Sinh viên và những câu ‘dối lòng’ kinh điển, cứ phải lên bậc đại học thì mới thấm
Có lẽ phải bước chân vào giảng đường, bạn mới hiểu được những câu nói dối kinh điển của sinh viên như ‘chụp lại bài giảng để về học lại’, hay ‘con vẫn ổn, con vẫn còn tiền sinh hoạt’.
Ngày nhận giấy báo trúng tuyển Đại học có lẽ là ngày vui nhất của các cô cậu học trò sau 12 năm đèn sách miệt mài. Tuy nhiên cuộc sống đại học dường như là một thế giới hoàn toàn khác, buộc bạn phải chủ động trong mọi vấn đề, cũng như đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm túc với việc học tập.
Thay vì mang cả đống sách vở tới trường, đợi thầy cô, cán bộ lớp kiểm tra việc ghi chép bài, làm bài tập như trước kia, thì khi lên đại học, sẽ chẳng ai quan tâm bạn như thế nữa. Do đó để tránh quên béng mất kiến thức vừa học, sinh viên thường sẽ ‘chụp lại bài giảng’ của thầy cô rồi tự nhủ với nhau ‘về nhà phải nhớ mở ảnh lên dể học đấy’. Đi học thì cần gì mang nhiều đồ dùng. Đôi khi chỉ cần một chiếc bút, một ‘thứ gì đó’ có thể viết lên được và điện thoại – vật bất ly thân – là có thể ung dung ngồi tới hết tiết.
Điện thoại phủ đầy hình ảnh của bài học nhưng… có ai học bao giờ (Ảnh: Lan Anh)
Thầy cô viết gì, chiếu gì lên bảng, chỉ cần cầm điện thoại lên và bấm tách một cái. Bạn bè chép gì quan trọng vào vở, cũng cầm điện thoại lên bấm là xong. Mỗi mùa thi đến, mở album ảnh trên điện thoại ra là thấy chi chít toàn ảnh bài giảng, ảnh slide, ảnh giáo trình…
Tuy nhiên, câu tự nhủ ‘về nhà phải nhớ mở ảnh lên dể học đấy’ thường xuyên bị lãng quên và trở thành một trong những lời ‘dối lòng’ siêu kinh điển của sinh viên nhà mình. Nhiều sinh viên cũng khẳng định rằng, việc chụp lại bài giảng chỉ mang lại cho họ cảm giác yên tâm, rằng mình ‘không hề bỏ lỡ kiến thức nào’ chứ chẳng chứng minh được mấy phần chăm học.
Video đang HOT
‘Hồi mới lên đại học, mình cũng sửa soạn ghê lắm, sắm hẳn mấy quyển vở, ngày đầu còn ghi riêng từng môn, học được nửa học kì là một quyển viết 5 môn, vài hôm sau đi học không mang sách vở luôn, vác được cái thân đi học là mừng lắm rồi. Bài giảng chỉ cần chụp lại, nhưng thú thật đó là hành động ‘dối mình dối người’ mà đúng là phải lên đại học thì bạn mới hiểu được. Mình còn chẳng buồn mở điện thoại ra để ôn bài… ‘ – Bạn V.U kể lại câu nói dối kinh điển mà sinh viên nào cũng nhủ thầm trong đầu.
‘Đã tốt nghiệp đại học được 1 năm nhưng giở điện thoại ra khéo vẫn còn lưu những ảnh chụp bài giảng ‘ – Bạn A.L bình luận.
Thế nhưng để kể tới câu nói dối mà sinh viên sống xa nhà nào cũng từng nói qua ít nhất một lần, không thể bỏ quên câu ‘con ổn, con vẫn còn tiền sinh hoạt, nhà mình không phải lo cho con đâu’.
Niềm vui đỗ đại học cũng đi kèm với những khó khăn, lo toan của gia đình
Câu nói dối kinh điển nhất, quen thuộc nhất này của sinh viên xa nhà thường xuất hiện vào những ngày cuối tháng, khi chúng ta không cân đối được chi tiêu và rơi vào cảnh ‘cạn túi’. Trong đợt dịch Covid-19 đầy căng thẳng này, nó xuất hiện nhiều hơn. Khi việc bước chân ra đường, đi chợ mua thực phẩm đã là việc khó khăn, thì nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cũng khiến câu nói ‘con ổn’ thêm phần xót xa hơn. Dẫu rằng bản thân đang cố gắng vật lộn với việc học, với sự đảo lộn cuộc sống do dịch bệnh, nhưng sinh viên xa nhà chẳng nỡ khiến gia đình lo lắng thêm.
‘ Riêng câu ‘con ổn’ này, vừa thật, mà cũng vừa không. Có thời điểm mình ổn thật, cũng như rất vui vẻ với cuộc sống tự lập. Có lúc thì chẳng ổn chút nào, chỉ muốn bắt xe về quê rồi ôm rịt lấy mẹ. Nhưng mà, cuộc sống đại học, cuộc sống trưởng thành không cho phép mình tạo thêm âu lo cho cha mẹ nữa .’ – Bạn D.L tâm sự.
Lười chép bài, học sinh nghĩ cách đối phó tưởng thông minh nhưng lại gây tranh cãi kich liệt
Người ta nói 'nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò' quả ko sai chút nào.
Kí ức về thời học trò của mỗi người học sinh gắn liền với thầy cô, bạn bè, những bài kiểm tra, các môn học khó nhằn, và chắc chắn không thể không nhắc đến những trò lách luật cực lầy lội.
Mới đây, mạng xã hội lại truyền tay nhau một bức ảnh chia sẻ bí quyết chép bài đầy đủ của học sinh khiến dân mạng phải cười ra nước mắt. Cụ thể, đó là một cuốn vở ghi bài môn Văn. Trong quyển vở bạn học sinh đã dùng một nửa trang sách học văn dán chồng lên.
Đáng chú ý, trang sách đó lại chính là phần tổng kết, ghi nhớ trong mỗi bài học. Thông thường những ý chính này sẽ được thầy cô chắt lọc và cho học sinh ghi vào vở để dễ học thuộc. Tuy nhiên, bạn học sinh này lại nghĩ ra ý tưởng táo bạo.
Theo đó, đoạn tổng kết được bạn học sinh dán vào vở có nội dung: 'Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức'.
Trong đó đã nêu rõ nội dung cần có những gì và hình thức của đoạn văn cần có những gì. Sau khi chia sẻ trên mạng xã hội, cách làm này nhanh chóng gây bão với hơn 16.000 lượt tương tác.
Phần ghi nhớ tổng kết của sách giáo khoa được cắt ra và dán vào vở ghi bài môn Ngữ Văn.
Thế nhưng rất nhiều bình luận của dân mạng cho rằng, học sinh này không nên làm như vậy. Bởi ghi chép bài cũng là một cách để học thuộc và nhớ lâu hơn. Chính vì thế thầy cô mới cho học sinh chuẩn bị vở để ghi. Nếu cứ chống chế như vậy thì còn tính gì là học tập nữa.
'Trời, đúng là học sinh bây giờ lắm trò thật, cái gì cũng nghĩ ra được. Nhưng không nên làm vậy đâu, sách giáo khoa sau có thể để lại cho em hoặc những bạn khóa dưới học lại mà. Hơn nữa ghi chép cũng là để học luôn. Cắt ra thế này thì còn học hành gì nữa' - Bạn V.N.B khẳng định.
Bài đăng hiện vẫn đnag gây bão trên mạng xã hội với hàng chục nghìn lượt bày tỏ cảm xúc, bình luận và chia sẻ.
Đúng là phải công nhận học sinh ngày nay không chỉ tinh quái mà còn rất sáng tạo nữa. Nhưng sáng tạo gì thì sáng tạo cũng phải trong khuôn khổ các bạn nhé!
Vợ chồng trẻ khởi nghiệp từ thời sinh viên, năm 26 tuổi sở hữu nhà Vinhomes 7,5 tỷ cực sang xịn mịn Ở tuổi 26, vợ chồng anh Dũng đã sớm an cư lạc nghiệp: Nhà đẹp, gia đình hạnh phúc và sự nghiệp thành công. Mua nhà, lập nghiệp đều là những cột mốc đáng nhớ trong đời người. Hiện nay, không hiếm những người trẻ đạt được cả hai thành tựu này khi chưa vượt ngưỡng tuổi 30. Thành công sớm của họ...