Sinh viên Việt Nam tại Hong Kong (Trung Quốc) tưởng nhớ và biết ơn Bác Hồ
Theo phóng viên TTXVN tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong ( Trung Quốc), trong không khí rộn ràng của những ngày Hè tháng 5, toàn thể nhân dân Việt Nam, cho dù ở trong nước hay đang học tập và làm việc ở nước ngoài, đều tưởng nhớ đến ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).
Đại diện Lưu học sinh Việt Nam tại Hong Kong chụp ảnh tại bảng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tù Victoria, Hong Kong. Phía sau là khu giam giữ Bác Hồ từ năm 1931 – 1933.
Nhân dịp này, Chi bộ lưu học sinh Việt Nam tại Hong Kong cùng với đại diện Ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Hong Kong đã đến tham quan nhà tù Victoria – nơi gắn liền với giai đoạn hoạt động cách mạng của Người từ tháng 1/1930 – 1/1933.
Theo bạn Nguyễn Hoàng Long – Bí thư Chi bộ lưu học sinh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hong Kong, đây là một dịp quan trọng để các lưu học sinh tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn công lao của Bác Hồ – người anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già dân tộc. Hong Kong là nơi có rất nhiều địa danh gắn liền với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và gắn liền với quãng đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính tại nơi đây, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930, là điểm khởi đầu cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Video đang HOT
Tháng 6/1931, Chủ tịch Hồ Chí Minh (với bí danh Tống Văn Sơ), bị chính quyền Hong Kong bắt và giam cầm trong nhà tù Victoria gần hai năm, cho đến tháng 1/1933. Trong chuyến thăm địa danh này, các lưu học sinh Việt Nam tại Hong Kong đã được ôn lại những bài học lịch sử sống động, cùng nhìn lại hành trình đấu tranh của Bác Hồ để hiểu hơn những hy sinh, khó khăn, gian khổ mà Người đã trải qua trong suốt quá trình bị giam cầm tại nhà tù thực dân.
Đại diện Lưu học sinh Việt Nam tại Hong Kong đến thăm khu di tích nhà tù Victoria, Hong Kong.
Bạn Nguyễn Đắc Hiếu, học viên Cao học trường Đại học Khoa học – Công nghệ Hong Kong (HKUST), cho biết bản thân cảm thấy rất xúc động khi được đến thăm nhà tù Victoria, nơi đã gắn liền với một phần hành trình tìm đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Đắc Hiếu tin rằng đây sẽ là một điểm đến ý nghĩa và không thể bỏ qua của các bạn du học sinh Việt Nam.
Bạn Nguyễn Hoàng Long chia sẻ những hoạt động như thế này không chỉ là cách để các sinh viên Việt Nam tại Hong Kong tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là dịp để các sinh viên thể hiện sự đoàn kết và tình yêu dành cho quê hương. Đây cũng là cơ hội để sinh viên gặp gỡ, trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm học tập và cuộc sống tại thành phố này. Ngoài ra, sự kiện này cũng góp phần thúc đẩy tình yêu quê hương, tình đoàn kết và tinh thần xung kích trong lòng các bạn trẻ Việt Nam đang học tập tại Hong Kong.
Giữa xung đột Ukraine, Mỹ quay trở lại tập trung vào châu Á
Tổng thống Joe Biden ngay từ khi nhậm chức đã thể hiện rõ Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh quốc tế chính và nên là mối quan tâm hàng đầu đối với chính sách đối ngoại của Mỹ.
Nhưng sau đó, Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP
Theo hãng thông tấn AFP (Pháp), sau nhiều tháng tập trung hỗ trợ Ukraine và trừng phạt Nga, Tổng thống Biden bắt đầu chuyển trọng tâm trở lại châu Á, một dấu hiệu cho thấy xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra sẽ không át được các mục tiêu quốc tế khác của chính quyền Mỹ.
Theo lịch trình, ông Biden từ 12/5 sẽ gặp gỡ lãnh đạo các nước ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN kéo dài hai ngày. Một tuần sau đó, Tổng thống Biden dự kiến đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh 4 bên với Thủ tướng Australia, Ấn Độ và Nhật Bản - các nước thành viên "bộ tứ kim cương" (còn gọi là QUAD) - tại Tokyo.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết "chắc chắn xung đột Ukraine sẽ là một chủ đề bàn luận tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN nhưng sự kiện này cũng là một cơ hội để trao đổi về an ninh trong khu vực". Bà Jen Psaki còn dự đoán sẽ có bàn luận về dịch COVID-19 và Triều Tiên.
Bà Yuki Tatsumi tại trung tâm nghiên cứu Mỹ Stimson Center nhận định Tổng thống Biden đang gửi thông điệp qua ngoại giao châu Á. Bà Yuki Tatsumi phân tích chính quyền Tổng thống Biden muốn bảo đảm với các nước ở Ấn Độ - Thái Bình Dương rằng về ngắn hạn sẽ dành chú ý vào Ukraine nhưng về cơ bản Mỹ vẫn cam kết với Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Cựu Tổng thống Barack Obama từng đưa ra chính sách "xoay trục sang châu Á" trong đó bao gồm giảm cam kết ở Trung Đông, nhưng ông lại cử binh sĩ quay trở lại Iraq do sự trỗi dậy của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ông Hal Brands tại Viện American Enterprise cho biết có "sự căng thẳng rõ ràng" giữa nhu cầu tập trung vào châu Á của Mỹ và các ưu tiên đang gia tăng trên toàn thế giới.
Ông Hal Brands nói: "Chính quyền Tổng thống Biden có lý khi nói rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa duy nhất đối với Mỹ. Nhưng trong năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng Mỹ vẫn có những lợi ích thực sự quan trọng ở các khu vực bên ngoài châu Á và chúng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng hơn chúng ta dự đoán".
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiếm sớm đưa ra bài phát biểu quan trọng về Trung Quốc trong thời gian tới.
Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa của Nga tăng kỷ lục Lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã tăng kỷ lục trong tháng 4, trong khi xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ những tháng đầu của dịch COVID-19. Container hàng được xếp tại cảng ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 6/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN Trang mạng Bloomberg đưa tin các công ty Trung Quốc đã mua lượng...