Sir Alex Ferguson khiến MU chịu hậu quả
Sự can thiệp của Sir Alex Ferguson vào những quyết định quan trọng không phải lúc nào cũng giúp MU hưởng lợi.
Lịch sử Man United sẽ ra sao nếu không có Alex Ferguson? “Quỷ đỏ” chắc chắn không thể vươn mình thành đế chế thương mại số một toàn cầu như hiện tại. 27 năm Sir Alex ngồi lên ghế huấn luyện đưa MU thành đội bóng thành công nhất lịch sử bóng đá Anh, vươn mình ra thế giới với tư cách thương hiệu hấp dẫn bậc nhất.
Song lịch sử luôn là chuyện của quá khứ. Sự can thiệp không cần thiết vào lúc này của “Máy sấy tóc” tới nội bộ MU đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hiện tại.
Sir Alex Ferguson có những can thiệp sâu vào nội bộ của MU. Ảnh: Getty.
Ảnh hưởng xấu của Sir Alex
Việc Sir Alex Ferguson xuất hiện ở sân tập MU để bảo vệ Ole Solskjaer giữa tâm bão đòi sa thải là lần mới nhất nhà cầm quân người Scotland can thiệp vào những quyết định của đội chủ sân Old Trafford.
Phòng thay đồ MU được mô tả đã rối loạn và bị chia rẽ sau trận thua 0-5 trước Liverpool. Các cầu thủ dần không tin tưởng Solskjaer, một số người không bằng lòng với nhà cầm quân người Na uy. Đây là khung cảnh khác biệt hoàn toàn so với rối loạn của triều đại Jose Mourinho.
Ronaldo là thương vụ Sir Alex can thiệp để MU đưa về trong kỳ chuyển nhượng mùa hè dù đội hình đã hoàn thiện. Ảnh: Getty.
Phòng thay đồ khi ấy của MU được mô tả là độc hại khi “Người đặc biệt” thường xuyên tạo áp lực tới các học trò. Mâu thuẫn giữa Mourinho và Paul Pogba khi ấy không thể bị hàn gắn. Chuyện giọt nước tràn ly chỉ là vấn đề thời gian.
Solskjaer không tiêu cực và độc đoán như Mourinho. Ông làm hài lòng tất cả khi tạo ra môi trường lý tưởng cho các học trò phấn đấu. Ai cũng được động viên và khen thưởng. Ngay cả những người ít được trao cơ hội như Donny van de Beek cũng chưa từng công khai tỏ thái độ hay chỉ trích nhà cầm quân người Na Uy.
Video đang HOT
Phòng thay đồ MU chia rẽ vì thế hoàn toàn là bởi chuyên môn của Solskjaer. Ông không đủ giỏi để so bì với Juergen Klopp, Pep Guardiola hay Thomas Tuchel. So với Mikel Arteta, Solskjaer nhiều khả năng cũng là cửa dưới. MU quá khó để vươn lên cạnh tranh các danh hiệu với Solsa trên ghế chỉ đạo.
Khi bị học trò nghi ngờ và toan lật ghế, Solskjaer lại được Sir Alex đứng ra đảm bảo. Điều này chỉ giải quyết được vấn đề trong thời gian ngắn chứ không tạo ra thành tựu lâu dài. Việc được Sir Alex đứng ra bảo vệ có giúp Solskjaer bớt đôi công với Liverpool của Klopp bằng sơ đồ 4-2-4? Câu trả lời là không.
Đây không phải lần đầu tiên Sir Alex xen vào những quyết định then chốt của MU. Trong kỳ chuyển nhượng mùa hè, MU tưởng chừng như chốt xong đội ngũ với sự xuất hiện của Jadon Sancho và Raphael Varane. Song vào phút chót, Sir Alex gây áp lực trực tiếp lên BLĐ MU để đưa Cristiano Ronaldo về Old Trafford.
Hệ quả giờ tất cả đều đã thấy. Ronaldo là cá nhân xuất sắc, kéo cả đội đi lên về tinh thần, song trên sân cỏ CR7 khiến MU không thể triển khai chiến thuật phòng ngự phản công được xây dựng từ nhiều mùa giải trước.
MU của Solsa từng là đối thủ duy nhất cầm hòa được Liverpool của Klopp trong lượt đi mùa giải 2019/20 bằng hệ thống pressing phản công đầy tốc độ. Song giờ cũng tại Old Trafford, với đội hình được gia cố bởi Ronaldo, “Quỷ đỏ” thua trắng 0-5.
Cây viết Jonathan Wilson ví von trên Guardian rằng Solskjaer bị ném vào trong tay Ronaldo, và buộc phải chấp nhận siêu sao lệch tông với triết lý mình đang xây dựng cho MU. Thất bại của “Quỷ đỏ” tính đến lúc này của mùa giải vì thế không phải là lỗi của riêng Solsa. Đó còn là lỗi của đội ngũ lãnh đạo MU, mà tiêu biểu trong số đó là Sir Alex.
Tư duy lỗi thời
Sir Alex Ferguson không đưa “Quỷ đỏ” thành công không bằng tư duy chiến thuật hơn người hay triết lý chơi bóng truyền cảm hứng cho phần còn lại. Kỹ năng quản trị nhân sự của “Máy sấy tóc” mới là thứ khiến nhà cầm quân người Scotland bước lên hàng ngũ HLV hay nhất lịch sử.
Sir Alex từng thẳng tay loại bỏ Japp Stam, Ruud van Nistelrooy, Roy Keane, David Beckham hay Carlos Tevez để đảm bảo trật tự. Tư duy quản trị không có chỗ cho những ngôi sao coi mình đứng trên tập thể của Sir Alex luôn được coi là hình mẫu trong thời gian dài. MU của Sir Alex không mạnh về chiến thuật, nhưng luôn vượt lên bằng sự bùng nổ của các ngôi sao trong khoảnh khắc quyết định.
Sự bao bọc không cần thiến của Sir Alex không phải lúc nào cũng tốt cho MU. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, mọi thứ đến lúc này không còn hợp. Triết lý cứng rắn của Sir Alex không gặp vấn đề, song thời đại của bóng đá hiện tại đã khác xa quá khứ, và khiến cán cân đảo lộn.
Chiến thuật trong bóng đá hiện đại đóng vai trò quan trọng hơn so với sự tỏa sáng của những cá nhân. Dĩ nhiên, khoảnh khắc bùng nổ của các ngôi sao vẫn tạo ra sự hưng phấn. Song nó không đảm bảo lợi ích lâu dài. Trận thua 0-5 của MU trước Liverpool là một ví dụ tiêu biểu.
MU tung ra sân 4 cầu thủ tấn công đều có thể tỏa sáng bằng những khoảnh khắc (Ronaldo, Fernandes, Greenwood, Rashford), nhưng vô hại trước hàng phòng ngự được tổ chức tốt và hệ thống pressing nhịp nhàng của “The Kop”.
James Milner hay Naby Keita có hay hơn Bruno Fernandes? Câu trả lời là không. Roberto Firmino chỉ có đúng 1 mùa ghi quá 20 bàn cho Liverpool trong suốt 6 năm qua, nhưng ảnh hưởng của ngôi sao người Brazil tới tập thể nói chung vượt xa Rashford, Greenwood hay cả Ronaldo tại MU lúc này.
Sự vươn mình của chiến thuật cào bằng ảnh hưởng của những ngôi sao. MU có thể lấp lánh trên giấy, nhưng bước ra trận chiến, đó chỉ là tập thể rời rạc và dễ vỡ.
Klopp và Pep Guardiola đã xây dựng Liverpool và Man City trở thành thế lực tại Premier League với điểm chung là tạo ra lối chơi trước khi đưa nhân sự về để lắp ghép. Cả hai không chia tay những ngôi sao sáng vì mâu thuẫn với HLV.
Liverpool bán Coutinho sau khi có Mohamed Salah. Man City đẩy Leroy Sane khỏi Etihad sau khi Phil Foden xuất hiện. Nhờ hệ thống vận hành hoàn hảo mà trơn tru của Klopp cũng như Pep, những ngôi sao như Raheem Sterling, Bernardo Silva, Mohamed Salah, Sadio Mane… mới tỏa sáng.
MU thì ngược lại. Họ đưa ngôi sao về để tạo ra lối chơi, và dựa vào phong cách quản lý nhân sự để tìm ra cách phát huy năng lực. Kế hoạch này dĩ nhiên thất bại. Sau 3 năm, CĐV vẫn không thể định nghĩa MU chơi bóng theo phong cách nào.
BLĐ MU không giấu việc chọn Solskjaer vì nhà cầm quân người Na Uy sẵn sàng tái hiện phong cách quản lý như Sir Alex. Nhưng họ không tính được việc thời đại bóng đá giờ đã đổi khác đủ để chính Sir Alex có thể thất bại nếu giờ vẫn còn tại vị.
Khi nhìn cảnh Sir Alex tới trại tập luyện Carrington để bảo vệ và đảm bảo chiếc ghế của Solskjaer sau thảm bại 0-5 trước Liverpool, giới quan sát hiểu chuyện đều biết ngày MU trở lại với vinh quang có lẽ còn rất xa.
Solskjaer có hồi sinh thành công 'MU của Sir Alex'?
Có lẽ nhiều người dần nhận ra, Ole Solskjaer ngày một giống Sir Alex Ferguson, từ ngoại hình cho tới cách tư duy bóng đá.
Nhưng Man United liệu có thành công với phong cách cũ này không vẫn là một dấu hỏi.Trong thời đại bị ám ảnh quá mức về cái gọi là "DNA bóng đá" - cụm từ ám chỉ một ý tưởng mơ hồ nào đó về cách mà đội bóng nên chơi, MU là một trong số ít công khai sự thật đằng sau.
"DNA bóng đá của MU", theo nghĩa rộng nhất có thể, là một cam kết hướng tới thứ bóng đá tấn công trực diện, lao về phía trước liên tục như sóng biển. Đây là một triết lý liên quan nhiều đến mặt thế trận hơn là sở hữu bóng hay có những lớp lang đẹp mắt.
Đây là thứ Solskjaer muốn lặp lại trong 2 năm rưỡi cầm quyền ở Old Trafford, không chỉ để kéo người hâm mộ về phe mình hay cho cầu thủ cảm giác gắn kết như một tập thể, mà còn bởi ông thực sự tin vào hiệu quả của lối chơi này.
Premier League những năm qua bị thống trị bởi những HLV có kế hoạch chiến thuật phức tạp, với những trận đấu được triển khai bán tự động tạo nên một cỗ máy chiến thắng tàn nhẫn.
Trong khi đó, giống như người thầy Sir Alex, Solskjaer đề cao tính cá nhân, đòi hỏi những ngôi sao của mình tự giải quyết vấn đề ngay trong trận đấu. Giữa thứ bóng đá lý tưởng của Solskjaer và thực tế, vẫn còn đó khoảng cách về mặt chiến thuật.
Đó là lý do MU thường trông rất cùn trước những hàng phòng ngự số đông lùi sâu, trong khi Man City hay Liverpool sẽ luôn có những kế hoạch định sẵn để giải quyết thế trận kiểu này.
Đó là lý do Solskjaer loay hoay mãi với hàng tiền vệ của mình, thử nghiệm không biết bao nhiêu trường hợp để rồi mới rút ra cặp tương hỗ tạm ổn là Fred và Scott McTominay, đồng thời là bài học không thể để Pogba đá thấp.
Nhưng đó cũng là lý do vì sao MU lại chơi bay bổng như thế trong chiến thắng 5-1 trước Leeds ở ngày khai màn mùa giải mới. Cả 5 bàn thắng tại Old Trafford ngày hôm đó đều gợi nhớ lại tháng ngày vinh quang của Sir Alex: Những đường chuyền xuyên tuyến đầy ý đồ, cách dứt điểm không khoan nhượng cộng thêm sự tự tin của các tiền đạo. Bạn có thể dễ dàng tưởng tượng ra những người ghi bàn trước Leeds là Wayne Rooney, Robin van Persie, Ruud van Nistelrooy, Andy Cole hay chính bản thân Solskjaer.
MU dựa nhiều vào nỗ lực cá nhân của Pogba và Bruno
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Leeds là đối thủ ưa thich của MU phiên bản Solskjaer. Thầy trò Marcelo Bielsa là một trong số ít những đội bóng trung bình không chịu bán mình cho lối chơi tử thủ khi gặp các đại gia, mà vẫn kiên định với lối chơi pressing tầm cao 1 kèm 1.
Với những đối thủ kiểu này, một MU chú trọng vào việc chuyển đổi trạng thái giữa phòng ngự và tấn công sẽ dễ dàng thực hiện kế hoạch của mình. Leeds không chịu rút ra bài học nào từ thất bại 2-6 cũng tại chính Old Trafford này trong mùa trước, thế nên kết luận MU đã tiến bộ là hơi vội vàng.
Nhưng thắng là thắng, một chiến thắng với cách biệt lớn sẽ càng ý nghĩa. Solskjaer cần duy trì cái đà này trong đội bóng của mình bởi đó mới là phong cách cổ điển của MU. Sir Alex luôn xây dựng một đội bóng có sức mạnh tinh thần, áp đảo đối phương từ lúc ra sân và đi gieo rắc nỗi sợ hãi. MU của "Máy sấy tóc" không phải là ví dụ tiêu biểu của kế hoạch tác chiến đỉnh cao nhưng họ vẫn rất thành công, nếu không muốn nói là thành công ngoài sức tưởng tượng.
Solskjaer không phải là một thiên tài trên sa bàn, nhưng chắc chắn là một trong nhữngngười thành công nhất khi làm cầu thủ trong số những HLV hiện tại của Premier League. Từng ở trong một tập thể vô địch thực thụ, khi Solskjaer nói ông biết phải cần những tiêu chí gì để vô địch, chúng ta nên tôn trọng.
Vẫn giữ quan điểm cũ, MU của Solskjaer vẫn còn đầy hạn chế về mặt chiến thuật. Nhưng nếu họ thành công, thì sẽ thành công. Đến cuối tháng 9, chúng ta sẽ có một câu trả lời khá rõ ràng. Thầy trò Solskjaer sẽ lần lượt đối đầu Southampton, Wolves, Newcastle và West Ham ở Premier League. Đây là chuỗi trận maừ́ng viên vô địch nào cũng mong muốn nhưng MU không phải đội thích việc bị "buộc" phải cầm bóng tới 70%.
MU được gì khi cấp cho Solskjaer gần 400 triệu bảng Thời hậu Sir Alex Ferguson, Ole Gunnar Solskjaer là huấn luyện viên được cấp tiền nhiều nhất, nhưng thành tích kém thuyết phục. Tập thể MU gồm Cristiano Ronaldo, Bruno Fernandes, Paul Pogba, Harry Maguire, Jadon Sancho và loạt ngôi sao liên tiếp nhận thất bại xấu hổ trước Leicester City (2-4) và Liverpool (0-5). Vị thế của Solskjaer tại sân Old Trafford...