Sinh viên xài thẻ tín dụng chống vay ‘cắt cổ’

Theo dõi VGT trên

Lãi suất “cắt cổ”, bị quấy rối khủng bố tinh thần, bị đe dọa tính mạng của bản thân và gia đình, thậm chí bỏ học dang dở… là mẫu số chung của không ít sinh viên khi tìm đến các app vay tiền để rồi vướng vào bẫy của tín dụng “đen”.

Sinh viên xài thẻ tín dụng chống vay cắt cổ - Hình 1

Sinh viên tìm hiểu về thẻ tín dụng và các phương thức thanh toán không tiền mặt – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thẻ tín dụng cho sinh viên được xem như là một trong những giải pháp xóa tín dụng “đen” nấp bóng công ty tài chính, hướng đến môi trường học tập ổn định.

Đỡ phải xin tiền để cha mẹ đỡ khổ

Hiện nay một số ngân hàng đã liên kết với nhiều trường đại học lớn trên cả nước để hỗ trợ sinh viên mở thẻ tín dụng, góp phần chia sẻ gánh nặng học phí, tiền trọ, khám chữa bệnh, chi tiêu cá nhân

Đang là sinh viên năm tư tại một trường đại học lớn ở TP.HCM, bạn Lê Thanh Vy (quê Bến Tre) cho biết nhờ tiền tích góp từ việc làm thêm, cộng thêm thẻ tín dụng, đã giúp bạn nhanh chóng mua được chiếc laptop có giá hơn 16 triệu đồng.

“Trong lớp mình có ít bạn làm thẻ tín dụng, do ít tiếp xúc mấy thông tin này. Ban đầu cũng đắn đo, nhưng lúc đi dạy thêm mình được một chị phụ huynh chỉ cho nên đã làm. Có thẻ cà tiện lắm, để khi mua đồ ăn, nộp học phí tiếng Anh gấp… cũng cần dùng. Như cái laptop mua trả góp qua thẻ trong 12 tháng, mình ráng làm rồi trả lại sau, không xin tiền để cha mẹ đỡ khổ”, Vy chia sẻ.

Thường xuyên hỗ trợ sinh viên mở thẻ tín dụng Sacombank, anh Khánh Huy cho biết trong thời gian qua đã hỗ trợ được cho rất nhiều bạn sinh viên mở thẻ tín dụng.

“Gần đây nhất mình vừa hỗ trợ cho một bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, bạn ấy phải bươn chải bán trái cây. Mình dành vài ngày tới xem công việc buôn bán ra sao, thấy bạn làm việc rất siêng năng nên mình hỗ trợ làm hồ sơ mở thẻ tín dụng cho bạn yên tâm học tập hơn. Lúc mở thẻ xong bạn mừng lắm, cảm ơn rối rít, còn giới thiệu sinh viên khác nữa. Nhiều khi truyền thông cỡ nào cũng không bằng truyền miệng”, anh Huy vui vẻ chia sẻ.

Theo tìm hiểu, ngoài các chương trình cấp học bổng cho sinh viên nghèo, hỗ trợ sinh viên vay vốn có lãi suất (khoảng 6 – 9,5%/năm)… thì nhiều trường như Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Văn Lang, Đại học Trà Vinh… cũng có ký kết với các ngân hàng để triển khai chương trình trả góp học phí qua thẻ tín dụng của ngân hàng đối tác với lãi suất trả góp 0%.

Nhiều ngân hàng cũng triển khai thẻ tín dụng để sinh viên thuận tiện chi tiêu, mua sắm với thủ tục làm thẻ khá đơn giản. Tùy vào từng ngân hàng mà hạn mức thẻ khác nhau. Chẳng hạn, thẻ tín dụng HDBank BFF dành cho học sinh – sinh viên có hạn mức lên đến 10 triệu đồng. Hay thẻ tín dụng quốc tế MB Modern Youth của MBBank cũng hỗ trợ sinh viên thanh toán học phí, chi phí sinh hoạt, mua sắm dụng cụ học tập… với hạn mức giao dịch lên tới 15 triệu đồng.

Sinh viên xài thẻ tín dụng chống vay cắt cổ - Hình 2

Video đang HOT

Sử dụng thẻ tín dụng hợp lý giúp sinh viên nhận được nhiều ưu đãi, đồng thời có thể trả góp học phí – Ảnh: BÔNG MAI

Chủ trương mang tính nhân văn

Thầy Nguyễn Vũ Quỳnh, phó hiệu trưởng Trường đại học Lạc Hồng (LHU), cho rằng tín dụng “đen” là một trong những biến tướng của cho vay nặng lãi qua app.

“Chỉ cần CMND, CCCD không cần chứng minh tài chính cũng có thể vay liền. Tuy nhiên, người vay (sinh viên) sẽ gặp rủi ro như lãi suất vay tính theo ngày rất cao, vay 1 nhưng lãi phải trả là 2, 3. Các thông tin trong danh bạ sinh viên đều bị app lấy. Sinh viên vay không trả được kịp thời sẽ bị khủng bố, gây hoảng loạn về tinh thần. Trường đã chủ động thông tin về các app vay tiền của các tổ chức tín dụng “đen” này để sinh viên nắm, cảnh giác khi có ý định vay”, thầy Quỳnh chia sẻ.

Cũng theo thầy Quỳnh, để hạn chế sinh viên tiếp cận tín dụng “đen”, với những sinh viên khó khăn thì phòng công tác sinh viên xác nhận cho vay vốn tín dụng theo quy định đến 48 triệu đồng/năm để trang trải học phí, sinh hoạt. Nhà trường cũng dành quỹ học bổng lên đến 22 tỉ đồng/năm; phối hợp với ngân hàng hỗ trợ sinh viên vay tín dụng để đóng học với lãi suất ưu đãi; hay giới thiệu công việc bán thời gian cho sinh viên…

Thầy Quỳnh cho rằng các trường đại học nên chủ động làm việc với ngân hàng để có những chính sách ưu đãi dành cho sinh viên. Chẳng hạn, Ngân hàng Quân đội (MB) đã ký kết với LHU cho sinh viên vay tối đa 10 triệu đồng trong vòng 45 ngày với lãi suất 0 đồng. Ngoài ra còn cấp thêm hạn mức tín chấp trên app khi sinh viên mở tài khoản và giao dịch tài khoản sau 3 tháng đầu tiên. “Nhà trường cũng đang xây dựng hệ thống thanh toán học phí, tiền ký túc xá, các dịch vụ sinh viên qua tài khoản để mọi giao dịch đều thông qua tài khoản ngân hàng. Phụ huynh cũng có thể dễ dàng theo dõi biến động số dư tài khoản. Đây cũng là một cách tiêu dùng thông minh, xu thế của xã hội hiện đại, hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt”, thầy Quỳnh nhấn mạnh.

Thầy Nguyễn Quốc Anh, phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho rằng sinh viên “vướng” tín dụng “đen” là chuyện phức tạp và bản thân thầy đã chứng kiến phụ huynh phải bán ruộng, vườn để xử lý nợ cho sinh viên.

“Hơn 70% tân sinh viên ở tỉnh là những sinh viên dễ bị tác động nhất. Ví dụ cha mẹ gửi tiền trễ, các bạn có thể cầm bằng lái, CMND, CCCD… để vay 2 – 3 triệu đồng. Sau đó, phía tín dụng “đen” gọi tới trường, tới khoa khủng bố để trường tác động sinh viên trả nợ”, thầy Quốc Anh chia sẻ.

Tương tự, thầy Võ Văn Tuấn, phó hiệu trưởng Trường đại học Văn Lang, cho rằng tín dụng “đen” là điều không chấp nhận được. Hiện nay ngân hàng có chính sách cho vay, nhà trường cũng có hỗ trợ sinh viên để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn này. “Có thẻ tín dụng là một giải pháp quá tốt để hỗ trợ sinh viên những lúc khó khăn. Nhà trường cũng đang làm việc với các ngân hàng để tạo điều kiện cho các em. Tôi ủng hộ chủ trương mang tính nhân vân này để không em nào vì vấn đề học phí hay tín dụng “đen” mà ảnh hưởng học tập hay nghỉ học”, thầy Tuấn chia sẻ.

Bình dân hóa thẻ tín dụng

Nếu trước đây thẻ tín dụng được xem như thẻ của người giàu thì hiện nay xu hướng đang ngược lại khi các ngân hàng đang đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa cho các đối tượng là sinh viên, công nhân hay ở khu vục nông thôn với điều kiện dễ dàng.

Theo các ngân hàng, việc khách hàng dễ dàng mở thẻ, nhanh chóng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng với chi phí hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và đẩy lùi nạn tín dụng đen.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Phượng, phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), cho hay hiện nay điều kiện mở thẻ tại ngân hàng rất “mở” với những đối tượng đủ điều kiện cấp tín dụng. Khách hàng có thu nhập ổn định, trả lương qua tài khoản hay ở nông thôn, những người có hợp đồng trả tiền điện là đã đủ điều kiện cấp tín dụng cho thẻ tín dụng nội địa.

Mỗi thẻ tín dụng nội địa được Agribank cấp hạn mức 30 triệu đồng nhằm đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, nộp học phí cho con, trả tiền mua vật tư nông nghiệp như phân bón, cây con giống…

Theo lãnh đạo Agribank, đầu năm 2022, ngân hàng này chính thức triển khai sản phẩm thẻ tín dụng nội địa Lộc Việt – là loại thẻ vừa dùng làm phương tiện thanh toán vừa có thể xài trước trả sau, thời gian ân hạn lên đến 55 ngày. Ngoài việc được miễn phí phát hành thẻ, khách hàng phải trả phí ứng/rút tiền mặt, lãi suất rất thấp.

Đối tượng thụ hưởng thẻ tín dụng Lộc Việt rất phong phú. Ngoài bà con nông dân còn có sinh viên các trường đại học, cao đẳng, khách hàng sử dụng điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam, khách hàng sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản tại Agribank.

“Agribank đang có tệp khách hàng với gần 27 triệu hộ gia đình, trong đó có 5 triệu hộ đang có quan hệ vay vốn và khoảng 2,5 triệu sinh viên toàn quốc. Đây được coi là nền tảng vững chắc và lợi thế riêng để Agribank đẩy mạnh phát hành thẻ Lộc Việt, nhằm đưa các dịch vụ ngân hàng hiện đại đến với khách hàng, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và hạn chế tín dụng “đen” tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu của ngân hàng trong năm 2022 là phát hành tối thiểu mỗi hộ gia đình một thẻ Lộc Việt cho số hộ đang có quan hệ tín dụng với Agribank và hàng triệu sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước”, bà Phượng nhấn mạnh.

LÊ THANH – ÁNH HỒNG

Sinh viên kẹt ở quê nóng lòng được trở lại TP. HCM học tập

Thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19, một số trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM đã lên kế hoạch giảng dạy trực tiếp. Nhiều sinh viên đang ở quê nóng lòng muốn được trở lại thành phố sớm nhất có thể.

Nhiều sinh viên đã về quê tránh dịch đang mong muốn sớm trở lại thành phố để ổn định lại việc học.

Mong muốn được học tập trực tiếp

Về quê Vĩnh Long tránh dịch đã hơn 5 tháng, Nguyễn Thị Thanh Phương (sinh viên Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM) chia sẻ: "Khi thấy Sài Gòn bước vào trạng thái bình thường mới, bản thân tôi rất nóng lòng để quay lại trường vì muốn nhanh chóng hoàn thành chương trình đào tạo để kịp tiến độ ra trường".

Trước thông báo về việc các trường đại học, cao đẳng đang chuẩn bị cho việc đón sinh viên trở lại học tập, Phương kỳ vọng có thể sớm quay trở lại trường để được trực tiếp học tập.

Phương cho biết thêm: "Mình gặp khá nhiều bỡ ngỡ, khó khăn với việc phải học theo hình thức trực tuyến vì đối với chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện có những đặc thù riêng. Trước đây, thay vì ra hiện trường để sản xuất chương trình cho các dự án kết thúc môn học nhưng bây giờ tất cả đều phải thực hiện online. Việc trao đổi trực tuyến sẽ không thể nào mang lại hiệu quả cao như khi trao đổi trực tiếp. Chất lượng sản phẩm cũng giảm đi rõ rệt. Mình mong muốn sớm được tham gia học tập trực tiếp để tích lũy kinh nghiệm, cũng như trao dồi thêm về chuyên môn của mình."

Sinh viên kẹt ở quê nóng lòng được trở lại TP. HCM học tập - Hình 1

Thanh Phương phụ giúp gia đình làm việc nhà ngoài thời gian học trực tuyến. Ảnh: T.N

Cùng gặp phải những hạn chế do đặc thù của ngành khi học trực tuyến, Lâm Đổng Sư Tân (sinh viên trường Đại học Công Nghệ TP.HCM) quê An Giang cho hay: "Việc học online khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn do không có môi trường để thực hành. Vì đối với sinh viên ngành ngôn ngữ, môi trường để giao tiếp là một điều kiện đặc biệt quan trọng". Hiện tại, Tân đang cố gắng tự tạo thêm môi trường cho bản thân để tự rèn luyện khả năng chuyên môn của mình. Song, bạn cũng hy vọng sớm được đến trường học tập trực tiếp.

Sinh viên kẹt ở quê nóng lòng được trở lại TP. HCM học tập - Hình 2

Tân giúp gia đình bán tạp hóa sau giờ học online. Ảnh: T.N

Tương tự, Trần Ngọc Phúc quê Tây Ninh (sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing) cho biết: "Đôi lúc không hiểu được bài, khó tập trung vì vậy mình đã phải bỏ thêm nhiều thời gian hơn để tự học. Các môn chuyên ngành chỉ nghe qua các ví dụ, không có đi thực tế nên mình không hình dung được kiến thức".

Ở quê, phần lớn thời gian Phúc dành để tham gia học trực tuyến rồi lại tự mài mò lấp đầy lại lượng kiến thức mà mình chưa hiểu được. Bên cạnh đó, việc học luôn phải trong tình trạng deadline vây kín nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. "Do vậy, tôi mong muốn sớm quay lại thành phố vì có những công việc buộc phải đến lớp mới giải quyết được và sớm ổn định lại nếp sinh hoạt như trước kia" -Phúc nói.

Thực tập bị trì hoãn, cơ hội đi làm thêm không có

Nhiều bạn sinh viên năm cuối vẫn chưa thể xét tốt nghiệp do việc thực tập bị trì hoãn, mất đi nhiều cơ hội được đi làm thêm, trải nghiệm thực tế.

Sinh viên Võ Thị Thảo Ngân (sinh viên năm cuối trường ĐH Văn Hiến) khăn gói về Vũng Tàu tránh dịch từ đầu tháng 5 đến nay.

"Chưa bao giờ tôi về quê lâu thế này, gần 6 tháng vẫn chưa thể trở lại đi thực tập. Mặc dù đã là sinh viên năm cuối nhưng tôi mong muốn được đi làm sớm để trao dồi khả năng chuyên môn. Dù nóng lòng nhưng tôi vẫn mong tất cả mọi người cùng chung tay thực hiện biện pháp 5K để thành phố mau chóng ổn định lại".

Hiện nay, Ngân vẫn đang mong chờ ngày được trở lại thành phố để đi làm thêm, học hỏi kinh nghiệm và làm nốt những công việc ở trường để hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vì chỉ mới tiêm 1 mũi vaccine phòng ngừa COVID-19 và tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp với những ổ dịch mới ở TP.HCM thì việc quay trở lại có lẽ còn xa đối với cô sinh viên.

Cùng hoàn cảnh đó, Trần Thị Thùy Dương quê Vĩnh Long (sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế - Luật) chia sẻ thêm: "Hiện tại đã hoàn thành chương trình đào tạo của trường, nhưng vì dịch bệnh kéo dài không thể thi chứng chỉ tiếng Anh nên hiện tại vẫn chưa thể tốt nghiệp. Tình hình này khiến tôi gần như sắp mất kiên nhẫn, nhưng trước mắt vẫn phải tiếp tục đợi thông báo".

Sinh viên kẹt ở quê nóng lòng được trở lại TP. HCM học tập - Hình 3

Thùy Dương tranh thủ làm thêm cho một công ty tư vấn dịch vu online. Ảnh: T.N

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024
Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng
23:25:57 21/11/2024
NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show
23:01:01 21/11/2024
Hôn nhân của Trịnh Gia Dĩnh và hoa hậu kém 22 tuổi giữa tin đồn đổ vỡ
22:28:37 21/11/2024
Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?
22:53:33 21/11/2024

Tin mới nhất

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành

13:20:19 21/11/2024
Đến 10h45 ngày 21/11, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang triển khai công tác tìm kiếm 2 người mất tích do xe chở rác lao xuống sông.

Xe chở rác lao xuống cầu treo Bình Thành, hai người mất tích

10:02:36 21/11/2024
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Ban an toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh TT-Huế, thị xã Hương Trà cùng các đơn vị liên quan đã đến hiện trường.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Có thể bạn quan tâm

"Lịch sử Kpop" của thần tượng toàn cầu bị người đàn ông nợ 1200 tỷ đánh bại

Nhạc quốc tế

07:13:51 22/11/2024
Die With A Smile nhanh chóng xô đổ loạt kỷ lục âm nhạc, liên tục xếp hạng #1 Spotify Toàn cầu - nền tảng nghe nhạc lớn nhất thế giới.

Bị chê "nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá", chị cả của show Chị Đẹp giải thích

Tv show

07:09:19 22/11/2024
Chị Đẹp Đạp Gió 2024 có sự đổi mới khi 30 chị đẹp tham gia chương trình sẽ cùng sinh hoạt chung trong không gian kí túc xá.

Mua bán ma túy kiếm lời, kẻ có nhiều tiền án lãnh án nặng

Pháp luật

07:03:18 22/11/2024
Sau khi chấp hành xong 3 bản án tù, Nguyễn Hoài Như không chịu hoàn lương mà tiếp tục mua bán ma túy. Hậu quả, Như bị bắt và bị tuyên phạt án chung thân.

Những hoạt động thú vị khi du lịch Hội An

Du lịch

06:56:17 22/11/2024
Phố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ hạ nhiệt .

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?

Sao việt

06:49:21 22/11/2024
Thanh Thuỷ chia sẻ tất tần tật cảm xúc trong đêm đăng quang cùng kỷ niệm trong thời gian chinh chiến Miss International tại Nhật Bản.

Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập

Sao châu á

06:44:30 22/11/2024
Các thực tập sinh phải trả giá bằng sức khỏe tuổi thanh xuân để trở thành ngôi sao Kpop. Sau nhiều năm, cơ thể họ kiệt quệ vì chế độ ăn kiêng và tập luyện phản khoa học.

Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này

Sao âu mỹ

06:41:14 22/11/2024
Thời gian gần đây, Lindsay Lohan đã trở thành cái tên được săn đón khắp cõi mạng nhờ màn tái xuất không thể tuyệt vời hơn ở tuổi U40.

Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga

Thế giới

06:05:27 22/11/2024
Tỉnh Voronezh (Nga) cũng ghi nhận bị UAV Ukraine tấn công. Chính quyền địa phương tuyên bố rằng 5 UAV Ukraine đã tấn công một cơ sở công nghiệp dân sự ở Voronezh, gây ra hỏa hoạn.

Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa: "Tôi không hù dọa khán giả để bán vé"

Hậu trường phim

06:04:59 22/11/2024
Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa chia sẻ quá trình thực hiện Linh miêu: Quỷ nhập tràng , những tham vọng về vũ trụ phim linh dị dân gian , quan điểm về dự thảo tăng thuế với sản phẩm phim ảnh.

Cách làm đậu hũ nhồi thịt cực đơn giản

Ẩm thực

05:59:45 22/11/2024
Đậu hũ nhồi thịt là món ăn khá phổ biến của nhiều gia đình Việt, cách làm món này cũng rất đơn giản. Hãy cùng tham khảo cách làm dươi đây nhé!

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt

Góc tâm tình

05:41:18 22/11/2024
Khi mẹ nói muốn bán đất, tôi không bất ngờ nhưng tôi cảm thấy buồn, buồn vô cùng. Tốt nghiệp cấp 3, tôi không tiếp tục học lên đại học mà đi làm.