SLNA: Chỉ mong sao hết cảnh ’sân cứng, gió Lào là lợi thế’
Câu chuyện một HLV tuyên bố trước toàn đội SLNA “sân cứng, gió Lào là lợi thế” phần nào lý giải vì sao bao nhiêu năm qua sân Vinh “tệ nhất V-League” cho đến khi VPF ra tối hậu thư.
Tiền đạo Hồ Tấn Tài thực hiện động tác kỹ thuật trên mặt cỏ sân Vinh đẹp tuyệt XUÂN THỦY
Chiến thắng 1-0 trước Bình Định tại Cúp quốc gia 2020 trận đầu tiên của SLNA trên mặt sân Vinh vừa khoe mặt cỏ mới tinh tươm “mướt mắt”. Không còn những mảng cỏ chỗ có chỗ không lởm chởm, sân Vinh nay xanh đều tăm tắp để thoát khỏi danh hiệu “mặt sân tệ nhất V-League”.
Thêm nữa, cái nền sân khô cứng từng giúp SLNA đánh bại đối thủ bằng cách đá xù xì nhưng cũng khiến bao cầu thủ mổ gối và cổ chân nay cũng được cạy lên, thế bằng lớp nền mới đổ vào mềm và êm hơn.
Sau trận thắng Bình Định 1-0, các cầu thủ SLNA đã chia sẻ cảm giác “là lạ, không quen” khi được chơi trên mặt sân Vinh đẹp tuyệt. Nói như họ thì xưa đá sân Vinh xong về thế nào cũng đau gối và cổ chân nhưng nay thấy “êm ru”.
Là cầu trẻ mới lên đội 1 nhưng cựu tuyển thủ U.19 Việt Nam Văn Lắm đã 1 lần mổ gối XUÂN THỦY
Trong buổi họp báo sau trận đấu, HLV Nguyễn Đức Thắng khi được hỏi về mặt cỏ sân Vinh đã chia sẻ thẳng thắn: “Mặt cỏ sân Vinh hiện nay quá ấn tượng vì từ xưa đến giờ, từ thời tôi còn là cầu thủ thì sân Vinh nổi tiếng cứng và xấu, cầu thủ dễ bị chấn thương.
Tôi rất mừng cho SLNA đã thay đổi và sửa được mặt sân đáp ứng được yêu cầu của bóng đá đỉnh cao. Chứ mặt sân trước đó xấu quá. Tôi thực sự chúc mừng.
Bóng đá cần những mặt sân đẹp như lúc này. Chứ đá bóng mà sân cứ xấu như ngày xưa thì nên dẹp. Mặt sân Vinh cũ cũng đã mấy chục năm rồi”.
Hy vọng mặt sân mới giúp chất lượng các trận sân nhà của SLNA cao hơn XUÂN THỦY
Về phần mình, khi nhìn sang những cậu học trò từng “ăn đòn” bởi mặt sân Vinh và nay vẫn đang phải dưỡng thương dài hạn như Phan Văn Đức, Phạm Xuân Mạnh thì HLV Ngô Quang Trường cũng thấy an lòng hơn.
Ông bày tỏ: “Mặt sân Vinh đạt chất lượng tốt như vậy đã khiến các cầu thủ rất thích thú và chơi bóng ngẫu hứng. Chất lượng những đường chuyền được cải thiện cũng như hạn chế được những chấn thương không đáng có”.
Trong đội hình xuất phát của SLNA thắng Nam Định, rất nhiều cầu thủ từng bị ít nhất 1 trong 2 chấn thương nặng ở gối, cổ chân hoặc cả 2. Ngay như cầu thủ trẻ mới lên đội 1 như Đặng Văn Lắm cũng đã từng lên bàn mổ gối.
Mặt sân mềm, phẳng và cỏ đều, cắt tỉa tốt là ước ao của bao thế hệ cầu thủ SLNA XUÂN THỦY
Sân Vinh trước không chỉ đội 1 mà nhiều đội trẻ cũng thường xuyên luân phiên tập nên rất xấu. Nay, SLNA đã ưu tiên chăm dưỡng, chỉ có đội 1 được tập 1 buổi mỗi tuần trước trận đấu theo yêu cầu của ban tổ chức giải.
Có thể thấy cầu thủ SLNA vẫn còn cảm thấy hơi lạ lẫm, chưa kịp quen với mặt sân tốt hiện tại. Nhưng cũng dễ dàng cảm nhận được niềm vui trong mắt họ, khi hồ hởi khoe về mặt cỏ trước giờ chỉ dám mơ.
Hy vọng, từ mặt cỏ sân Vinh, các sân tập cả sân cỏ tự nhiên và cỏ nhân tạo của SLNA cũng sẽ được nâng cấp, sửa chữa để cầu thủ phát triển kỹ thuật cũng như hạn chế những chấn thương không đáng có vì “sân cứng, gió Lào là lợi thế” từng làm khổ cầu thủ SLNA bao năm.
Mong mau hết khổ vì gió Lào
Chủ tịch CLB SLNA Nguyễn Hồng Thanh cho biết dự án đại tu sân Vinh đã được lãnh đạo tỉnh Nghệ An phê duyệt, chỉ chờ hoàn tất các khâu chuẩn bị để triển khai. Với mức kinh phí dự trù khoảng 24 tỉ đồng, sân Vinh sẽ được sửa hết các góc khán đài sụt lún, phòng chức năng, hệ thống nước ngầm… Đặc biệt, người hâm mộ Nghệ An mong dàn đèn sân Vinh sẽ được nâng cấp đạt chuẩn để đủ điều kiện đá theo yêu cầu của VPF vì ánh sáng hiện giờ vẫn kém. Nếu thế sân Vinh có thể đá vào 18 – 19 giờ sẽ giúp thoát khỏi cái nắng nóng gió Lào cũng như CĐV sau giờ làm dễ lên sân ủng hộ hơn.
V League 2020 nên cắt giảm vòng đấu, tính lại suất xuống hạng
Tiếp tục vấn đề LS V-League 2020 khi trở lại sẽ đá theo phương thức nào cho có được tính hợp lý.
Cùng với câu chuyện bóng đá Việt có nên áp dụng khuyến cáo của FIFA về việc được phép thay tối đa 5 cầu thủ trong 1 trận đấu hay không? Đó là những vấn đề mà Thể thao & Văn hóa tiếp tục nhận được những ý kiến cũng như quan điểm từ lãnh đạo các đội bóng trong nước.
* Chủ tịch CLB SLNA Nguyễn Hồng Thanh: "Tôi nghĩ thời gian còn lại để hoàn tất các giải đấu không còn nhiều. Nếu không có các trận đấu của ĐTQG ở 3 tháng cuối năm thì sẽ khác, còn bây giờ chúng ta cũng phải tạo điều kiện và dành thời gian cho thầy trò HLV Park Hang Seo nữa.
Chính vì thế phải tìm ra phương thức hợp lý chứ khó có thể đảm bảo như lịch thi đấu ban đầu. Tôi nghĩ rằng, thời gian như thế buộc chúng ta phải cắt giảm phần nào đó về số lượng các trận đấu, vòng đấu chẳng hạn.
Chúng ta phải chấp nhận trong điều kiện thực tế hiện nay mà thôi. Đương nhiên cắt giảm hay thế nào cũng phải đá cho có được vị trí nhất-nhì-ba, để cho có được đội bóng đại diện của nước nhà tham gia các giải đấu cấp CLB châu lục trong năm tới".
"Theo tôi về cơ bản là như vậy, chứ khó có giải pháp nào trọn vẹn hay làm hài lòng tất cả vào lúc này, chỉ có giải pháp tương đối nhất có thể thực hiện thôi. Quan điểm của cá nhân tôi, tôi xin đề xuất cắt giảm số lượng trận đấu, đá để chọn đội vị trí có huy chương và đá không có đội xuống hạng.
Cụ thể ở đây đá mỗi đội gặp nhau 1 lượt thôi, không đá hết cả lượt đi-lượt về. Khi đá xong như thế thì nửa trên bảng xếp hạng đá tiếp 1 lượt chọn ra đội có huy chương và các vị trí tiếp theo.
Ngược lại, nửa dưới cũng đá tiếp để sắp xếp vị trí nhưng không có đội xuống hạng. Chúng ta thấy ở đây, nếu đá cắt giảm thì tính chuyên môn không cao nhưng cũng có thể chấp nhận vì điều kiện thực tế nó diễn ra như thế.
Bên cạnh đó, nếu đá như phương án tôi đề xuất có thể đảm bảo vị trí của các đội nhưng tính công bằng nó ít đi, vì thế cũng nên chấp nhận và quyết định chuyện không có đội xuống hạng".
"Nếu chúng ta đá bình thường mỗi tuần/1 trận thì không vấn đề nhưng nếu đá mật độ dày thì việc cho phép sử dụng tối đa 5 cầu thủ thay người cũng hợp lý thôi.
Vấn đề này nếu được áp dụng theo tôi vừa để giảm tải cho anh em cầu thủ cũng như tạo cơ hội ra sân cho các bạn khác, nhất là những cầu thủ trẻ được thi đấu, được cọ xát cũng rất đáng quý".
SLNA (áo vàng) là đội hiếm hoi đề xuất LS V-League 2020 không có xuống hạng khi trở lại. Ảnh: VPF
* Chủ tịch CLB Quảng Nam Nguyễn Húp: "Chúng ta đang chờ các phương án đưa ra để bàn thảo và thống nhất ở các cuộc họp sắp tới, để có được những quyết định cụ thể hơn về các giải đấu.
Riêng cá nhân tôi, tôi xin đề xuất giải đấu vẫn sẽ có đội xuống hạng nhưng cắt bớt số lượng đi. Cụ thể, theo điều lệ đã ban hành, V-League 2020 sẽ có 1,5 suất xuống hạng( 1 đội rớt hạng trực tiếp, 1 đội đá play-off).
Còn bây giờ, tôi nghĩ rằng nên rút bớt lại số lượng với 0,5 vé lên xuống hạng, nghĩa là không có đội xuống thẳng hạng Nhất, hạng Nhất cũng không có đội lên thẳng V-League. Khi đó, đội xếp vị trí 14 của V-League cùng đội vô địch hạng Nhất gặp nhau đá play-off để biết đội nào lên, đội nào xuống".
* Chủ tịch CLB SHB Đà Nẵng Bùi Xuân Hòa: "VPF vừa rồi cũng đã có phương án các giải đấu trở lại vào thời điểm cuối tháng 5 như thế cho nên các đội bóng cũng dựa vào đó để có kế hoạch của riêng mình.
Tôi nghĩ rằng cột mốc ngày 24/5 cho Cúp quốc gia và đầu tháng 6 cho V-League cũng hợp lý và không có gì bất ngờ cả. Còn việc đá theo phương án nào, cách thức ra sao, có lên xuống hạng hay không thì chưa thể có đề xuất gì.
Khi nhận được những thông báo cụ thể từ ban điều hành giải đấu về câu chuyện đó thì mới có ý kiến rõ ràng được, còn lúc này vẫn chưa biết đá theo cách nào thì không thể đề xuất được gì cả.
Chúng tôi vẫn phải chờ kế hoạch, thông báo chi tiết hoặc sẽ đưa ra ý kiến trực tiếp tại các cuộc họp bàn về vấn đề này".
"Câu chuyện FIFA đồng ý về việc các quốc gia, các giải đấu được sử dụng 5 cầu thủ vào sân thay người trong 1 trận đấu theo tôi cũng là điều hợp lý, cần thiết trong tình hình hiện nay.
Vấn đề ở đây, chúng ta sẽ áp dụng theo thực tế của V-League sẽ như thế nào cho vừa vẹn. Nếu cứ đá 1 tuần/1 trận như cũ thì cũng không quá cấp thiết để áp dụng, còn ngược lại V-League phải đá dồn dập, mật độ thi đấu dày lên thì áp dụng như vậy sẽ rất hợp lý".
SLNA chả ngại chi, chỉ ngại... tây Kể từ khi lên chuyên, SLNA vốn được coi là "mát tay" trong việc ký hợp đồng với cầu thủ ngoại. Nhưng đáng nói là dần dà, những đội bóng dư dả tiền bạc đã khuynh đảo thị trường chuyển nhượng cầu thủ, khiến cho những đội bóng nghèo như SLNA rơi vào thế rượt đuổi, thua cuộc. Nhiều người biết và luôn...