SKG: Chi phí dầu DO tăng, khó khăn bến bãi, khách huỷ vé khiến lợi nhuận giảm 22%, cổ phiếu về đáy lịch sử
Trên thị trường, cổ phiếu SKG liên tục giảm điểm, hiện giảm về vùng đáy 5 năm với 11.950 đồng/cp.
Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang (SKG) kết thúc quý 4/2019 với doanh thu 84 tỷ, lợi nhuận sau thuế 4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Luỹ kế cả năm, doanh thu SKG đạt 452 tỷ đồng, tăng gần như đi ngang do lịch trình khai thác tuyến Phú Quốc chưa được như mong muốn, yếu tố khách quan điều kiện bến bãi chưa đáp ứng nhu cầu nên phà cao tốc Tuyến Rạch Giá chưa được triển khai đúng kế hoạch. Đáng chú ý, thời tiết xấu khiến khách hàng huỷ vé cũng làm ảnh hưởng đến doanh thu Công ty. Trong khi đó, giá vốn tăng mạnh do chi phí dầu DO tăng; tàu Superdong VII, VIII tăn công suất, cạnh tranh tốc độ dẫn đến tiêu hao nhiều dầu.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế 2019 của SKG giảm hơn 22% so với cùng kỳ. So với kế hoạch 143 tỷ LNTT, SKG chỉ mới thực hiện được 74% chỉ tiêu.
Video đang HOT
Trên thị trường, cổ phiếu SKG liên tục giảm điểm, hiện giảm về vùng đáy 5 năm với 11.950 đồng/cp.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
TNG báo lãi ròng năm 2019 tăng 28% cùng kỳ, vượt 11% kế hoạch cả năm
Trong riêng quý 4/2019, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của TNG lần lượt tăng 18% và 14% so với cùng kỳ 2018.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã CK: TNG) đã công bố BCTC quý 4/2019 và cả năm 2019.
Theo đó, riêng quý 4 doanh thu thuần đạt hơn 1.044 tỷ đồng tăng 18% so với cùng kỳ, sau khi trừ giá vốn lợi nhuận gộp đạt 184 tỷ đồng tăng 13% so với quý 4/2018. Biên lãi gộp quý 4 của TNG tương ứng 17,6%, thấp hơn đôi chút so với mức 18,4% trong quý 4/2018.
Đáng chú ý doanh thu tài chính giảm một nửa xuống còn 5 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính (chủ yếu chi phí lãi vay) tăng 10% lên gần 33 tỷ đồng.
Các chi phí khác đều tăng như chi phí bán hàng tăng 13% lên 32,7 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng nhẹ 3,2% lên hơn 51 tỷ đồng.
Kết quả, TNG đạt gần 57 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 4, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước tương đương EPS đạt 9.89 đồng.
Công ty cho biết ngay từ đầu năm đã đưa ra mục tiêu thực hiện cơ cấu lại khách hàng, tập trung vào các khách hàng lớn có thương hiệu và uy tín, do vậy doanh thu tiêu thụ quý 4 tăng gần 18% so với cùng kỳ 2018. Công ty cũng tập trung sâu vào công tác quản trị đến từng bộ phận, nhà máy trực thuộc, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra TNG áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, máy móc hiện đại nhất để đẩy nhanh năng suất và góp phần tăng tính hiệu quả.
Luỹ kế cả năm 2019, TNG đạt 4.612 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 28% so với cùng kỳ, LNST đạt gần 231 tỷ đồng cũng tăng 28% so với năm 2018 tương đương EPS đạt 4.033 đồng. Như vậy so với con số kế hoạch là 4.154 tỷ doanh thu và 208 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, kết thúc năm 2019 công ty đã hoàn thành vượt 11% mục tiêu cả về doanh thu và mục tiêu về lợi nhuận.
Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản TNG đạt 3.019 tỷ đồng, trong đó giá trị hàng tồn kho chiếm tới 851 tỷ đồng. Nợ phải trả của TNG hiện lên tới gần 1.952 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn 1.390 tỷ đồng, trong khi nợ vay dài hạn 562 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn có khoản nợ vay thông qua trái phiếu chuyển đổi với giá trị 165 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu TNG sụt giảm liên tục kể từ đợt lập đỉnh hồi giữa năm 2019. Kết thúc phiên 16/1, cổ phiếu TNG chốt tại mức 15.800 đồng/cp giảm 28% trong gần 6 tháng.
Minh Quang
Theo Nhịp Sống Việt
CNG Việt Nam ước lợi nhuận năm 2019 vừa đạt kế hoạch 107 tỷ đồng Doanh thu của CNG Việt Nam năm 2019 ước đạt 2.147 tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch và lãi trước thuế ước đạt 107 tỷ đồng, vượt nhẹ 1% kế hoạch. Ngày 9/1, CTCP CNG Việt Nam (HOSE: CNG) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 và phương hướng thực hiện kế hoạch sản xuất...