, LHQ sẽ phát động kêu gọi quyên góp viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Trước đó ngày 25/2, quan chức phụ trách cứu trợ của LHQ Martin Griffiths cho rằng cần khoảng 1 tỷ USD để tiến hành các hoạt động cứu trợ cho Ukraine trong vòng 3 tháng tới.
Tình hình Ukraine sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Donbass
Sau khi Nga thông báo triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, nhiều khu vực Ukraine đã trở nên xáo trộn.
Một số người vội vã trú ẩn ở các ga tàu điện ngầm, nhiều người lại nhanh chóng lái xe ra khỏi thành phố.
Sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở Donbass, nhằm bảo vệ người dân Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng tại miền đông Ukraine. Moskva cho biết mình đưa ra quyết định này do chính quyền Kiev đã không thực thi các thỏa thuận hòa bình Minsk nhằm chấm dứt chiến sự ở miền Đông.
Hình ảnh cắt từ video do Cơ quan Biên phòng Ukraine cung cấp, cho thấy các phương tiện quân sự đi qua trạm kiểm soát Armyansk ở biên giới Ukraine - Crimea. Ảnh: AP
Một góc phố ở Kiev. Ảnh: Getty Images
Lính cứu hỏa Ukraine dập tắt đám cháy ở một tòa nhà sau vụ không kích tại Ukraine hôm 24/2. Ảnh: Getty Images
Theo hãng thông tấn Interfax, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại sân bay Boryspil, sân bay lớn nhất Ukraine và các căn cứ quân sự ở miền đông và miền nam nước này. Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine cho biết họ đã nhanh chóng sơ tán hành khách và nhân viên ra khỏi sân bay Boryspil.
Một cơ sở quân sự gần sân bay ở Mariupol, miền đông Ukraine, bốc cháy. Ảnh: Reuters
Đám cháy bùng lên ở khu vực gần sông Dnepr ở Kiev. Ảnh: AP
Xe tăng và xe bọc thép của quân đội Nga tiến vào Donetsk. Ảnh: Getty Images
Một phụ nữ bị thương sau cuộc không kích ở Kharkiv. Ảnh: Getty Images
Sau động thái này, tại nhiều nơi ở Ukraine, người dân đã đổ xô đi rút tiền, xuống ga tàu điện ngầm trú ẩn hoặc nhanh chóng di tản sang các khu vực khác. Tại thủ đô Kiev, tiếng còi báo động các cuộc không kích đã vang lên. Người dân cũng nghe thấy một số tiếng nổ lớn gần thành phố.
Người dân đứng chờ tại một trạm xe buýt ở Kiev, Ukraine, để di tản đến các vùng phía tây. Ảnh: Reuters
Trú ẩn trong một ga tàu điện ngầm ở Kiev. Ảnh: Getty Images
Đoàn xe rời thủ đô Kiev giữa lúc chiến sự leo thang. Ảnh: Reuters
Người dân trú ẩn trong ga tàu điện ngầm ở Kiev. Ảnh: Reuters
Người dân đi bộ trong một ga tàu điện ngầm khi còi báo động vang lên ở trung tâm thành phố. Ảnh: Reuters
Xe tăng Ukraine tiến vào thành phố Mariupol hôm 24/2. Ảnh: Reuters
Binh sĩ kiểm tra xác tên lửa rơi xuống đường phố ở thủ đô Kiev. Ảnh: Reuters
Video: Xe tăng chiến đấu xuất hiện trên đường phố Kharkiv (Nguồn: Daily Mail):
Truyền thông đưa tin Mỹ cân nhắc lập đường dây nóng với quân đội Nga để tránh 'va chạm' Truyền thông Mỹ đưa tin chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tìm phương án thiết lập kênh liên lạc với quân đội Nga nhằm ngăn ngừa tai nạn va chạm giữa lực lượng hai bên dọc bên giới Ukraine. Binh sĩ Mỹ tại một căn cứ tạm thời ở sân bay Arlamow thuộc Ba Lan ngày 23/2. Ảnh: Getty Images Kênh NBC...