Sinh viên và nỗi ám ảnh mang tên không có điều hòa ngày 39 độ C
Mùa hè có thể nói là “ cơn ác mộng” đối với sinh viên. Những ngày nhiệt độ lên tới 38-39 độ C khiến cho tình cảnh ở trọ của các cô cậu học trò thêm phần lao đao.
Bịt kín như ninja, cho bồ ở nhà để ’sống sót’ qua mùa nắng nóng Không đi chơi với người yêu vào buổi trưa, đến quán trà sữa, trung tâm thương mại để hưởng điều hoà… là những cách giới trẻ lựa chọn trong mùa nắng nóng.
Thời tiết Hà Nội những ngày gần đây trên 37 độ C khiến cuộc sống không chỉ của Nguyễn Thị Huế (22 tuổi, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền), mà nhiều người khác trở nên bí bách.
‘Vật vã’ vì nắng nóng
Đối mặt với ngày nắng nóng, Nguyễn Thị Huế cho Zing.vn hay cả người cô bị nổi mẩn. Vì thế, cứ nghĩ đến mùa hè, nữ sinh lại phát hoảng. Hôm nào nhiệt độ cao quá, phải ra ngoài lâu, cơ thể cô chắc chắn gặp tình trạng này.
“Phòng trọ của mình không có điều kiện lắp điều hòa nên chẳng khá hơn ra ngoài đường là bao. Đã thế khoảng thời gian này mình có nhiều việc, muốn về quê tránh nóng cũng khó”, cô gái 22 tuổi tâm sự.
Khu phòng trọ chật chội, nóng nực của sinh viên Hà thành. Ảnh: Ánh Hoàng.
Chung tình cảnh đó, Thùy Linh (23 tuổi, sinh viên Đại học Nội vụ, Hà Nội) cho biết: “Chỗ mình thuê giá điện là 4.000 đồng/số. Dù mình và hai bạn cùng phòng muốn cũng không dám lắp điều hòa, làm vậy sẽ tốn thêm một khoản khá lớn mỗi tháng”.
Nhớ lại đợt nóng kỷ lục năm ngoái, Thùy Linh kể chỗ ở vốn đã nóng, ngột ngạt, có hôm đang giờ cơm tối thì mất điện, cả phòng cô vừa ăn, vừa mồ hôi chảy ròng ròng. Khu trọ lại không có sân vườn hay ban công nên nhóm bạn trẻ chỉ còn biết “chôn chân” trong căn phòng nóng hầm hập.
Video đang HOT
Không khá khẩm hơn Nhung, Phan Huyền Trang (sinh viên ĐH Luật Hà Nội) sống ở khu trọ không khép kín, trần nhà lợp tấm nhựa đơn giản.
“Nằm trong nhà mà có cảm giác như đang ở ngoài đường. Bật 2 quạt mồ hôi vẫn chảy như tắm. Có hôm nằm đến 4h sáng, mình mới chợp mắt được”, Nhung cho hay.
Sinh viên sống xa nhà thường tìm mọi cách “đối phó” với thời tiết. Ảnh: Ánh Hoàng.
Ở trọ đã vậy, cuộc sống ngày hè của sinh viên sống tại ký túc xá càng thêm phần vất vả.
Phụng Trâm (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) tiết lộ một phòng ký túc xá của trường dành cho 6-8 người. Mỗi khi thời tiết trên 32 độ C, chỗ ở không khác nào “lò bát quái”. Đó còn chưa kể lúc bị mất nước, Trâm và các bạn phải vất vả xách xô leo mấy tầng cầu thang để lấy nước sinh hoạt và dùng rất tiết kiệm.
“Đúng là vào những ngày hè thế này, điều hòa là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không, không quan trọng”, nữ sinh hài hước nói.
Bước chân ra đường là đối mặt với cái nóng hầm hập, về nhà lại phải tiếp tục vật lộn trong không gian ngột ngạt, nóng bức khiến không ít cô gái ngã bệnh.
Ngọc Phượng (sinh viên Đại học Thương mại) tâm sự: “Ngày nào mình cũng dậy từ 6h để đến trường, nhưng 3h sáng mới ngủ được vì nắng nóng nên luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu”.
Muôn kiểu chống nóng của sinh viên
Để chống chọi, “dễ thở” hơn với cái nóng ngày hè, nhiều bạn trẻ đã nghĩ ra các cách “ngon, bổ, rẻ”. Nằm ngủ trên nền nhà gạch, đặt chậu nước trước quạt hay tắm nhiều lần… đều được sinh viên tận dụng.
“Mình và đứa bạn cùng phòng sẵn vé tháng xe bus. Nhiều hôm nóng quá, hai đứa rủ nhau ngồi từ bến này qua bến khác để ‘hưởng ké’ điều hòa trên xe”, Nguyễn Thị Huế chia sẻ cách chống nóng độc đáo của mình.
Một số bạn lại lấy khăn mặt ướt đắp lên mặt khi ngủ, ngồi học ngoài hành lang và đêm đến ngủ lăn trên nền đất.
Thậm chí để hạ nhiệt, giảm sức nóng của nơi ở, nhiều sinh viên còn chăm chỉ lau nhà 4-5 lần mỗi ngày.
Sinh viên nghĩ ra những cách chống nóng thủ công trong thời tiết ngoài trời lên tới gần 40 độ C. Ảnh: Ánh Hoàng.
Với Thanh Nga, ban ngày 9X thường rủ bạn bè lên thư viện học bài, vì ở đó có lắp nhiều điều hòa. Nga cho hay không ít người cũng có thói quen giống cô: Sáng đến thư viện, trưa chợp mắt một lúc, chiều lại học, tối mịt mới về phòng.
“Ở thư viện rất mát, nhược điểm là khá đông và hơi chật, cảm giác học không mấy hiệu quả, nhưng vẫn còn hơn ở nhà”, Nga nói.
Ban ngày, nhiệt độ ngoài trời có nơi lên tới 39-40 độ C, song theo một số sinh viên, thời điểm đó không ngột ngạt bằng buổi tối.
“Sáng có thể chạy đi chỗ khác có điều hòa để tránh nóng, tuy vậy hầu như đêm đến là phải ở phòng ôn bài, không đi đâu được. Trong khi nền nhiệt tại nhà nóng tới 37 độ C, vì không có điều kiện lắp điều hòa nên chúng mình rất khổ sở, tù túng”, Mỹ Linh chia sẻ.
Linh tiết lộ để tránh nóng, buổi tối, cô và các bạn thường tụ tập ở khoảng sân chung của xóm trọ ngồi hóng mát. Số khác lại chọn cách ngồi hành lang đọc sách.
Theo Zing
Nhà vệ sinh của nhà chồng quá bẩn, tôi từ chối đưa con về nghỉ hè thì bị mọi người lên án
Chuyện rửa bát không phải là nỗi ám ảnh của tôi mà cái nhà vệ sinh ở nhà chồng mới thật là một cơn ác mộng!
Minh họa: Yidan Guo.
Với nhiều chị em có lẽ rửa bát là câu chuyện kinh hoàng nhất mỗi lần về quê chồng, nhưng tôi thì không. Với tôi, cái nhà vệ sinh ở quê chồng mới đúng là một cơn ác mộng!
Từ bé tôi đã sinh ra trong một gia đình khá giả ở thành phố lớn. Lớn lên, tôi lại tiếp tục được đi học và làm việc ở những môi trường hiện đại, lịch sự. Tôi ít khi phải tiếp xúc với những nơi bẩn, điều kiện vệ sinh, điều kiện sống không tốt nên bản thân tôi rất rất sợ bẩn. Chồng tôi thì khác. Anh xuất thân ở một vùng quê nghèo, cố gắng lên thành phố lập nghiệp, bươn chải. Chính ý chí và tài năng của anh đã thu hút và chinh phục tôi. Tôi lấy anh mặc cho bố mẹ khuyên ngăn rất nhiều về chuyện "không môn đăng hộ đối".
Kết hôn được một thời gian, những vấn đề liên quan đến lối sống mới bắt đầu nảy sinh ra giữa chúng tôi. Anh thì bữa bãi và có phần cẩu thả, còn tôi thì cái gì cũng chỉ muốn sạch như lau như li. Rốt cục, chuyện khiến chúng tôi hay cãi vã nhất chính là chuyện vệ sinh nhà cửa.
Cho đến đợt Tết vừa rồi là lần đầu tiên tôi về thăm quê chồng sau khi sinh con đầu lòng, tôi mới hiểu vì sao chồng tôi lại có cái nếp sống như vậy. Quê chồng tôi là một vùng quê nghèo, mọi thứ phát triển dường như vẫn còn rất hạn chế. Ở đây người ta vẫn dùng nước giếng khoan, nhà vệ sinh lộ thiên và rửa bát ngay cạnh nhà vệ sinh ấy. Vấn đề lớn nhất chính là cái nhà vệ sinh, nhà vệ sinh ở nhà chồng tôi bẩn kinh dị, nó không có gì ngoài một cái ống cống thoát nước để đi xong thì dội nước cho trôi đi. Nhưng mùi thì vẫn còn ở lại. Đó là một cái mùi kinh dị dã man, rồi ruồi nhặng bu đầy bên trong, cảm giác như mình đi vệ sinh mà ruồi vây quanh mình vậy. Tôi sợ cái nhà vệ sinh đến nỗi đi mua bỉm về đóng vì sợ phải vác xác vào đấy.
Sau đợt đó, tôi tránh bằng được những dịp về quê chồng. Thế mà hình như ghét của nào trời trao của ấy thì phải, chồng tôi lại vừa đề xuất vợ chồng và con cùng về quê nghỉ dịp hè này. Ác mộng! Thật là ác mộng! Tôi phản đối thì cả nhà chồng, nhà đẻ đều um lên chỉ trích tôi hết lời.
Giờ tôi phải làm sao đây, chồng tôi còn nói nếu không chịu về thì li thân đi, chứ anh không chấp nhận một người vợ như tôi được. Tôi chẳng hiểu tôi đã làm gì sai nữa. Hãy cho tôi một lời khuyên!
Theo Afamily
Những lời khuyên hữu ích giúp đánh bay tình trạng đau bụng, chuột rút mỗi kỳ "đèn đỏ" Một vài lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ tình trạng khó chịu ngày "đèn đỏ" hiệu quả đấy. Đau bụng trong những ngày này quả thực là một cơn "ác mộng" đối với con gái. Thêm vào đó, tình trạng chuột rút cũng có thể xuất hiện trong những ngày nguyệt san "ghé thăm". Thay vì tiếp tục chịu đựng...