SKG giảm sâu, một lãnh đạo của Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang vẫn muốn thoái bớt vốn
Cổ phiếu SKG đã giảm mạnh sau thông tin công ty chậm công bố thông tin về quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Chi cục Thuế Phú Quốc.
Ông Puan Kwong Sling, Thành viên HĐQT CTCP Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang (mã chứng khoán SKG) vừa thông báo đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu SKG trong tổng số hơn 10,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 21,54%) cổ phiếu đang nắm giữ để giảm tỷ trọng đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 14/11 đến 13/12/2017.
Cổ phiếu SKG đã giảm mạnh sau thông tin công ty chậm công bố thông tin về quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Chi cục Thuế Phú Quốc.
Diễn biến giá cổ phiếu SKG trong 6 tháng gần đây.
Video đang HOT
Liên quan đến khoản xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Công ty bị Chi cục thuế Phú Quốc truy thu thuế TNDN từ năm 2010 đến 2015 tổng số tiền gần 37,72 tỷ đồng. Đây là khoản truy thu liên quan đến chính sách ưu đãi về đầu tư mở rộng. Bên cạnh đó Chi cục thuế tỉnh Phú Quốc cũng quyết định phạt công ty số tiền hơn 5,73 tỷ đồng do có hành vi vi phạm hành chính thuế; và tính tiền chậm nộp thuế gần 14,2 tỷ đồng. Tổng cộng cả tiền truy thu thuế, tiền phạt các loại, Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang phải nộp hơn 57,6 tỷ đồng tiền thuế.
Công ty cũng đã bị UBCKNN phạt về lỗi chậm công bố thông tin này, đồng thời, Kế toán trưởng công ty cũng vừa bị phạt hơn nửa tỷ đồng do giao dịch cổ phiếu SKG trong khoảng thời gian công ty chậm công bố thông tin.
Ban lãnh đạo Tàu cao tốc Superdong có giải trình về vấn đề này, rằng công ty đang có văn bản đề nghị cơ quan thuế xem xét lại nên chưa công bố thông tin, còn việc các lãnh đạo công ty giao dịch cổ phiếu là do nhu cầu mỗi cá nhân.
Theo InfoNet/HSX
Công ty "bà chủ" lô mỹ phẩm 11 tỷ đồng từng có dấu hiệu trốn thuế
Trao đổi với Dân Việt sáng ngày 4.11, ông Lê Quốc Dũng - Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 26 - Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết, đã có biên bản xử phạt vi phạm hành chính 37 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TS Việt Nam.
Công ty của bà chủ lô hàng mỹ phẩm 11 tỷ đồng từ bị xử phạt hành chính (Ảnh: PL)
Theo ông Lê Quốc Dũng, vi phạm của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TS Việt Nam là kinh doanh hàng lậu không xuất trình được giấy tờ; không khai báo địa chỉ cho cơ quan thuế, có dấu hiệu trốn thuế.
Cụ thể, theo Biên bản thống nhất xử phạt vi phạm hành chính cách đây 3 tháng, vào ngày 10.7 ghi rõ: Hồi 14h 10 phút ngày 17.7, tại phòng 30 E, tầng 30 toàn nhà Bình Vương, 200 Quang Trung, Hà Đông ( Hà Nội). Cơ quan chức năng có đại diện Đội quản lý thị trường số 26, đại diện Công an thành phố Hà Nội đã cùng thống nhất xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TS Việt Nam:
Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành khám nơi chứa hàng hóa của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TS Việt Nam tại địa chỉ phòng 30E, tầng 30, tòa nhà Bình Vương, 200 Quang Trung, Hà Đông (Hà Nội). Kết quả, nơi khám có chưa các loại hàng hóa như: 200 hộp viên trắng ra Beauty 99 do Việt Nam sản xuất; 200 hộp viên detox giảm cân Sen Slim do Việt Nam sản xuất; 150 hộp nước uống đẹp da Becauty 99 cũng do Việt Nam sản xuất...
Như vậy, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ TS Việt Nam không chỉ có vụ việc bị phát hiện và bắt lô hàng "khủng" lên tới 11 tỷ đồng mà đã có tiền lệ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm.
Đặc biệt, vụ việc đang được dư luận hết sức quan tâm liên quan tới Công ty TNHH sản xuất thương mại TS Việt Nam ngày 18.10, Đội Quản lý thị trường số 6 (Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội) đã kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TS Việt Nam (tại Lô 18, Khu hành chính mới phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ 14.000 sản phẩm gồm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, ước tính giá trị ban đầu của lô hàng lên tới gần 11 tỷ đồng.
Toàn bộ lô hàng từ nguyên liệu đầu vào, khi bị kiểm tra công ty đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ. Nhiều dòng sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da có dấu hiệu giả nguồn gốc xuất xứ, khi nhãn mác ghi xuất xứ tại New Zealand, Hàn Quốc nhưng thực chất được đóng nhãn mác bao bì tại kho xưởng ở quận Hà Đông.
Bên cạnh đó, khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đối với những sản phẩm còn lại thì toàn bộ sản phẩm này không rõ nơi sản xuất và không công bố chất lượng theo quy định.
Toàn bộ hồ sơ vụ việc đã được ngành quản lý thị trường chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra làm rõ.
Theo Danviet
Bán thức ăn chăn nuôi giả, 3 chủ đại lý bị phạt 150 triệu đồng UBND tỉnh Trà Vinh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 chủ đại lý trong tỉnh bán thức ăn chăn nuôi giả không có giá trị sử dụng, công dụng với mức phạt 150 triệu đồng. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Tài, chủ đại lý thức ăn - thuốc thú y thủy sản Sáu Thuận, bán 72...