Sinh viên và nhà tuyển dụng tranh cãi về việc ai nên tự giới thiệu trước
Anh Hùng yêu cầu ứng viên cần phải giới thiệu về bản thân trước, nhưng người này từ chối, với lý do muốn được biết thông tin của công ty anh trước.
Nhà tuyển dụng không hài lòng với ứng viên “rải CV”
Anh Nguyễn Duy (tên nhân vật đã được thay đổi) chia sẻ rằng anh đã làm ở vị trí tuyển dụng nhân sự 2 năm nay nhưng thường xuyên cảm thấy ngán ngẩm mỗi lần đọc email ứng tuyển của các bạn trẻ.
“Trong phần thông tin tuyển dụng, công ty mình đã nêu rõ là email cần gửi theo mẫu ra sao, tuy nhiên rất nhiều người cẩu thả không làm theo hướng dẫn, hoặc không đọc kỹ thông tin nên ứng tuyển sai vị trí, sai yêu cầu. Đọc email tuyển dụng đôi khi là một chuyện rất hài hước”, anh Duy cho hay.
Một email ứng tuyển không có tiêu đề, không có nội dung giới thiệu, thưa gửi, chỉ gắn kèm CV (Ảnh: NVCC).
Theo anh Duy, một thói quen không tốt khác mà nhiều ứng viên mắc phải là gửi email theo kiểu “rải CV”. Email không có tiêu đề, hoặc không đúng tiêu đề mẫu mà đơn vị tuyển dụng yêu cầu, trong nội dung cũng không có thư xin việc ( cover letter) hay đề tựa “thưa, gửi”. Đây là mẫu email mà không được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Sinh viên và nhà tuyển dụng tranh cãi về việc ai nên tự giới thiệu trước
Câu chuyện xảy ra giữa anh Hùng (tên nhân vật đã được thay đổi) – người có nhu cầu tuyển dụng cộng tác viên viết bài cho website thể thao và một ứng viên xin việc. Anh cho biết, do anh nhờ một vài người quen đăng tuyển trong các hội – nhóm sinh viên nên không biết ai là người liên hệ với mình.
Sau khi nhận được tin nhắn của một người lạ hỏi về thông tin tuyển dụng, anh Hùng yêu cầu ứng viên cần phải giới thiệu về bản thân trước; tuy nhiên, người này từ chối với lý do muốn được biết thông tin của công ty anh trước.
Hai bên tranh cãi xem ai nên là người tự giới thiệu trước.
Cụ thể cuộc trò chuyện qua tin nhắn như trong ảnh chụp màn hình dưới đây.
Ứng viên và nhà tuyển dụng tranh luận qua tin nhắn điện thoại (Ảnh: NVCC).
Không nên gắn mác “làm thêm” vì công việc nào cũng cần trọn vẹn và cam kết
Chị Đoàn Ngọc Hoàng Lan, chuyên gia tuyển dụng (Recruitment Specialist) của một chuỗi bán lẻ dược phẩm quy mô toàn quốc, chia sẻ: “Trong tình huống tranh cãi ai giới thiệu trước, mình cho rằng nhà tuyển dụng đang bị nhầm lẫn bối cảnh nên đưa ra yêu cầu chưa được phù hợp. Ứng viên chỉ đang tìm hiểu thông tin về công việc và lời lẽ cũng rất nhẹ nhàng lịch sự.
Trong tình huống này, người tuyển dụng có thể có, hoặc không cung cấp thông tin tùy theo quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, để có được mối quan hệ “lành mạnh” giữa đôi bên và để hoàn thành được nhu cầu tuyển dụng thì việc cung cấp thông tin về công việc là rất cần thiết.
Nếu là mình, mình sẽ gửi một số thông tin khái quát về công việc, hoặc ít nhất là tên công ty như ứng viên yêu cầu, sau đó tìm hiểu thông tin cơ bản của ứng viên; nếu phù hợp thì sẽ hẹn lịch gặp mặt trao đổi công việc”.
Với kinh nghiệm làm việc của mình, chị Hoàng Lan từng gặp rất nhiều tình huống oái oăm. “Ví dụ như ứng viên hẹn phỏng vấn xong lặn mất tiêu, hoặc hủy phỏng vấn bằng những lý do rất “ngộ nghĩnh”. Thậm chí, có những ứng viên báo đã đến công ty để phỏng vấn nhưng mình xuống đón thì không thấy đâu, gọi lại cho bạn thì bạn bảo là đổi ý nên đi về rồi”.
Ứng viên mắng nhà tuyển dụng sau khi bị từ chối vì đến muộn. (Ảnh: NVCC)
Đối với sự việc ứng viên đến muộn buổi hẹn phỏng vấn nên bị từ chối, dẫn tới mắng chửi nhà tuyển dụng là “Hãm” đang được dư luận quan tâm, chị Hoàng Lan cho rằng một phần do nhà tuyển cư xử chưa khéo.
“Nhà tuyển dụng phản hồi với ứng viên là hủy buổi phỏng vấn với lý do “không ai chờ đợi ứng viên đâu”. Điều này vô tình khiến ứng viên cảm thấy mình ở “cửa dưới”, không được trân trọng, mà theo như bạn kể là bạn cũng tốn nhiều công sức để đến được nơi phỏng vấn, dẫn đến việc bạn “bùng nổ”. Tất nhiên, cách ăn nói, cư xử của ứng viên rõ ràng là không đúng”, chị Hoàng Lan nhận xét.
Chuyên gia tuyển dụng Đoàn Ngọc Hoàng Lan (Ảnh: NVCC).
Theo chuyên gia tuyển dụng này, với các công việc cộng tác hay việc làm bán thời gian, cả ứng viên và nhà tuyển dụng không nên có suy nghĩ đây là “làm thêm”.
“Vì khi đã kết giao mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động thì bất kỳ công việc nào cũng cần sự trọn vẹn và cam kết. Dĩ nhiên mức độ cam kết có sự khác nhau với các tính chất công việc khác nhau. Nên khi trao đổi công việc cần làm rõ mong đợi lẫn nhau để tránh những tình huống mà đôi bên “thất vọng” về nhau”, chị Hoàng Lan phân tích.
Video đang HOT
Biểu hiện thiếu chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng khiến ứng viên bực bội
Anh Đinh Văn Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Giáo dục và Trị liệu ATC chỉ ra những sai lầm của một số nhà tuyển dụng thiếu kinh nghiệm như: cung cấp thông tin đăng tuyển không rõ ràng, mập mờ, ví dụ như: mô tả công việc chỉ ghi “công việc cụ thể trao đổi khi phỏng vấn”, không nói rõ về yêu cầu bằng cấp – kinh nghiệm như thế nào? mức lương ra sao?…; lùi ngày phỏng vấn liên tục, không đúng giờ đề ứng viên đợi nhiều giờ và nói với lý do bận công việc; đăng thông tin một đằng, đến phỏng vấn một nẻo đường xa xăm khác; không lọc CV và đọc kỹ thông tin ứng viên trước khi phỏng vấn; hẹn thông báo kết quả cho ứng viên, nhưng đợi mãi từ ngày này qua tháng nọ vẫn không nhận được thông tin, rất thiếu chuyên nghiệp và chữ tín.
Anh Đinh Văn Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Giáo dục và Trị liệu ATC cho rằng nhà tuyển dụng cần hiểu được cảm giác khao khát công việc của ứng viên.
Ứng viên và nhà tuyển dụng có mối liên hệ qua lại với nhau, một bên là tìm công việc, một bên là tìm người cho công việc. Do vậy, hai bên cần tôn trọng nhau, chuyên nghiệp trong quy trình tuyển dụng, cho dù là công việc part-time, công việc thực tập hay công việc chính thức sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên cần tạo cho bản thân thói quen làm việc chuyên nghiệp trong các quy trình tuyển dụng, phỏng vấn. Qua đó, sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học vào tình huống thực tế, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân sau những lần trải nghiệm, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp và sắc bén sau khi tốt nghiệp.
Mặt khác, các bạn trẻ cũng cần thể hiện sự tự tin và khiêm tốn trong hành xử và thái độ để nhà tuyển dụng ấn tượng và yêu thích, tránh nóng giận trong những tình huống xảy ra bất ngờ, phải suy nghĩ thật kỹ mọi việc đang diễn ra xung quanh vì đôi lúc đó lại là một phép thử trong phỏng vấn mà nhà tuyển dụng nhân sự triển khai với mong muốn tìm ra một ứng viên thật sự xuất sắc.
Nhà tuyển dụng nhân sự cần tôn trọng và tạo điều kiện để ứng viên thể hiện bản thân mình, tránh gây khó dễ và những trở ngại quá sức ứng viên. Nhà tuyển dụng nhân sự cũng cần phải nhìn nhận rằng, trước đây bản thân họ cũng là một ứng viên đi tìm việc và hiểu được cảm giác khao khát công việc làm như thế nào, khó chịu ra sao, khi gặp một nhà tuyển dụng nhân sự thiếu cảm thông và chuyên nghiệp.
Công việc thuộc hàng khó nhất Việt Nam
Cuối cùng thì mọi giận dữ của xã hội cũng phải có nơi hứng chịu và đó chính là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có người cho rằng, ở nước ta, có rất nhiều công việc gian khổ, vất vả, gian lao song không phải là khó khăn nhất Việt Nam.
Theo họ, công việc khó nhất Việt Nam là làm lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó có thể là Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông,...
Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chuyên môn một số lượng nhân sự khổng lồ, lên đến hơn 20 triệu người bao gồm học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên phục vụ.
Không có bất kỳ ngành nào tại Việt Nam phải quản lý số người đông như vậy.
Nhưng cũng không có bất kỳ ngành nào tại Việt Nam mà quyền quản lý lại bị chia manh mún như giáo dục.
Phần lớn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục do chính quyền địa phương nắm giữ.
Tuyển chọn, điều động, bổ nhiệm, viên chức giáo dục cấp mầm non và phổ thông do ngành Nội vụ địa phương quản lý.
Xây một cây cầu nhỏ tại cấp huyện cũng mất hàng trăm tỷ. Thế nhưng xây một "cây cầu" tri thức cho đất nước mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất với số tiền tương tự thì luôn bị dư luận "ném đá" tơi bời.
Mỗi người tự thử dành một phút tĩnh tâm chia sẻ những ví dụ như sau:
Mỗi nhà nuôi dạy một, hai con còn vất vả bộn bề.
Dạy trẻ tiểu học đòi hỏi thầy cô phải đặc biệt kiên nhẫn, tận tâm
Một cô giáo hàng ngày, hàng tháng, hàng năm phải trông vài chục cháu, chăm bẵm, cơm nước, vệ sinh... thì cơ cực đến đâu?.
Ấy vậy mà họ lại không được cáu bẳn, không được "véo tai, vụt mông", không đợc mắng mỏ... như các bậc bố mẹ.
Họ phải kiêu hãnh nín nhịn và nếu có bất cứ sự thiếu kiềm chế nào cũng có thể dẫn tới mất nghiệp.
Mặc dù những giáo viên ấy cũng là người thường trong xã hội. Do đó, hãy cảm thông hơn với họ.
Tiếp nữa, đào tạo nhà giáo được chia cho ba nơi là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương cùng thực hiện.
Thế nhưng mọi biểu hiện lệch lạc của học sinh (đánh nhau, nói bậy, dính đến tệ nạn xã hội,...) đều đổ lên đầu ngành giáo dục mà trước hết là nhà giáo và cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học.
Trong khi đó có phần trách nhiệm của chính quyền, của gia đình và của toàn xã hội.
Bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương thì chưa có cơ chế hiệp y với Bộ; đề bạt lãnh đạo phòng giáo dục tại cấp quận huyện thì cũng chẳng mấy nơi hiệp y với Sở.
Thêm nữa, Phòng không được bổ nhiệm các Hiệu trưởng; các hiệu trưởng thì không được tuyển dụng giáo viên.
Câu chuyện nhân sự này do ngành nội vu "thu vén" trình cấp ủy, chính quyền địa phương.
Vậy nhưng con người của ngành giáo dục có vấn đề gì thì lãnh đạo ngành "giơ đầu chịu báng".
Công bằng ở đâu trong chuyện này cho ngành giáo dục khi tiền không được chi, người không được chọn?.
Ấy vậy mà cuối cùng thì cứ có chuyện gì, mọi giận dữ của xã hội cũng phải có nơi hứng chịu và đó chính là lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều này thể hiện qua các kỳ Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm một số chức danh lãnh đạo cấp cao trong đó có các thành viên Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước.
Người đứng đầu một số ngành như Giáo dục, Y tế, Giao thông thường nhận được số phiếu tín nhiệm cao ít hơn các ngành khác và số phiếu tín nhiệm thấp nhiều hơn các ngành khác.
Chẳng hạn năm 2015, số phiếu tín nhiệm cao đối với Bộ trưởng ba bộ Giáo dục, Y tế, Giao thông này lần lượt là 17,27%; 21,69% và 37,35%; Năm 2018 tỷ lệ này lần lượt là: 28,87%; 46,19% và 29,28%.
Trong số mấy chục bộ và cơ quan ngang bộ, Giáo dục và Y tế là hai bộ liên quan trực tiếp đến gần trăm triệu người Việt.
Tuy nhiên, xét về độ "phủ sóng" thì Y tế còn kém Giáo dục vài bậc bởi chưa thấy truyền thông nói đến "Y tế cắm bản" nhưng với Giáo dục, đó chính xác là "chuyện hàng ngày ở huyện".
Liệu có bất công khi nhìn vào tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao mà các đại biểu Quốc hội dành cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Trả lời câu hỏi này không thể dựa vào cảm tính.
Gần đây, hàng loạt dự án nghìn tỷ bị thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả có nguy cơ phá sản hoặc biến thành sắt vụn thuộc ngành Công thương được công bố công khai.
Với ngành Giao thông dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có 36 bị cáo bị truy tố.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong một lần kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 trong trường học
"Với hàng loạt sai phạm lên tới ngàn tỉ vừa được Kiểm toán chỉ ra, các dự án BOT chẳng khác nào đứa con "phá gia chi tử". Ấy thế nhưng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn đề nghị tăng giá, hoặc Nhà nước phải bù lỗ để "cứu" các dự án BOT"... [1]
Có một ngành có tới hai Bộ trưởng bị bỏ tù, có nơi hàng loạt tướng lĩnh bị kỷ luật hoặc bị xử tù nhưng tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao dành cho lãnh đạo các ngành này lại không như Giáo dục.
Gần đây, báo Giaoducthoidai.vn có đăng tải nội dung:
"Chúng ta cứ luôn hô hào, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng đầu tư cho người thầy lại khá chi ly.
Hàng chục năm về trước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc đó là thầy Nguyễn Thiện Nhân đã cố gắng đấu tranh để giáo viên sống được bằng lương. 10 năm trôi qua, lương nhà giáo vẫn chưa được cải thiện nhiều thì nay lại đứng trước nguy cơ bị tụt giảm". [3]
Bài báo kết luận:
"Lương không tăng mà sẽ bị thụt giảm (do cắt thâm niên) thì e rằng nhiều giáo viên sẽ không còn toàn tâm cho sự nghiệp giáo dục.
Ngành giáo dục rất cố gắng tham mưu cho Chính phủ và đã ban hành một loạt các thông tư tái cơ cấu mức lương cho giáo viên theo hướng tốt nhất.
Mọi nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho nhà giáo được lãnh đạo ngành hết tâm hết sức nhưng nếu các ngành các cấp có liên quan không cùng vào cuộc sớm thì mọi nỗ lực trên lại bế tắc.".
Những gì viết trên mặt báo cho thấy với chuyện lương nhà giáo, ngành Giáo dục đã không còn cách nào khác, đã cố gắng lắm rồi nhưng lực bất tòng tâm nên chỉ còn biết "mong các ngành các cấp có liên quan cũng sớm vào cuộc, bù đắp cho cô thầy"!
"Ngành giáo dục đã rất cố gắng" nghĩa là Bộ trưởng, các Thứ trưởng, chuyên viên Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cố gắng lắm rồi nhưng chuyện "bù đắp cho cô thầy" vẫn đang nằm ngoài khả năng của ngành Giáo dục.
Từ đây, liệu có thể đưa ra nhận định, bất kỳ ai làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - kể từ thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đến nay rồi cũng phải kêu cứu các ngành, các cấp có liên quan để có thể giúp cho nhà giáo sống được bằng lương.
Tuyển sinh, vấn đề nóng bỏng hàng năm
Nhà giáo, nói một cách chính xác cũng là người làm công ăn lương, khi người lao động không sống được bằng lương thì sẽ phải làm thêm các công việc "tay trái" khác để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, cũng đồng thời để tiếp tục gắn bó với nghề.
Dân chúng ngày nay có câu: "Cơm áo không đùa với nghề giáo".
Chiếc cầu mà đoàn tàu giáo dục đang chạy được căng bởi hai sợi dây, một bên là các nhà giáo hàng ngày phải tự nghiêm khắc với bản thân mình, tự chăm lo cuộc sống như bao người bình thường khác.
Và rồi phải tự trau dồi gánh nặng chứng chỉ, văn bằng, nêu gương về đòi hỏi sự tận tâm trong giáo dục và gương mẫu trong lối sống trong khi đồng lương chỉ tương đương với người giúp việc gia đình (cỡ 5-6 triệu đồng/tháng).
Sợi dây thứ hai là chính sách do "các ngành các cấp có liên quan" căng kéo.
Một sợi căng, một sợi dão, vậy lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo ngồi trên đầu máy liệu có thể vững tin tăng tốc?
Nhà giáo kêu cứu, Quốc hội phê phán, dư luận hiểu lầm và kết quả là bỏ nhiều phiếu tín nhiệm thấp cho Bộ trưởng.
Trên là đe, dưới là gai, chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liệu có dễ ngồi?
Trong hoàn cảnh đó đòi hỏi chất lượng giảng dạy phải thật cao liệu có hợp lý?
Với thực trạng hiện nay, làm lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đòi hỏi sự dũng cảm.
Trước hết là nên hỏi công khai phần ngân sách dành cho giáo dục có phải "ít nhất là 20% chi ngân sách" như tinh thần Nghị quyết 29 hay không?
Nếu Nhà nước còn khó khăn, nếu còn đặt hàng giáo dục theo kiểu "liệu cơm gắp mắm", và quá kỳ vọng vào "niềm đam mê nghề nghiệp" hay những lời có cánh mà quên đi thực tế nhà giáo cũng là con người, cũng cần phải sống.
Vấn đề là làm cái gì?
Toàn dân đến tuổi là phải đọc thông viết thạo, biết làm cách phép tính thông thường, đó là bậc tiểu học - bậc học bắt buộc theo Luật Giáo dục.
Tiếp đó cần đủ lượng kiến thức để có thể học nghề, đó là bậc trung học cơ sở, bậc học phổ cập.
Hãy đề nghị Quốc hội tập trung phần lớn ngân sách cho hai bậc học này và bậc mầm non.
Với giáo dục trung học phổ thông và đại học thì ngoài việc được nhà nước hỗ trợ tích cực về cơ chế hãy nên xã hội hóa tối đa có thể.
Và còn nhiều việc nữa...nhưng trước tiên mong các ngành, các cấp hay chia sẻ với ngành giáo dục, với người trong ngành giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/du-an-bot-da-sai-pham-ngan-ti-lai-ngua-tay-xin-tang-gia-807019.ldo
[2] https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/ba-bai-viet-mot-tam-nhin-chien-luoc-615147/
[3]https://giaoducthoidai.vn/suy-ngam/com-ao-khong-dua-voi-nha-giao-0NZSbx8Mg.html
Truyền lửa nghiên cứu khoa học cho bạn trẻ Khi nhận được thông tin mình lọt vào top 10 giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 tôi thấy rất bất ngờ, xen lẫn cảm xúc vui mừng, hồi hộp. Tiến sĩ Đoàn Lê Hoàng Tân Đây là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, không chỉ ghi nhận thành quả của riêng cá...